Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến thăm Bangladesh với lời kêu gọi hãy giải quyết cuộc khủng hoảng người Rohingya
Tin từ Thủ đô Dhaka nước Bangladesh, ngày 30/11/2017 theo bản tin của EWTN và CNA cho hay ĐTC Phanxicô đã đến Bangladesh và Ngài thán phục trước sự trợ giúp nhân đạo mà quốc gia này đã và đang dành cho những người tị nạn Hồi giáo Rohingya và Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tiếp tay hỗ trợ.
Phát biểu trước Tổng thống Bangladesh Ông Abdul Harmid, trước các cơ quan ngoại giao và báo giới Bangladesh, Đức Thánh Cha nói trong những tháng gần đây "tinh thần quảng đại và sự đoàn kết" của đất nước của ngài đã được biết đến "một cách minh nhiên qua nỗ lực nhân đạo dành cho những đoàn người tỵ nạn từ Tiểu bang Rakhine".
ĐTC nêu rõ "những hy sinh vô điều kiện" của Bangladesh đã cung cấp chỗ ở và các nhu yếu phẩm căn bản cho hàng trăm ngàn người Hồi giáo gốc Rohingya ở biên giới.
Với tầm nhìn của giới quan sát thì cuộc khủng hoảng này đã và đang diễn ra, không ai có thể "chối cãi được tình cảnh cấp thiết trước những khổ đau của phận người, điều kiện sống bấp bênh của rất nhiều anh chị em của chúng ta mà phần đa là phụ nữ và trẻ em, chen chúc trong các trại trại tỵ nạn".
Do đó ĐTC "yêu cầu" cộng đồng quốc tế " hãy có những biện pháp mạnh mẽ giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này". ĐTC cho rằng, giải pháp này không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề chính trị dẫn tới sự di cư hàng loạt của người dân trong những tháng gần đây mà còn cung cấp trợ giúp vật chất ngay lập tức cho Bangladesh trong nỗ lực đáp ứng một cách hiệu quả trước những nhu cầu cấp bách của con người.
Đức Thánh Cha đã phát biểu ngay khi Ngài đặt chân đến Thủ đô Dhaka, Bangladesh sau những giờ bay từ Myanmar khi kết thúc chuyến Tông du của Ngài từ 27-30/11/2017 để tiếp nối chuyến tông du tại Banglades cho tới ngày 2/12/2017 trước khi trở về lại Rome.
Chuyến viếng thăm của ĐTC diễn ra trong bối cảnh dầu xôi lửa bỏng trước những cuộc di cư ồ ạt của người Rohingya, nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo đang sinh sống tại Tiểu bang Rakhine của Miến Điện, nhưng vì tình hình bạo lực gia tăng do nhà nước đứng sau hậu thuẫn đã khiến Liên Hợp Quốc cũng phải tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng "thanh trừng sắc tộc".
Trước sự gia tăng khủng bố tại Miến Điện, hơn 600.000 người Rohingya đã vượt biên giới qua Bangladesh, trong các trại tị nạn ắp đầy cả hàng triệu người.
Mặc dù Vatican đã nói rõ cuộc khủng hoảng này không phải là nguyên nhân chính để có chuyến tông du của ĐTC tới hai quốc gia này; tuy nhiên biến cố này vẫn bàng bạc ẩn hiện trong chuyến viếng thăm khiến cho nhiều người theo dõi sát cách mà ĐTC đối đáp, đặc biệt khi đề cập đến thuật ngữ "Rohingya."
Mặc dù từ ngữ này được sử dụng cách rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, nó vẫn gây tranh cãi ở Miến Điện. Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng thuật ngữ này, và coi Rohingya là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Và thể theo lời yêu cầu của các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương ở Miến Điện, Đức Thánh Cha đã không dùng từ ngữ này, và Ngài cũng giữ cùng một lập trường như thế khi thăm viếng Bangladesh.
Trong bài phát biểu của mình trước các nhà chức trách, Đức Thánh Cha đã ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Bangladesh, được nhìn thấy sông ngòi chằng chịt khiến ĐTC liên tưởng tới những bản sắc dân tộc với nhiều ngôn ngữ và nguồn gốc khác nhau trên đất nước Banglades.
Đức Thánh Cha đã nêu lên với các nhà lãnh đạo của quốc gia này hình ảnh của một xã hội hiện đại, đa nguyên và hài hòa, trong đó mọi người và mọi cộng đồng có thể sống chung trong tự do, hòa bình, an ninh, tôn trọng nhân phẩm và quyền bình đẳng của tất cả mọi người".
Bangladesh đã giành được độc lập từ Tây Pakistan vào năm 1971 sau một cuộc chiến kéo dài chín tháng đẫm máu, khi quân đội Pakistan tấn công các vùng phía đông nhằm loại bỏ những người theo chủ nghĩa dân tộc Bengal ra khỏi khu vực. Tây Pakistan bắt đầu cuộc tấn công vào tháng 3 năm 1971 và đầu hàng vào tháng 12 cùng năm, dẫn đến nền độc lập Cộng hòa Nhân dân Bangladesh.
ĐTC nhấn mạnh: Tương lai của nền dân chủ trong đất nước trẻ trung và đầy sức sống này cần được tập trung vào lòng trung thành với lý tưởng ban đầu của những người khai sáng ra đất nước. Chỉ với cách đối thoại chân thành và tôn trọng sự đa dạng hợp hiến thì người dân mới có thể hòa giải được với các sắc dân chủng tộc, vượt qua những quan điểm đơn phương mà công nhận những khác biệt của nhau". Những cuộc đối thoại ấy hướng chúng ta đến tương lai và xây dựng sự thống nhất trong việc phục vụ lợi ích chung .
Trong bài phát biểu này, ĐTC cũng quan tâm đến nhu cầu của "mọi người dân, đặc biệt người nghèo, người kém may lành và những người không có tiếng nói".
Những từ ngữ này đặc biệt phù hợp trong bối cảnh của đất nước Bangladesh, một trong những quốc gia đông dân trên thế giới, nhưng cũng là một trong những nước nghèo nhất, với gần 30% dân số sống dưới mức chuẩn nghèo đói.
ĐTC hỗ trợ cộng đồng Công Giáo nhỏ bé trong nước, Ngài mong ước được gặp gỡ các nhà lãnh đạo liên tôn, như Ngài đã làm ở Miến Điện.
Đối thoại giữa các tôn giáo là một chủ đề chính trong chuyến viếng thăm của ĐTC, vì Miến Điện là một quốc gia mà đại đa số là Phật giáo còn Bangladesh là một quốc gia Hồi giáo chiếm đa số. Tại Bangladesh, 86 phần trăm dân chúng theo đạo Hồi. Chỉ có 375,000 người Công Giáo đại diện cho 0.2 trong tổng dân số.
Trong bài phát biểu, ĐTC nhấn mạnh rằng Bangladesh được biết đến với sự hài hòa giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau, bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và đối thoại liên tôn này "cho phép các tín hữu có thể thể hiện một cách tự do ý chí sâu xa nhất của họ về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. "
Bằng cách này, các tôn giáo có thể phát huy tốt hơn các giá trị tinh thần làm nên nền tảng cho một xã hội công bằng và hòa bình. Và trong một thế giới "nơi mà tôn giáo thường - một cách đau buồn – bị lạm dụng để gây chia rẽ hận thù, thì tại đất nước này một minh chứng hùng hồn về sức mạnh đại đoàn kết hiệp nhất là điểm son chính yếu."
ĐTC nêu nên bằng chứng "hùng hồn" này khi Ngài nhắc tới vụ tấn công khủng bố tàn bạo tại một tiệm bánh ở Dhaka hồi năm ngoái khiến 29 người thiệt mạng, khiến các nhà lãnh đạo nước này phải tuyên bố rằng đừng lạm dụng tên “Thiên Chúa” để biện minh cho mối hận thù và bạo lực chống lại đồng loại, anh chị em của chúng ta. "
Phát biểu về vai trò của người Công Giáo trong đất nước, ĐTC cho biết họ đang đóng góp cách thiết yếu qua các trường học, trạm xá, các trung tâm y tế mà Giáo hội điều hành.
Giáo hội minh nhận bày tỏ tâm tình "biết ơn trước quyền tự do được thực hành đức tin của mình và theo đuổi những công việc từ thiện, đem lại lợi ích cho quốc gia, cho những người trẻ, tương lai của xã hội".
Ngài lưu ý có nhiều sinh viên học sinh và giáo chức trong các trường sở của Giáo hội, dù họ không phải là Công Giáo nhưng đã bày tỏ sự tự tin tưởng của mình vào hiến pháp Bangladeshi, Giáo hội "sẽ tiếp tục được hưởng quyền tự do thực hiện những công việc tốt cho công ích xã hội."
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài diễn văn bằng đảm bảo những lời cầu nguyện của Ngài "trong sứ vụ của Ngài, Ngài cầu nguyện chúc lành cho những lý tưởng cao cả vì công lý và công ích cho đồng bào của đất nước này."
Qua lời chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Bangladesh Abdul Harmid đã cám ơn ĐTC đã đến thăm và ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng mà quốc gia ông đặt lên hàng đầu là tự do tôn giáo và phát triển.
Tổng Thống nói: "Mọi người chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin một cách tự do, không sợ hãi", Ông còn thêm rằng ở Bangladesh luôn "trân trọng" tự do tôn giáo và cùng với Đức Thánh Cha bảo vệ nó "để mọi người trong khắp đất nước được sống đức tin, không sợ hãi bị đe dọa. "
Ông Harmid cũng tiếp nhận sứ điệp của ĐTC Phanxicô về lòng thương xót, mà ông nói Bangladesh đã và đang bày tỏ lòng từ tâm của họ đối với người Hồi giáo Rohingya.
Ông nói, trách nhiệm chung của chúng tôi là đảm bảo cho họ trở về quê hương và hòa nhập an toàn, lâu bền vững chắc với cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị của Myanmar ", ông nói hy vọng sẽ có một giải pháp tốt đẹp cho vấn nạn này.
"Cầu mong sự gần gũi của ĐTC với họ, lời kêu gọi giúp đỡ họ và đảm bảo nhân quyền cho họ kêu mời cộng đồng quốc tế phải nhanh chóng hành động với trách nhiệm đạo đức."
Tổng thống cũng nêu lên vấn nạn bạo lực khủng bố khi ông nói "không một tôn giáo nào được miễn trừ khỏi các hình thức ảo tưởng cá nhân hay chủ nghĩa cực đoan về tư tưởng".
Chính vì vậy, Chính phủ Bangladesh đã theo đuổi chính sách "không khoan nhượng" nhằm xóa bỏ các nguyên nhân chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Ông Harmid cho hay "Chúng tôi tố cáo chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, dưới mọi hình thức cùng với những biểu hiện của nó," đồng thời cũng giống như các quốc gia Hồi giáo khác, Bangladesh quan tâm đến "sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và thù hận với các nước Tây phương, đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng triệu người sống đức tin".
Ông xác quyết: "Chúng tôi tin rằng việc đối thoại giữa các tôn giáo, ở mọi tầng lớp xã hội, là điều quan trọng để chống lại các xu hướng cực đoan như vậy. và Ông kết luận lời phát biểu của ông bằng một lời kêu gọi bảo vệ môi trường tự nhiên; và nói chuyến thăm của Đức Thánh Cha đang làm "tái sinh” lại quyết tâm của chúng tôi nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, ấm no và thịnh vượng.
DTC tới Banglades |
Tin từ Thủ đô Dhaka nước Bangladesh, ngày 30/11/2017 theo bản tin của EWTN và CNA cho hay ĐTC Phanxicô đã đến Bangladesh và Ngài thán phục trước sự trợ giúp nhân đạo mà quốc gia này đã và đang dành cho những người tị nạn Hồi giáo Rohingya và Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tiếp tay hỗ trợ.
Phát biểu trước Tổng thống Bangladesh Ông Abdul Harmid, trước các cơ quan ngoại giao và báo giới Bangladesh, Đức Thánh Cha nói trong những tháng gần đây "tinh thần quảng đại và sự đoàn kết" của đất nước của ngài đã được biết đến "một cách minh nhiên qua nỗ lực nhân đạo dành cho những đoàn người tỵ nạn từ Tiểu bang Rakhine".
Trại tỵ nạn tại biên giới |
ĐTC nêu rõ "những hy sinh vô điều kiện" của Bangladesh đã cung cấp chỗ ở và các nhu yếu phẩm căn bản cho hàng trăm ngàn người Hồi giáo gốc Rohingya ở biên giới.
Với tầm nhìn của giới quan sát thì cuộc khủng hoảng này đã và đang diễn ra, không ai có thể "chối cãi được tình cảnh cấp thiết trước những khổ đau của phận người, điều kiện sống bấp bênh của rất nhiều anh chị em của chúng ta mà phần đa là phụ nữ và trẻ em, chen chúc trong các trại trại tỵ nạn".
Do đó ĐTC "yêu cầu" cộng đồng quốc tế " hãy có những biện pháp mạnh mẽ giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này". ĐTC cho rằng, giải pháp này không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề chính trị dẫn tới sự di cư hàng loạt của người dân trong những tháng gần đây mà còn cung cấp trợ giúp vật chất ngay lập tức cho Bangladesh trong nỗ lực đáp ứng một cách hiệu quả trước những nhu cầu cấp bách của con người.
Đức Thánh Cha đã phát biểu ngay khi Ngài đặt chân đến Thủ đô Dhaka, Bangladesh sau những giờ bay từ Myanmar khi kết thúc chuyến Tông du của Ngài từ 27-30/11/2017 để tiếp nối chuyến tông du tại Banglades cho tới ngày 2/12/2017 trước khi trở về lại Rome.
Chuyến viếng thăm của ĐTC diễn ra trong bối cảnh dầu xôi lửa bỏng trước những cuộc di cư ồ ạt của người Rohingya, nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo đang sinh sống tại Tiểu bang Rakhine của Miến Điện, nhưng vì tình hình bạo lực gia tăng do nhà nước đứng sau hậu thuẫn đã khiến Liên Hợp Quốc cũng phải tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng "thanh trừng sắc tộc".
Trước sự gia tăng khủng bố tại Miến Điện, hơn 600.000 người Rohingya đã vượt biên giới qua Bangladesh, trong các trại tị nạn ắp đầy cả hàng triệu người.
Mặc dù Vatican đã nói rõ cuộc khủng hoảng này không phải là nguyên nhân chính để có chuyến tông du của ĐTC tới hai quốc gia này; tuy nhiên biến cố này vẫn bàng bạc ẩn hiện trong chuyến viếng thăm khiến cho nhiều người theo dõi sát cách mà ĐTC đối đáp, đặc biệt khi đề cập đến thuật ngữ "Rohingya."
Mặc dù từ ngữ này được sử dụng cách rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, nó vẫn gây tranh cãi ở Miến Điện. Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng thuật ngữ này, và coi Rohingya là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Và thể theo lời yêu cầu của các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương ở Miến Điện, Đức Thánh Cha đã không dùng từ ngữ này, và Ngài cũng giữ cùng một lập trường như thế khi thăm viếng Bangladesh.
