Ngày còn bé, từ quê nhà Pháp, ngài đã ấp ủ mộng ra đi truyền giáo cho kẻ nghèo hèn. Thế là sau khi xin vào chủng viện của các cha Thừa sai Ba-lê, và sau những năm tháng dùi mài kinh sử, cũng như chú tâm vào chuyện tu đức, ngài đã được thụ phong Linh mục năm 1925.
Chỉ 2 năm sau đó, ngài tình nguyện qua Việt Nam, được bề trên cử lên coi một giáo họ để giảng đạo và phục vụ nhóm người Thượng (dân thiểu số) tại vùng ‘ma thiêng nước độc’ Di-Linh, cách Đà-Lạt chừng 80 cây số về phía nam, mà một số khá đông dân chúng mắc chứng phong cùi ác liệt. Người Việt thời đó thường gọi họ bằng một từ ngữ khá tàn nhẫn : Mọi cùi.
Đa số dân Thượng lúc đó thuộc sắc tộc K’Ho, nên ngài quyết định học tiếng nói của họ. Chả mấy mà ngài thông thạo, để rồi soạn một cuốn sách hướng dẫn học loại ngôn ngữ này, kèm theo chữ Pháp và Việt. Kế đến là tập sách ‘Phong tục tập quán người K’ho. Sau cùng là cuốn ‘Thủ bản dạy giáo lý’ cho nhóm dân thiểu số này. Người ta cũng không quên rằng vào năm 1929, ngài đã tiên phong mở một trường học đầu tiên giúp các trẻ em nghèo. Thật là một công trình đáng kể.
Xúc động với biến cố này, cha đã dứt khoát dâng trọn cuộc sống để phục vụ đám dân khốn khổ bị xã hội ruồng bỏ này. Lời trăn trối của bà già nói trên cũng đã trở thành động lực mạnh mẽ cho ngài tiếp tục dấn thân, cũng như là viên đá đầu tiên được đặt xuống để xây làng cùi Kala tại Di Linh sau đó.
Dân chúng gọi ngài ‘ông cố nhân lành’. Có lần ngài khóc chảy nước mắt khi gặp một nhóm người cùi quỳ xuống van xin ngài cho ăn và che chở, vì bị dân trong xóm xua đuổi, bởi họ sợ bị lây bệnh cùi. Dĩ nhiên ngài can đảm ôm chầm lấy tất cả, rồi hứa với lòng sẽ sớm gây quỹ xây bệnh xá và làng phong cùi.
Việc từ thiện cao cả của ngài không thể không đến tai tòa thánh Vatican, nên vào tháng 2 năm 1941, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Tông tòa Giáo phận Sài gòn (có tin đồn rằng chính đức Khâm sứ cùng cha tổng đại diện giáo phận Saigon đã có lần bất ngờ lên thăm nơi ăn chốn ở nghèo nàn của vị Linh mục thánh thiện này, kèm theo công việc tông đồ lạ thường . Sau đó, trong nỗi thán phục tột cùng, vị khâm sứ đã phải tâu về Roma…)
Từ chối không được, nên ngài phải vâng lời về nhận chức 4 tháng sau đó, lấy khẩu hiệu là ‘Bác ái và tình thương’. Tuy nhiên, chỉ ít năm sau các bác sĩ đã phát hiện ra vi trùng phong cùi trong máu ngài. Ngài đã phản ứng ngay :”Có lẽ Chúa muốn tôi trở về với đoàn con yêu dấu tại Di Linh” !
Dĩ nhiên cuối cùng ngài xin được từ chức, và toà thánh đã đặt Giám Mục Simon-Hòa Nguyễn văn Hiền lên kế vị vào năm 1954. Bạn bè thân hữu tha thiết xin ngài về Pháp chữa trị, nhưng ngài khảng khái trả lời :”Tôi là người Pháp, nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống tại đây để phục vụ và mong chết tại đây, vì bây giờ Việt Nam thực sự là quê hương tôi”.
Dĩ nhiên có đầy đủ các yếu nhân đạo đời hiện diện ( Đức Khâm sứ Tòa thánh, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình, đặc sứ của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu…) mang theo bao huân chương cao quý nhất trao tặng vị thánh và người hùng của núi rừng cao nguyên Việt Nam.
Trong thơ di chúc, ngài đã viết :”Cha mong được chôn cất đơn sơ như mọi bệnh nhân cùi khác. Hãy đấp nấm mộ đất đơn sơ, với một cây thánh giá gỗ mộc mạc như thánh giá Chúa Giê Su xưa. Hãy tránh phí tổn không cần thiết để dành tiền lo cho bệnh nhân còn sống”.
Trên bia mộ của ngài, người ta đọc được mấy hàng chữ sau đây :
”Tôi xin tất cả những người mà khi còn sống tôi chưa giúp được gì, cũng như những ai đã thấy tôi làm gương xấu, hãy vui lòng tha thứ cho tôi”.
Cao cả thay !
Kỳ diệu thay !
Mong sao giáo hội Việt Nam sớm tiến hành việc thu tập hồ sơ cùng các chứng nhân cần thiết, để xin tòa thánh cho điều ta phong thánh cho vị giám mục thân yêu khả kính của chúng ta. Giáo hội đã phong thánh cho cha Damien,vị tông đồ người cùi tại đảo Molokai gần Hawaii. Giám mục 'Cải Sanh' của chúng ta cũng đi đúng bết bước của cha Damien. Ai cũng có thể cầu xin để Chúa ban những phép lạ, hầu kế hoạch xin phong thánh mau thành tịu. Đây cũng là một hình thức cao đẹp của tâm tình biết ơn với vị ân nhân cao cả của dân Việt. Ước gì sớm được như thế !