VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-12-2017 dành cho 7 vị đại sứ mới cạnh Tòa Thánh, ĐTC cổ võ sự đối thoại và cộng tác giữa các dân nước mặc dù có nhiều khác biệt.
Các vị đại sứ mới của 7 nước đến trình Ủy nhiệm thư lên ĐTC. Đó là Yemen, New Zealand, Swaziland, Azerbaigian, Ciad, Liechsteinstein và Ấn độ. Các vị này không thường trú ở Roma, nên ĐTC tiếp chung.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận định rằng cộng đồng quốc tế đang phải đương đầu với một loạt những đe dọa đối với sự bảo tồn môi trường và sinh thái học xã hội và con người của toàn trái đất, ví dụ những đe dọa hòa bình và sự hòa hợp do những ý thức đệ cực đoan bạo lực và những cuộc xung đột tại các miền, do những quyền lợi và các giá trị đối nghịch nhau.
Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh: ”Điều quan trọng là nhớ rằng sự khác biệt của gia đình nhân loại, tự nó không phải là nguyên nhân gây ra những thách đố vừa nói đối với sự sống chung hòa bình.. Sự hiện diện của quí vị tại đây là một ví dụ về vai trò chủ yếu mà đối thoại có thể nắm giữ, trong việc để cho sự khác biệt được sống một cách chân chính và mưu ích lợi cho nhau, đối với xã hội ngày càng hoàn cầu hóa. Một sự đả thông tôn trọng nhau đưa tới sự cộng tác, đặc biệt trong việc tạo điều kiện cho sự hòa giải tại những nơi cần thiết”.
ĐTC cũng nói đến trách nhiệm chung trong việc giáo dục giới trẻ về tầm quan trọng của các nguyên tắc nâng đỡ trật tự xã hội. ”Thông truyền gia sản quí giá này cho các con cháu chúng ta, không những bảo đảm một tương lai an bình và thịnh vượng, nhưng còn đáp ứng những đòi hỏi của công lý giữa các thế hệ với nhau và việc phát triển nhân bản toàn diện mà mỗi người nam nữ và trẻ em đều có quyền được hưởng”. (Rei 14-12-2017)
Các vị đại sứ mới của 7 nước đến trình Ủy nhiệm thư lên ĐTC. Đó là Yemen, New Zealand, Swaziland, Azerbaigian, Ciad, Liechsteinstein và Ấn độ. Các vị này không thường trú ở Roma, nên ĐTC tiếp chung.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận định rằng cộng đồng quốc tế đang phải đương đầu với một loạt những đe dọa đối với sự bảo tồn môi trường và sinh thái học xã hội và con người của toàn trái đất, ví dụ những đe dọa hòa bình và sự hòa hợp do những ý thức đệ cực đoan bạo lực và những cuộc xung đột tại các miền, do những quyền lợi và các giá trị đối nghịch nhau.
Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh: ”Điều quan trọng là nhớ rằng sự khác biệt của gia đình nhân loại, tự nó không phải là nguyên nhân gây ra những thách đố vừa nói đối với sự sống chung hòa bình.. Sự hiện diện của quí vị tại đây là một ví dụ về vai trò chủ yếu mà đối thoại có thể nắm giữ, trong việc để cho sự khác biệt được sống một cách chân chính và mưu ích lợi cho nhau, đối với xã hội ngày càng hoàn cầu hóa. Một sự đả thông tôn trọng nhau đưa tới sự cộng tác, đặc biệt trong việc tạo điều kiện cho sự hòa giải tại những nơi cần thiết”.
ĐTC cũng nói đến trách nhiệm chung trong việc giáo dục giới trẻ về tầm quan trọng của các nguyên tắc nâng đỡ trật tự xã hội. ”Thông truyền gia sản quí giá này cho các con cháu chúng ta, không những bảo đảm một tương lai an bình và thịnh vượng, nhưng còn đáp ứng những đòi hỏi của công lý giữa các thế hệ với nhau và việc phát triển nhân bản toàn diện mà mỗi người nam nữ và trẻ em đều có quyền được hưởng”. (Rei 14-12-2017)