Cho đến nay, Đức Phanxicô đã được người ta gọi bằng nhiều tên hiệu: “Giáo Hoàng của Người Dân”, “Giáo Hoàng của Người Nghèo”, “Giáo Hoàng của các Vùng Ngoại Biên” và “Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót”. Ký giả John Allen Jr. muốn thêm cho ngài tên hiệu “Giáo Hoàng của Phục Hồi”, vì ngài đã phục hồi nhiều nhân vật trước đây từng bị nghi ngờ, có vấn đề hay thất sủng. Trong số này, Allen cho rằng có các nhà thần học giải phóng, các nữ tu Hoa Kỳ, các Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga của Honduras và Walter Kasper của Đức.
Và nếu Đức Giáo Hoàng tiếp nhận khuyến cáo của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, thì ta có thể thêm trường hợp của linh mục khoa học gia kiêm triết gia và thần học gia người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin, Dòng Tên, vào số những người được ngài phục hồi.
Thực vậy, trong Hội Nghị Toàn Thể hôm thứ bẩy tuần trước, tại Vatican, Hội Đồng Văn Hóa đã bỏ phiếu đề nghị Đức Phanxicô hủy bỏ lệnh cấm chính thức (monitum) năm 1962 của Thánh Bộ Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiên nay, đối với các trước tác của Cha Chardin. Lệnh cấm này đã được Tòa Thánh tái xác nhận năm 1981, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cha.
Hội Nghị tuyên bố rằng “chúng tôi tin rằng một hành vi như thế [hủy bỏ monitum] không những phục hồi sức mạnh chân chính của vị tu sĩ Dòng Tên đạo hạnh trong cố gắng của ngài nhằm hoà giải viễn kiến khoa học về vũ trụ với nền cánh chung học Kitô Giáo, mà còn đại diện cho một sự kích thích lớn lao đối với mô hình nhân học Kitô Giáo, là mô hình, theo chân các định mức của thông điệp Laudato Si’, tự nhiện sẽ tự định vị mình với câu truyện tuyệt diệu của vũ trụ”.
Cha Teilhard de Chardin, qua đời năm 1955 lúc 73 tuổi, là một linh mục Dòng Tên người Pháp; ngài vốn nghiên cứu về cổ sinh vật và tham dự vào việc khám phá ra “Người Bắc Kinh” ở Trung Hoa thập niên 1920, một khám phá đã củng cố việc phát triển từ từ của chủng người.
Dựa trên công trình khoa học của mình, Cha Teilhard đã khai triển một nền thần học biến hóa, một nền thần học quả quyết rằng mọi sáng thế đều phát triển hướng tới một “Điểm Omega” vốn chính là Chúa Kitô trong tư cách Logos, nghĩa là “Lời” của Thiên Chúa.
Theo chiều hướng này, Cha Teilhard mở rộng ý niệm lịch sử cứu rỗi để bao gồm không những các con người cá thể và nền văn hóa nhân bản mà còn toàn bộ vũ trụ nữa. Nói nhanh gọn, tư tưởng của Teilhard đã trở thành khởi điểm bắt buộc đối với bất cứ việc xử lý nào của Công Giáo đối với môi trường.
Các phát biểu tích cực của Công Giáo
Tuy nhiên, nói cho cùng, đến một mức nào đó, danh tiếng của Teilhard không cần được phục hồi, vì nó vốn được phục hồi từ lâu. Theo Allen, năm 1966, chỉ 4 năm sau lệnh cấm, Chân Phúc Phaolô VI đã đọc một bài diễn văn trong đó, ngài cho rằng Teilhard là một nhà khoa học “khi lục lọi vật chất, đã biết phải tìm thiêng liêng như thế nào”, và là người đề nghị “một lối giải thích vũ trụ có thể mạc khải sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong đó, các dấu vết của nguyên lý và đấng hóa công thông minh”.
Năm 1981, Đức Hồng Y Casaroli, người Ý và lúc đó là Quốc Vụ Khanh của Đức Gioan Phaolô II, có đăng một bài báo trên tờ
L’Osservatore Romano, nhật báo của Tòa Thánh, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cha Teilhard. Trong bài báo này, Đức Hồng Y Casaroli ca ngợi “âm hưởng kỳ diệu trong việc tìm tòi của ngài, cũng như sự chói sáng trong nhân cách của ngài, và sự phong phú trong suy tư của ngài”.
Đức Hồng Y còn cho rằng Cha Teilhard đã dự ứng lời kêu gọi “Đừng Sợ” phải ôm lấy “văn hóa, văn minh và tiến bộ” của Đức Gioan Phaolô II.
Chính Đức Bênêđíctô XVI, năm 2009, cũng đã công khai ca ngợi ý niệm của Cha Teilhard về vũ trụ, coi nó như “bánh thánh sống động”. Lúc ấy, phát ngôn viên Tòa Thánh, Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, nói rằng “Đến nay, không ai còn mơ màng nói rằng [Cha Teilhard] là một tác giả dị giáo mà ta không nên nghiên cứu”.
Còn đối với Đức Phanxicô, ngài trích dẫn Cha Teilhard một cách đắc ý ở ghi chú số 53 trong thông điệp Laudato Si’, cho thấy, trong nền tảng, ngài cảm phục di sản của Cha.
Nói cho ngay, vấn đề của Cha Teilhard với giáo quyền thực sự không phải là chính công trình của ngài cho bằng cách người ta sử dụng nó.
Trong một lời nhận định đã rất lâu về buổi họp kết thúc của Công Đồng Vatican II (1962-65), linh mục trẻ tuổi Joseph Ratzinger, người sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, có phàn nàn rằng Gaudium et Spes, tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, coi nhẹ thực tại tội lỗi vì một ảnh hưởng “Pháp” rõ ràng, nhất là của “Teilhard”.
Sau Vatican II, Ratzinger và nhiều đồng nghiệp của ngài cảm thấy rằng một số nhà thần học Pháp, được viễn kiến Teilhard gợi hứng, đã mang những cặp kính tô hồng, mà lãng quên tín lý nguyên tội và tác dụng của tội lỗi đối với thế giới sa ngã.
Sau này, một số thần học gia Công Giáo gây tranh cãi và những muốn vượt giới hạn (envelope-pushing) ở cuối thế kỷ 20, như Cha Diarmuid O’Murchu, Cha Thomas Berry, cựu linh mục Dòng Đa Minh Matthew Fox, Rosemary Radford Ruether và Brian Swimme, tất cả đều cho mình chịu ảnh hưởng của Teilhard, đã làm cho các tư tưởng gia bảo thủ cũng như cơ quan giám sát trong Giáo Hội đắng môi đắng miệng.
Tuy nhiên, không ai trong số họ thực sự đã làm giảm cảm tình nồng hậu đối với Cha Teilhard của rất nhiều người nắm giữ các địa vị then chốt trong Giáo Hội.
Năm 2007, chẳng hạn, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, người Ý và là Quan Sát ViênThường Trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc và nay là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng ở Nga, cho báo chí hay: mỗi lần tới New York, ngài đều tới viếng mộ Cha Teilhard ở Poughkeepsie và cầu nguyện theo viễn kiến “Kitô hóa” toàn thể vũ trụ của Cha.
(Điều nghịch lý là địa điểm chôn cha Teilhard, bao gồm nghĩa trang của các tu sĩ Dòng Tên trước đây vốn là một phần của nhà tập, nay được sở hữu bởi Viện Bếp Núc Hoa Kỳ).
Thành thử, Đức Phanxicô có tiếp nhận khuyến cáo hủy bỏ lệnh cấm năm 1962 đối với Cha Teilhard hay không, có lẽ không quan trọng bao nhiêu, vì thực ra, các tác phẩm của Cha vốn đã và đang được đọc một cách rộng rãi trong các giới Công Giáo rồi.
Tuy nhiên, việc hủy bỏ vẫn có thể có giá trị tượng trưng quan trọng. Nó có thể cho mọi người thấy rõ: bất kể sự dè dặt dễ hiểu trong việc bảo vệ kho tàng đức tin, cuối cùng công lý cũng đã được thực hiện cho những nhà tư tưởng từng phục vụ Giáo Hội. Nó cũng có thể nói lên tính cởi mở của Giáo Hội đối với thế giới khoa học, và chắc chắn sẽ được đánh giá cao bởi các nhà khoa học luôn nghĩ Teilhard là một người trong số họ.
Và nếu Đức Giáo Hoàng tiếp nhận khuyến cáo của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, thì ta có thể thêm trường hợp của linh mục khoa học gia kiêm triết gia và thần học gia người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin, Dòng Tên, vào số những người được ngài phục hồi.
Thực vậy, trong Hội Nghị Toàn Thể hôm thứ bẩy tuần trước, tại Vatican, Hội Đồng Văn Hóa đã bỏ phiếu đề nghị Đức Phanxicô hủy bỏ lệnh cấm chính thức (monitum) năm 1962 của Thánh Bộ Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiên nay, đối với các trước tác của Cha Chardin. Lệnh cấm này đã được Tòa Thánh tái xác nhận năm 1981, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cha.
Hội Nghị tuyên bố rằng “chúng tôi tin rằng một hành vi như thế [hủy bỏ monitum] không những phục hồi sức mạnh chân chính của vị tu sĩ Dòng Tên đạo hạnh trong cố gắng của ngài nhằm hoà giải viễn kiến khoa học về vũ trụ với nền cánh chung học Kitô Giáo, mà còn đại diện cho một sự kích thích lớn lao đối với mô hình nhân học Kitô Giáo, là mô hình, theo chân các định mức của thông điệp Laudato Si’, tự nhiện sẽ tự định vị mình với câu truyện tuyệt diệu của vũ trụ”.
Cha Teilhard de Chardin, qua đời năm 1955 lúc 73 tuổi, là một linh mục Dòng Tên người Pháp; ngài vốn nghiên cứu về cổ sinh vật và tham dự vào việc khám phá ra “Người Bắc Kinh” ở Trung Hoa thập niên 1920, một khám phá đã củng cố việc phát triển từ từ của chủng người.
Dựa trên công trình khoa học của mình, Cha Teilhard đã khai triển một nền thần học biến hóa, một nền thần học quả quyết rằng mọi sáng thế đều phát triển hướng tới một “Điểm Omega” vốn chính là Chúa Kitô trong tư cách Logos, nghĩa là “Lời” của Thiên Chúa.
Theo chiều hướng này, Cha Teilhard mở rộng ý niệm lịch sử cứu rỗi để bao gồm không những các con người cá thể và nền văn hóa nhân bản mà còn toàn bộ vũ trụ nữa. Nói nhanh gọn, tư tưởng của Teilhard đã trở thành khởi điểm bắt buộc đối với bất cứ việc xử lý nào của Công Giáo đối với môi trường.
Các phát biểu tích cực của Công Giáo
Tuy nhiên, nói cho cùng, đến một mức nào đó, danh tiếng của Teilhard không cần được phục hồi, vì nó vốn được phục hồi từ lâu. Theo Allen, năm 1966, chỉ 4 năm sau lệnh cấm, Chân Phúc Phaolô VI đã đọc một bài diễn văn trong đó, ngài cho rằng Teilhard là một nhà khoa học “khi lục lọi vật chất, đã biết phải tìm thiêng liêng như thế nào”, và là người đề nghị “một lối giải thích vũ trụ có thể mạc khải sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong đó, các dấu vết của nguyên lý và đấng hóa công thông minh”.
Năm 1981, Đức Hồng Y Casaroli, người Ý và lúc đó là Quốc Vụ Khanh của Đức Gioan Phaolô II, có đăng một bài báo trên tờ
L’Osservatore Romano, nhật báo của Tòa Thánh, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cha Teilhard. Trong bài báo này, Đức Hồng Y Casaroli ca ngợi “âm hưởng kỳ diệu trong việc tìm tòi của ngài, cũng như sự chói sáng trong nhân cách của ngài, và sự phong phú trong suy tư của ngài”.
Đức Hồng Y còn cho rằng Cha Teilhard đã dự ứng lời kêu gọi “Đừng Sợ” phải ôm lấy “văn hóa, văn minh và tiến bộ” của Đức Gioan Phaolô II.
Chính Đức Bênêđíctô XVI, năm 2009, cũng đã công khai ca ngợi ý niệm của Cha Teilhard về vũ trụ, coi nó như “bánh thánh sống động”. Lúc ấy, phát ngôn viên Tòa Thánh, Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, nói rằng “Đến nay, không ai còn mơ màng nói rằng [Cha Teilhard] là một tác giả dị giáo mà ta không nên nghiên cứu”.
Còn đối với Đức Phanxicô, ngài trích dẫn Cha Teilhard một cách đắc ý ở ghi chú số 53 trong thông điệp Laudato Si’, cho thấy, trong nền tảng, ngài cảm phục di sản của Cha.
Nói cho ngay, vấn đề của Cha Teilhard với giáo quyền thực sự không phải là chính công trình của ngài cho bằng cách người ta sử dụng nó.
Trong một lời nhận định đã rất lâu về buổi họp kết thúc của Công Đồng Vatican II (1962-65), linh mục trẻ tuổi Joseph Ratzinger, người sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, có phàn nàn rằng Gaudium et Spes, tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, coi nhẹ thực tại tội lỗi vì một ảnh hưởng “Pháp” rõ ràng, nhất là của “Teilhard”.
Sau Vatican II, Ratzinger và nhiều đồng nghiệp của ngài cảm thấy rằng một số nhà thần học Pháp, được viễn kiến Teilhard gợi hứng, đã mang những cặp kính tô hồng, mà lãng quên tín lý nguyên tội và tác dụng của tội lỗi đối với thế giới sa ngã.
Sau này, một số thần học gia Công Giáo gây tranh cãi và những muốn vượt giới hạn (envelope-pushing) ở cuối thế kỷ 20, như Cha Diarmuid O’Murchu, Cha Thomas Berry, cựu linh mục Dòng Đa Minh Matthew Fox, Rosemary Radford Ruether và Brian Swimme, tất cả đều cho mình chịu ảnh hưởng của Teilhard, đã làm cho các tư tưởng gia bảo thủ cũng như cơ quan giám sát trong Giáo Hội đắng môi đắng miệng.
Tuy nhiên, không ai trong số họ thực sự đã làm giảm cảm tình nồng hậu đối với Cha Teilhard của rất nhiều người nắm giữ các địa vị then chốt trong Giáo Hội.
Năm 2007, chẳng hạn, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, người Ý và là Quan Sát ViênThường Trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc và nay là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng ở Nga, cho báo chí hay: mỗi lần tới New York, ngài đều tới viếng mộ Cha Teilhard ở Poughkeepsie và cầu nguyện theo viễn kiến “Kitô hóa” toàn thể vũ trụ của Cha.
(Điều nghịch lý là địa điểm chôn cha Teilhard, bao gồm nghĩa trang của các tu sĩ Dòng Tên trước đây vốn là một phần của nhà tập, nay được sở hữu bởi Viện Bếp Núc Hoa Kỳ).
Thành thử, Đức Phanxicô có tiếp nhận khuyến cáo hủy bỏ lệnh cấm năm 1962 đối với Cha Teilhard hay không, có lẽ không quan trọng bao nhiêu, vì thực ra, các tác phẩm của Cha vốn đã và đang được đọc một cách rộng rãi trong các giới Công Giáo rồi.
Tuy nhiên, việc hủy bỏ vẫn có thể có giá trị tượng trưng quan trọng. Nó có thể cho mọi người thấy rõ: bất kể sự dè dặt dễ hiểu trong việc bảo vệ kho tàng đức tin, cuối cùng công lý cũng đã được thực hiện cho những nhà tư tưởng từng phục vụ Giáo Hội. Nó cũng có thể nói lên tính cởi mở của Giáo Hội đối với thế giới khoa học, và chắc chắn sẽ được đánh giá cao bởi các nhà khoa học luôn nghĩ Teilhard là một người trong số họ.