Hằng năm, vào Chúa Nhật II mùa Phục Sinh, chủ đề đức tin lại được nhấn mạnh, đặc biệt qua bài Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về dữ kiện thường được gọi là “sự cứng lòng tin” của tông đồ Tôma. Là tín hữu Kitô, chúng ta dễ dàng chân nhận rằng đức tin tiên vàn là hồng ân do Chúa ban tặng. Tuy nhiên phía con người cần thiết phải có sự đáp trả. Để đáp trả hay nói cách khác là để tiếp nhận hồng ân Chúa ban tặng dĩ nhiên cần có một vài cơ sở hay nền tảng nào đó. Xin được chia sẻ một vài nền tảng mà con người thường dựa vào đó để đón nhận hồng ân đức tin.
1. Một dấu hiệu đổi thay, mang tính tích cực nơi những người được gọi là có đức tin, những người loan báo Tin Mừng: Xin đừng tiên thiên trách cứ tông đồ Tôma vì không chịu tin lời chứng của anh em đồng môn rằng Chúa đã sống lại. Các cửa vẫn đóng kín, nghĩa là anh em vẫn còn sợ người DoThái (Ga 20,19), thì lời chứng của anh em làm sao khả tín. Tin Mừng ghi rõ là một tuần sau khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các Ngài thì các cửa của căn nhà vẫn đóng im ỉm. Chẳng có gì đổi thay cách tích cực thì đừng mong thuyết phục được ai. Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật rằng chính nhờ sự đổi thay trong cách sống của các Kitô hữu tiên khởi đã làm nhiều người mến phục và gia nhập cộng đoàn. Cũng là những con người bình thường, thế mà giờ đây họ lại sống quảng đại yêu thương cách chân thành: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu…Và Chúa cho cộng đoàn ngày mỗi có thêm những người được cứu độ” (Cvtđ 2,44-46). “Lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
2. Tính duy lý được thoả mãn nhờ các kiểm chứng kiểu duy thực nghiệm: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25). Là “cây sậy biết suy tư” (Pascal), chúng ta cần nhìn nhân vai trò quan trọng của trí khôn, ngay cả trong việc tiếp nhận hồng ân đức tin. Nói đến đức tin là nói đến một sự quy thuận của lý trí trước một thực tại tuy rằng “siêu lý” tức là vượt quá tầm lý luận của trí khôn nhưng không “phi lý”. Vai trò của lý trí vẫn có đó trong các hành vi của đức tin.
Các nhà thần học, cách riêng các nhà thần học kinh viện vốn đề cao vai trò của lý trí trong việc nhận biết Thiên Chúa. Các phương pháp tổng hợp, diễn dịch hay loại suy chính là những công cụ sắc bén và hữu hiệu của trí khôn để đạt đến những điều mới lạ. Và ngay cả trong lãnh vực đức tin, các phương pháp trên đã góp phần thật đáng kể.
Tuy nhiên dù được kiểm chứng hay kiểm nghiệm thì sự thoả mãn của trí khôn vẫn còn đó sự hạn chế, đặc biệt trong lãnh vực đức tin, một lãnh vực vượt quá tầm luận lý con người. Tạ ơn Chúa và cám ơn thánh Tông đồ Tôma. Khi Chúa Phục Sinh ngõ lời với ngài trong lần hiện ra sau đó: “Đặt ngón tay con vào đây và nhìn xem tay Thầy…”, thì Tôma đã không thực hiện yêu cầu đặt ra trước đó với anh em. Đức tin không phải là kết quả của một quá trình cân, đong, đo, đếm. Đến đây chúng ta mới hiểu câu nói của Đấng Phục Sinh: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Nếu chỉ đặt nền tảng trên luận lý thì quả là còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đến với đức tin.
3. Cảm nhận mình được Chúa hiểu và Chúa thương yêu mình: đây chính là nền tảng vững vàng và căn bản để đón nhận hồng ân đức tin. Một niềm tin dựa trên nền tảng là chính hiện sinh của bản thân mình tức là cảm nhận lòng thương xót của Thiên Chúa thì vừa sâu đậm vừa vững bền. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn Chúa Nhật II Phục Sinh làm ngày đặc biệt để các tín hữu Công Giáo tôn vinh lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lòng thương xót” là một hạn từ cách riêng chỉ về “tình yêu của Thiên Chúa” với hai phẩm tính đan xen không thể tách rời đó là “quyền năng” và “nhân hậu từ bi”.
