ĐỨC CHA CASSAIGNE VÀ 80 NĂM TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DÂN TỘC.
Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Vitor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau :
“Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bầy tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này”.
Thứ tư ngày 20.10.1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.
Cho đến ngày 24.01.1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.
Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12.1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.
Tháng 12.1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn : PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu vế người Dân Tộc Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ.
Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán của người Dân Tộc Kơho, Cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành ÔNG TỔ CỦA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO cho người Dân Tộc, và Cha đã thành công trong việc đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người Dân Tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao Nguyên Di Linh – Langbiang.
Tính từ năm 1927 đến tháng 5.1941, ngày Ngài rời Di Linh để làm Giám Mục Giáo phận Sàigòn, Cha Cassaigne đã rửa tội cho 280 người Dân Tộc thuộc 82 buôn làng Dân Tộc mà nhiều buôn làng ngày nay thuộc những tỉnh lân cận.
Hoa trái của công cuộc truyền giáo là người Dân Tộc đầu tiên được rửa tội ngày 7.12.1927, bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của Cha Cassaigne. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20.12.1927 và được an táng ngày 22.12.1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.
Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Người Dân Tộc đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.
Ngày 17.2.1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.
Cha Cassaigne đã trở thành người khai phá cho công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc Kơho, trở thành Ông Tổ Truyền Giáo cho người Dân Tộc như chính lời của Đức Cha Cố Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền nhận định.
Từ ngày ấy cho đến nay, sau 80 năm, việc truyền giáo cho người Dân Tộc của Giáo Phận Đàlạt đã sinh nhiều hoa trái, nhiều người Dân Tộc đã trở thành linh mục, tu sĩ nam nữ, những giáo lý viên nhiệt thành và những Kitô hữu sốt sắng đạo đức.
Để mừng 80 năm truyền giáo cho người Dân Tộc (1927 – 2007), Đức Cha Phêrô, Giám Mục Giáo phận, đã xin Toà Thánh cho phép mở một Năm Thánh. Và Chúa Nhật 29.10.2006, toàn thể Giáo phận đã chính thức khai mạc năm Thánh. Tại các nhà thờ các giáo hạt Đàlạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc đều cử hành Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh trọng thể.
Tại Giáo hạt Di Linh, nơi mà 80 năm trước, Đức Cha Cassaigne đã khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc – là chiếc nôi của công cuộc truyền giáo – ngay từ sớm, bà con giáo dân từ Tam Bố, Phú Hiệp, Tân Phú, Tân Nghĩa, Kaming, Kala, Di Linh, Hoà Ninh, Hoà Nam… đã tụ tập về Nhà thờ Di Linh để tham dự Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh. Gần 2000 người Dân Tộc đã đến Di Linh để cùng dâng Thánh lễ Tạ Ơn Chúa vì ơn Đức Tin đã được ban cho họ trong 80 năm qua, và để tưởng nhớ với lòng biết ơn vô hạn Đức Cha Cố Cassaigne và biết bao thế hệ tông đồ đã vất vả vì công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh Kỷ niệm 80 năm Truyền giáo cho người Dân Tộc tại Nhà thờ Di Linh đã diễn ra trong bầu khí hân hoan và sốt sắng, đánh dấu một khởi đầu với những nỗ lực mới cho công cuộc truyền giáo.
Tối 30.10.2006, Đức Cha Phêrô và một số linh mục trong Hạt Di Linh đã đến bên mộ của Đức Cha Cố Cassaigne để cử hành giờ canh thức tưởng nhớ đến Ngài, cùng với các anh chị em bệnh nhân Phong Di Linh và con cái của họ. Trong bầu khí đầy yêu thương và đạo đức, mọi người đã tưởng nhớ về Đức Cha Cố Cassaigne với tất cả lòng biết ơn và yêu mến. Đức Cha Cố Cassaigne vẫn đang hiện diện cùng con cái của Ngài và cùng đồng hành với Giáo phận trong nỗ lực truyền giáo và trong sự nghiệp yêu thương mà Ngài đã để lại. Trại Phong Di Linh đã trở thành “Hạt Ngọc Yêu Thương” của Giáo phận, và cũng trở thành “Thành phố Bình An và Hoan Lạc”. Nhiều khách đến thăm Trại Phong Di Linh đã cảm nghiệm sâu sắc điều đó.
Sáng ngày 31.10.2006, Đức Cha Phêrô và một số linh mục cùng rất đông bà con giáo dân đã cử hành Thánh lễ giỗ 33 năm của Đức Cha Cassaigne.
Đức Cha Phêrô phó thác Giáo phận và công cuộc truyền giáo của Giáo phận cho anh chị em bệnh nhân Phong. Đức Cha mời gọi anh chị em Phong Di Linh hiến dâng cuộc đời nhiều đau khổ vì bệnh tật của họ để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo phận, và Đức Cha cũng mời gọi anh chị em bệnh nhân phong noi gương Đức Cha Cố Cassaigne trong đau khổ vẫn nở nụ cười. Những nụ cười của một đời sống cảm nghiệm được tình yêu của Chúa, của Giáo Hội, của Giáo phận và của mọi người dành cho họ. Và chính “Nụ Cười Thánh Thiện” này không những làm Trại Phong Di Linh mãi mãi là “Thành phố Bình An và Hoan Lạc” mà còn giúp cho anh chị em bệnh nhân phong trở thành những chứng nhân đức tin cho công cuộc truyền giáo.
Xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Cha Cố Cassaigne chúc lành cho Năm Thánh kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho người Dân Tộc của Giáo phận Đàlạt thân yêu.(www.simonhoadalat.com)
Di Linh, 31.10.2006
Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Vitor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau :
Những ngày ban đầu của cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc ở Djiring-Langbiang |
Thứ tư ngày 20.10.1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.
Cho đến ngày 24.01.1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.
Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12.1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.
Tháng 12.1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn : PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu vế người Dân Tộc Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ.
Tinh thần phục vụ của các nữ tu ngày nay |
Tính từ năm 1927 đến tháng 5.1941, ngày Ngài rời Di Linh để làm Giám Mục Giáo phận Sàigòn, Cha Cassaigne đã rửa tội cho 280 người Dân Tộc thuộc 82 buôn làng Dân Tộc mà nhiều buôn làng ngày nay thuộc những tỉnh lân cận.
Hoa trái của công cuộc truyền giáo là người Dân Tộc đầu tiên được rửa tội ngày 7.12.1927, bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của Cha Cassaigne. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20.12.1927 và được an táng ngày 22.12.1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.
Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Người Dân Tộc đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.
Ngày 17.2.1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.
Cha Cassaigne đã trở thành người khai phá cho công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc Kơho, trở thành Ông Tổ Truyền Giáo cho người Dân Tộc như chính lời của Đức Cha Cố Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền nhận định.
Từ ngày ấy cho đến nay, sau 80 năm, việc truyền giáo cho người Dân Tộc của Giáo Phận Đàlạt đã sinh nhiều hoa trái, nhiều người Dân Tộc đã trở thành linh mục, tu sĩ nam nữ, những giáo lý viên nhiệt thành và những Kitô hữu sốt sắng đạo đức.
Để mừng 80 năm truyền giáo cho người Dân Tộc (1927 – 2007), Đức Cha Phêrô, Giám Mục Giáo phận, đã xin Toà Thánh cho phép mở một Năm Thánh. Và Chúa Nhật 29.10.2006, toàn thể Giáo phận đã chính thức khai mạc năm Thánh. Tại các nhà thờ các giáo hạt Đàlạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc đều cử hành Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh trọng thể.
Tại Giáo hạt Di Linh, nơi mà 80 năm trước, Đức Cha Cassaigne đã khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc – là chiếc nôi của công cuộc truyền giáo – ngay từ sớm, bà con giáo dân từ Tam Bố, Phú Hiệp, Tân Phú, Tân Nghĩa, Kaming, Kala, Di Linh, Hoà Ninh, Hoà Nam… đã tụ tập về Nhà thờ Di Linh để tham dự Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh. Gần 2000 người Dân Tộc đã đến Di Linh để cùng dâng Thánh lễ Tạ Ơn Chúa vì ơn Đức Tin đã được ban cho họ trong 80 năm qua, và để tưởng nhớ với lòng biết ơn vô hạn Đức Cha Cố Cassaigne và biết bao thế hệ tông đồ đã vất vả vì công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh Kỷ niệm 80 năm Truyền giáo cho người Dân Tộc tại Nhà thờ Di Linh đã diễn ra trong bầu khí hân hoan và sốt sắng, đánh dấu một khởi đầu với những nỗ lực mới cho công cuộc truyền giáo.
Tối 30.10.2006, Đức Cha Phêrô và một số linh mục trong Hạt Di Linh đã đến bên mộ của Đức Cha Cố Cassaigne để cử hành giờ canh thức tưởng nhớ đến Ngài, cùng với các anh chị em bệnh nhân Phong Di Linh và con cái của họ. Trong bầu khí đầy yêu thương và đạo đức, mọi người đã tưởng nhớ về Đức Cha Cố Cassaigne với tất cả lòng biết ơn và yêu mến. Đức Cha Cố Cassaigne vẫn đang hiện diện cùng con cái của Ngài và cùng đồng hành với Giáo phận trong nỗ lực truyền giáo và trong sự nghiệp yêu thương mà Ngài đã để lại. Trại Phong Di Linh đã trở thành “Hạt Ngọc Yêu Thương” của Giáo phận, và cũng trở thành “Thành phố Bình An và Hoan Lạc”. Nhiều khách đến thăm Trại Phong Di Linh đã cảm nghiệm sâu sắc điều đó.
Sáng ngày 31.10.2006, Đức Cha Phêrô và một số linh mục cùng rất đông bà con giáo dân đã cử hành Thánh lễ giỗ 33 năm của Đức Cha Cassaigne.
Đức Cha Phêrô phó thác Giáo phận và công cuộc truyền giáo của Giáo phận cho anh chị em bệnh nhân Phong. Đức Cha mời gọi anh chị em Phong Di Linh hiến dâng cuộc đời nhiều đau khổ vì bệnh tật của họ để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo phận, và Đức Cha cũng mời gọi anh chị em bệnh nhân phong noi gương Đức Cha Cố Cassaigne trong đau khổ vẫn nở nụ cười. Những nụ cười của một đời sống cảm nghiệm được tình yêu của Chúa, của Giáo Hội, của Giáo phận và của mọi người dành cho họ. Và chính “Nụ Cười Thánh Thiện” này không những làm Trại Phong Di Linh mãi mãi là “Thành phố Bình An và Hoan Lạc” mà còn giúp cho anh chị em bệnh nhân phong trở thành những chứng nhân đức tin cho công cuộc truyền giáo.
Xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Cha Cố Cassaigne chúc lành cho Năm Thánh kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho người Dân Tộc của Giáo phận Đàlạt thân yêu.(www.simonhoadalat.com)
Di Linh, 31.10.2006