Trong bài phát biểu của mình trước các nhà chức trách, Đức Thánh Cha đã ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Bangladesh, được nhìn thấy sông ngòi chằng chịt khiến ĐTC liên tưởng tới những bản sắc dân tộc với nhiều ngôn ngữ và nguồn gốc khác nhau trên đất nước Banglades.
Đức Thánh Cha đã nêu lên với các nhà lãnh đạo của quốc gia này hình ảnh của một xã hội hiện đại, đa nguyên và hài hòa, trong đó mọi người và mọi cộng đồng có thể sống chung trong tự do, hòa bình, an ninh, tôn trọng nhân phẩm và quyền bình đẳng của tất cả mọi người".
Bangladesh đã giành được độc lập từ Tây Pakistan vào năm 1971 sau một cuộc chiến kéo dài chín tháng đẫm máu, khi quân đội Pakistan tấn công các vùng phía đông nhằm loại bỏ những người theo chủ nghĩa dân tộc Bengal ra khỏi khu vực. Tây Pakistan bắt đầu cuộc tấn công vào tháng 3 năm 1971 và đầu hàng vào tháng 12 cùng năm, dẫn đến nền độc lập Cộng hòa Nhân dân Bangladesh.
ĐTC nhấn mạnh: Tương lai của nền dân chủ trong đất nước trẻ trung và đầy sức sống này cần được tập trung vào lòng trung thành với lý tưởng ban đầu của những người khai sáng ra đất nước. Chỉ với cách đối thoại chân thành và tôn trọng sự đa dạng hợp hiến thì người dân mới có thể hòa giải được với các sắc dân chủng tộc, vượt qua những quan điểm đơn phương mà công nhận những khác biệt của nhau". Những cuộc đối thoại ấy hướng chúng ta đến tương lai và xây dựng sự thống nhất trong việc phục vụ lợi ích chung .
Trong bài phát biểu này, ĐTC cũng quan tâm đến nhu cầu của "mọi người dân, đặc biệt người nghèo, người kém may lành và những người không có tiếng nói".
Những từ ngữ này đặc biệt phù hợp trong bối cảnh của đất nước Bangladesh, một trong những quốc gia đông dân trên thế giới, nhưng cũng là một trong những nước nghèo nhất, với gần 30% dân số sống dưới mức chuẩn nghèo đói.
ĐTC hỗ trợ cộng đồng Công Giáo nhỏ bé trong nước, Ngài mong ước được gặp gỡ các nhà lãnh đạo liên tôn, như Ngài đã làm ở Miến Điện.
Đối thoại giữa các tôn giáo là một chủ đề chính trong chuyến viếng thăm của ĐTC, vì Miến Điện là một quốc gia mà đại đa số là Phật giáo còn Bangladesh là một quốc gia Hồi giáo chiếm đa số. Tại Bangladesh, 86 phần trăm dân chúng theo đạo Hồi. Chỉ có 375,000 người Công Giáo đại diện cho 0.2 trong tổng dân số.
Trong bài phát biểu, ĐTC nhấn mạnh rằng Bangladesh được biết đến với sự hài hòa giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau, bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và đối thoại liên tôn này "cho phép các tín hữu có thể thể hiện một cách tự do ý chí sâu xa nhất của họ về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. "
Bằng cách này, các tôn giáo có thể phát huy tốt hơn các giá trị tinh thần làm nên nền tảng cho một xã hội công bằng và hòa bình. Và trong một thế giới "nơi mà tôn giáo thường - một cách đau buồn – bị lạm dụng để gây chia rẽ hận thù, thì tại đất nước này một minh chứng hùng hồn về sức mạnh đại đoàn kết hiệp nhất là điểm son chính yếu."