Đây chính là cảm nghiệm của tông đồ Tôma khiến ngài bật ra lời tuyên xưng đức tin. Mình yêu sách, mình ra điều kiện trước anh em, thế mà Thầy chí thánh vẫn biết. Thầy quyền năng, thông suốt mọi sự thế mà Thầy vẫn yêu thương, không trách mắng, lại còn muốn cho mình được thoả mãn yêu sách. Tôma cảm nhận sự thông biết của Thầy và nhất là cảm nhận tấm lòng của Thầy. Chính vì thế ngài đã không thực hiện theo yêu sách đề ra, nhưng đã vội vàng quỳ xuống và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).
Cuộc đời của nhiều vị thánh như chị Têrêxa Hài đồng Giêsu hay như Mẹ Têrêxa thành Cancuttta minh chứng cho ta thấy điều này. Các Ngài không chỉ nhận ra các dấu hiệu đổi thay mang tính tích cực đó đây mà chính các Ngài đã góp phần dệt xây các dấu hiệu ấy cách hăng say và hữu hiệu. Các Ngài thường có trí khôn vững vàng với sự luận suy sắc bén. Thế nhưng các cơn cám dỗ về đức tin thường được gọi là đêm tối đức tin vẫn đến với các Ngài, có khi rất dữ dội và dai dẳng. Chính nhờ cảm nghiệm được Chúa hiểu, được Chúa yêu thương đã giúp các Ngài kiên trì vượt qua chước cám dỗ khủng hoảng đức tin.
Tổ chức các Thánh lễ long trọng tôn vinh “lòng thương xót” của Thiên Chúa là điều chính đáng. Thực hành các giờ lần hạt kính “lòng thương xót” Chúa là điều nên làm. Tuy nhiên chính khi biết nỗ lực góp phần làm cho tha nhân gần xa cảm nhận lòng thương xót của Chúa nơi các nghĩa cử và cung cách sống của chúng ta thì đó mới thực là điều phải đạo, đạo của những người thực danh là Kitô hữu. Và chắc chắn khi ấy hạt giống đức tin sẽ trổ sinh hoa trái dồi dào.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
1. Một dấu hiệu đổi thay, mang tính tích cực nơi những người được gọi là có đức tin, những người loan báo Tin Mừng: Xin đừng tiên thiên trách cứ tông đồ Tôma vì không chịu tin lời chứng của anh em đồng môn rằng Chúa đã sống lại. Các cửa vẫn đóng kín, nghĩa là anh em vẫn còn sợ người DoThái (Ga 20,19), thì lời chứng của anh em làm sao khả tín. Tin Mừng ghi rõ là một tuần sau khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các Ngài thì các cửa của căn nhà vẫn đóng im ỉm. Chẳng có gì đổi thay cách tích cực thì đừng mong thuyết phục được ai. Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật rằng chính nhờ sự đổi thay trong cách sống của các Kitô hữu tiên khởi đã làm nhiều người mến phục và gia nhập cộng đoàn. Cũng là những con người bình thường, thế mà giờ đây họ lại sống quảng đại yêu thương cách chân thành: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu…Và Chúa cho cộng đoàn ngày mỗi có thêm những người được cứu độ” (Cvtđ 2,44-46). “Lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
2. Tính duy lý được thoả mãn nhờ các kiểm chứng kiểu duy thực nghiệm: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25). Là “cây sậy biết suy tư” (Pascal), chúng ta cần nhìn nhân vai trò quan trọng của trí khôn, ngay cả trong việc tiếp nhận hồng ân đức tin. Nói đến đức tin là nói đến một sự quy thuận của lý trí trước một thực tại tuy rằng “siêu lý” tức là vượt quá tầm lý luận của trí khôn nhưng không “phi lý”. Vai trò của lý trí vẫn có đó trong các hành vi của đức tin.