ĐTC nêu nên bằng chứng "hùng hồn" này khi Ngài nhắc tới vụ tấn công khủng bố tàn bạo tại một tiệm bánh ở Dhaka hồi năm ngoái khiến 29 người thiệt mạng, khiến các nhà lãnh đạo nước này phải tuyên bố rằng đừng lạm dụng tên “Thiên Chúa” để biện minh cho mối hận thù và bạo lực chống lại đồng loại, anh chị em của chúng ta. "
Phát biểu về vai trò của người Công Giáo trong đất nước, ĐTC cho biết họ đang đóng góp cách thiết yếu qua các trường học, trạm xá, các trung tâm y tế mà Giáo hội điều hành.
Giáo hội minh nhận bày tỏ tâm tình "biết ơn trước quyền tự do được thực hành đức tin của mình và theo đuổi những công việc từ thiện, đem lại lợi ích cho quốc gia, cho những người trẻ, tương lai của xã hội".
Ngài lưu ý có nhiều sinh viên học sinh và giáo chức trong các trường sở của Giáo hội, dù họ không phải là Công Giáo nhưng đã bày tỏ sự tự tin tưởng của mình vào hiến pháp Bangladeshi, Giáo hội "sẽ tiếp tục được hưởng quyền tự do thực hiện những công việc tốt cho công ích xã hội."
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài diễn văn bằng đảm bảo những lời cầu nguyện của Ngài "trong sứ vụ của Ngài, Ngài cầu nguyện chúc lành cho những lý tưởng cao cả vì công lý và công ích cho đồng bào của đất nước này."
Qua lời chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Bangladesh Abdul Harmid đã cám ơn ĐTC đã đến thăm và ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng mà quốc gia ông đặt lên hàng đầu là tự do tôn giáo và phát triển.
Tổng Thống nói: "Mọi người chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin một cách tự do, không sợ hãi", Ông còn thêm rằng ở Bangladesh luôn "trân trọng" tự do tôn giáo và cùng với Đức Thánh Cha bảo vệ nó "để mọi người trong khắp đất nước được sống đức tin, không sợ hãi bị đe dọa. "
Người dân Công Giáo đón ĐTC |
Ông Harmid cũng tiếp nhận sứ điệp của ĐTC Phanxicô về lòng thương xót, mà ông nói Bangladesh đã và đang bày tỏ lòng từ tâm của họ đối với người Hồi giáo Rohingya.
Ông nói, trách nhiệm chung của chúng tôi là đảm bảo cho họ trở về quê hương và hòa nhập an toàn, lâu bền vững chắc với cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị của Myanmar ", ông nói hy vọng sẽ có một giải pháp tốt đẹp cho vấn nạn này.
"Cầu mong sự gần gũi của ĐTC với họ, lời kêu gọi giúp đỡ họ và đảm bảo nhân quyền cho họ kêu mời cộng đồng quốc tế phải nhanh chóng hành động với trách nhiệm đạo đức."
Tổng thống cũng nêu lên vấn nạn bạo lực khủng bố khi ông nói "không một tôn giáo nào được miễn trừ khỏi các hình thức ảo tưởng cá nhân hay chủ nghĩa cực đoan về tư tưởng".
Chính vì vậy, Chính phủ Bangladesh đã theo đuổi chính sách "không khoan nhượng" nhằm xóa bỏ các nguyên nhân chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Ông Harmid cho hay "Chúng tôi tố cáo chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, dưới mọi hình thức cùng với những biểu hiện của nó," đồng thời cũng giống như các quốc gia Hồi giáo khác, Bangladesh quan tâm đến "sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và thù hận với các nước Tây phương, đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng triệu người sống đức tin".
Ông xác quyết: "Chúng tôi tin rằng việc đối thoại giữa các tôn giáo, ở mọi tầng lớp xã hội, là điều quan trọng để chống lại các xu hướng cực đoan như vậy. và Ông kết luận lời phát biểu của ông bằng một lời kêu gọi bảo vệ môi trường tự nhiên; và nói chuyến thăm của Đức Thánh Cha đang làm "tái sinh” lại quyết tâm của chúng tôi nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, ấm no và thịnh vượng.