Các nhà thần học, cách riêng các nhà thần học kinh viện vốn đề cao vai trò của lý trí trong việc nhận biết Thiên Chúa. Các phương pháp tổng hợp, diễn dịch hay loại suy chính là những công cụ sắc bén và hữu hiệu của trí khôn để đạt đến những điều mới lạ. Và ngay cả trong lãnh vực đức tin, các phương pháp trên đã góp phần thật đáng kể.
Tuy nhiên dù được kiểm chứng hay kiểm nghiệm thì sự thoả mãn của trí khôn vẫn còn đó sự hạn chế, đặc biệt trong lãnh vực đức tin, một lãnh vực vượt quá tầm luận lý con người. Tạ ơn Chúa và cám ơn thánh Tông đồ Tôma. Khi Chúa Phục Sinh ngõ lời với ngài trong lần hiện ra sau đó: “Đặt ngón tay con vào đây và nhìn xem tay Thầy…”, thì Tôma đã không thực hiện yêu cầu đặt ra trước đó với anh em. Đức tin không phải là kết quả của một quá trình cân, đong, đo, đếm. Đến đây chúng ta mới hiểu câu nói của Đấng Phục Sinh: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Nếu chỉ đặt nền tảng trên luận lý thì quả là còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đến với đức tin.
3. Cảm nhận mình được Chúa hiểu và Chúa thương yêu mình: đây chính là nền tảng vững vàng và căn bản để đón nhận hồng ân đức tin. Một niềm tin dựa trên nền tảng là chính hiện sinh của bản thân mình tức là cảm nhận lòng thương xót của Thiên Chúa thì vừa sâu đậm vừa vững bền. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn Chúa Nhật II Phục Sinh làm ngày đặc biệt để các tín hữu Công Giáo tôn vinh lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lòng thương xót” là một hạn từ cách riêng chỉ về “tình yêu của Thiên Chúa” với hai phẩm tính đan xen không thể tách rời đó là “quyền năng” và “nhân hậu từ bi”.
Đây chính là cảm nghiệm của tông đồ Tôma khiến ngài bật ra lời tuyên xưng đức tin. Mình yêu sách, mình ra điều kiện trước anh em, thế mà Thầy chí thánh vẫn biết. Thầy quyền năng, thông suốt mọi sự thế mà Thầy vẫn yêu thương, không trách mắng, lại còn muốn cho mình được thoả mãn yêu sách. Tôma cảm nhận sự thông biết của Thầy và nhất là cảm nhận tấm lòng của Thầy. Chính vì thế ngài đã không thực hiện theo yêu sách đề ra, nhưng đã vội vàng quỳ xuống và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).
Cuộc đời của nhiều vị thánh như chị Têrêxa Hài đồng Giêsu hay như Mẹ Têrêxa thành Cancuttta minh chứng cho ta thấy điều này. Các Ngài không chỉ nhận ra các dấu hiệu đổi thay mang tính tích cực đó đây mà chính các Ngài đã góp phần dệt xây các dấu hiệu ấy cách hăng say và hữu hiệu. Các Ngài thường có trí khôn vững vàng với sự luận suy sắc bén. Thế nhưng các cơn cám dỗ về đức tin thường được gọi là đêm tối đức tin vẫn đến với các Ngài, có khi rất dữ dội và dai dẳng. Chính nhờ cảm nghiệm được Chúa hiểu, được Chúa yêu thương đã giúp các Ngài kiên trì vượt qua chước cám dỗ khủng hoảng đức tin.
Tổ chức các Thánh lễ long trọng tôn vinh “lòng thương xót” của Thiên Chúa là điều chính đáng. Thực hành các giờ lần hạt kính “lòng thương xót” Chúa là điều nên làm. Tuy nhiên chính khi biết nỗ lực góp phần làm cho tha nhân gần xa cảm nhận lòng thương xót của Chúa nơi các nghĩa cử và cung cách sống của chúng ta thì đó mới thực là điều phải đạo, đạo của những người thực danh là Kitô hữu. Và chắc chắn khi ấy hạt giống đức tin sẽ trổ sinh hoa trái dồi dào.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột