Đức Ông Lorenzo Albacete (7-1,1941 – 24-10, 2014) là một nhà thần học, một khoa học gia và là một tác giả. Từng cộng tác với tờ New York Times, Đức Ông là một trong các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ của phong trào Công Giáo quốc tế Hiệp Thông và Giải Phóng. Ngài là chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn của Trung Tâm Văn Hóa Crossroads.
Sinh ở Puerto Rico, Đức Ông vốn là một nhà vật lý, có bằng đại học về Khoa Học Không Gian và Vật Lý Áp Dụng cũng như có bằng cao học về thần học của Đại Học Công Giáo America ở Washington D.C., và bằng tiến sĩ thần học của Giáo Hoàng Đại Học Thánh Tôma Aquinô ở Rôma.
Từng dạy thần học tại El Escorial, Tân Ban Nha, tại The Christian Commonwealth Institute cũng như viết báo trước khi được thụ phong linh mục năm 1972. Sau đó, dạy tại Học Viện Gioan Phaolô II ở Washington D.C. và chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York và từng là Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Puerto Ricô ở Ponce.
Ngài thường xuyên giữ một mục cho tuần báo Ý Tempi, viết cho The New Yorker, và xuất hiện và được phỏng vấn trên các chương trình của CNN, The Charlie Rose Show, PBS, EWTN, Slate, The New Republic, và Godspy.
Nổi tiếng hơn cả là tác phẩm God at the Ritz: Attraction to Infinity (Crossroad Publishing Company), một cuốn sách trong đó, với tư cách linh mục vật lý gia, ngài đề cập tới khoa học, tính dục, chính trị và tôn giáo. Nhận đnịh về văn phong của ngài, Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick viết rằng: “đức ông Albacete có một tầm nhìn thấu suốt về mầu nhiệm Thiên Chúa và một khiếu hài hước kỳ diệu ngay cả khi ngài đề cập các chủ đề rất hắc búa. Có lẽ vì cái khiếu hài hước và kỳ diệu này mà người thuộc mọi tín ngưỡng đã tìm đọc các bài viết của ngài…”
Tính hài hước trên thấy rõ trong một bài nhận định của Đức Ông, viết hồi tháng 5 năm 2000, về kinh nghiệm giải tội.
Lần đầu tiên, tôi nghe xưng tội là ít tuần sau khi tôi chịu chức linh mục năm 1973, tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mátthêu ở Hoa Thịnh Đống, nơi thánh lễ cầu hồn cho Tổng Thống John F. Kennedy đã được cử hành. Hối nhân là một du khách, bước vào tòa giải tội gần như tình cờ. Anh ta nói: “Con đang trên đường tới McDonald, nhưng thấy nhà thờ và nhớ đến lễ tang của Tổng Thống Kennedy, rồi con thấy chiếc đèn mầu xanh ở tòa giải tội, nên con bước tới. Thực sự, con không biết chắc mình muốn gì”.
Tôi bảo anh ta: “À, cha hy vọng con không muốn một Big Mac với khoai chiên dòn kiểu Pháp, vì nếu thế, con sẽ lầm lớn”.
Anh ta tặc lưỡi rồi thưa: “Cha thấy đấy, thưa cha, đã lâu, đã một thời gian lâu. Con sẽ nói với cha những điều cha chưa bao giờ nghe trong tòa giải tội trước đây”.
Tôi bảo anh ta “Điều ấy không khó lắm đâu. Đây là lần đầu tiên cha nghe xưng tội mà. Điều gì con nói cũng sẽ làm cha rất ngạc nhiên cả”. Anh ta bật cười, cười sặc sụa. Những người xếp hàng ở bên ngoài bắt đầu chạy qua tòa giải tội khác.
Tôi không coi thường dịp nghe xưng tội ấy. Truyền thống huyền nhiệm có nói tới điều gọi là choáng váng trước sự thánh thiêng, một cách diễn tả sự bất cân xứng vô tận giữa bạn và mầu nhiệm mà bạn can dự vào một cách nào đó. Tôi chỉ cảm nhận sự bất cân xứng vô tận của dịp đó mà thôi.
Nhiều người nghĩ tới việc xưng tội như một việc trình bầy cách đáng sợ cái bản ngã sâu sắc nhất của mình. Vị giải tội nhìn vào những vùng đen tối nhất của tâm thức con người, bật mí những bí mật gây bối rối nhất, không những các việc bạn thực sự làm, mà còn cả những việc bạn muốn làm nữa. Thí dụ: vị giải tội hỏi: “con có tiêu khiển với các ý tưởng bậy bạ không? Hối nhân trung thực: “thưa cha không, chúng tiêu khiển con”. Và do đó, người ta làm hết cách để ngụy trang dưới những mỹ từ hay ngôn từ trừu tượng bao nhiêu có thể và, trên hết, tránh việc những người đứng ở ngoài tòa giải tội nghe thấy.
Ấy thế nhưng kinh nghiệm làm người giải tội của tôi không liên hệ gì tới việc phải nghe các bí mật rôm rả. Phần lớn các hối nhân của tôi chỉ nhắc lại các công thức họ từng được nghe lúc học ở lớp 2 và gọi tên các tội của họ bằng các phạm trù chính thức. Tôi từng được nghe những điều như “con đã bất trung 23 lần bằng việc làm và 50 lần bằng tư tưởng”. Tôi nhớ có một người biệt xứ vì chính trị xưng với tôi “con đã tra tấn các tù nhân”. Nghe thấy thế, tôi nghĩ: “Có thế chứ, một tội mới!” Nhưng tôi ăn nói thế nào với ông hối nhân này đây, bảo ông ta đừng phạm tội nữa ư? Đề nghị ông ta đi nghe huấn đạo ư? Thế rồi ông ta làm tôi ngạc nhiên, khi hỏi “Con có phải xưng với cha chính xác là bao nhiêu lần không?”
Tôi vẫn thường giải tội ở những nơi rất không thông thường, như ở đường xe điện ngầm hay trong các rạp hát. Có lần, một phi công trưởng tiến lại gần tôi giữa lúc máy bay đang bay. Sợ quá, tôi hỏi ông ta: “có phải ông biết một điều gì đó mà tôi không biết về chuyến bay này hay không?” Ông nói để tôi an tâm rằng không có gì bất thường xẩy ra cả; ông chỉ cảm thấy khẩn thiết phải xưng tội thôi. Ấy thế nhưng điều ông xưng chẳng có chi là khẩn thiết đối với tôi cả. Cả những người khác muốn xưng tội ngay tại chỗ cũng thế. Tôi quen nghĩ rằng những người cảm thấy nôn nóng phải xưng các tội nhẹ đều là những người thiếu cuộc sống nội tâm, hay đời sống bên ngoài của họ một là nhạt nhẽo hai là vô luân một cách đáng sợ, như trường hợp ông hối nhân tra tấn của tôi. Cũng thế, tôi quen nghĩ rằng xưng tội theo kiểu liệt kê là dấu chỉ một quan điểm kém phát triển và vụ luật về luân lý tính.
Cuối cùng, các vị có trách nhiệm đã thay đổi nghi thức xưng tội. Các ngài thêm các bài đọc Sách Thánh, khuyến khích lối xưng tội đối thoại và lập ra “phòng hòa giải” trông giống như văn phòng rẻ tiền của các tâm lý gia. Các linh mục nghiên cứu “khoa huấn đạo” và học cách uốn giọng nghe sao cho có vẻ có tính hỗ trợ. Việc xưng tội trở thành trị liệu pháp, và vị giải tội nào thiếu khả năng kích động một kinh nghiệm trị liệu sẽ bị coi là vô dụng. Tuy nhiên, nói thật, không có điều gì trong ơn gọi của chúng ta làm chúng ta đủ tư cách làm một nhà trị liệu.
Ngày tôi chịu chức linh mục, mẹ tôi, tự hào một cách thích đáng, đã dạy tôi bài học ấy. Mẹ bảo tôi “Má quen nghĩ các linh mục điều gì cũng biết. Nay thì mẹ lo lắng, vì con là linh mục, nhưng mẹ thấy con chẳng biết gì cả”.
Kể từ ngày ấy, tôi đã học được điều này: xưng tội không phải là trị liệu pháp, cũng không phải là kế toán pháp luân lý. Lạc quan nhất, ta có thể coi nó như một lời quả quyết rằng sự thật tối hậu của đời sống nội tâm ta là sự nghèo nàn tuyệt đối của ta, là sự lệ thuộc triệt để của ta, là cơn khát không tài nào đã khát của ta, là nhu cầu hết sức khẩn thiết được yêu thương của ta. Như Thánh Augustinô từng biết rất rõ, xưng tội, nhiên hậu, liên quan tới việc ngợi khen.
Tôi cũng thấy rằng khi xưng thú những cuộc chiến đấu cảm kích nhất, người ta đạt tới một thứ ngôn ngữ giản dị nhất, thứ ngôn ngữ của đứa trẻ đứng trước một thế giới quá hỗn độn đến không thể hiểu được. Sự ngỡ ngàng im lặng là đáp ứng tự nhiên nhất trước một mạc khải vượt quá mọi ngôn từ, một cái đẹp vượt quá mọi hình ảnh; nếu người ta phải nói một điều gì đó, thì cách tốt nhất là chỉ một vài lời có thể bảo vệ sự uy nghi vô tận của mầu nhiệm này, trong chính tính hình thức của chúng. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm không phải là ngôn từ của các nhà chuyên môn, cũng không phải là ngôn từ của các nhà soạn kịch hùng biện nhất, cũng không phải là ngôn từ của việc tự chấp nhận mình một cách trưởng thành và lành mạnh. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm là sự im lặng thanh thản, một thương tích sâu hoắm, một thèm khát vô bờ và, thỉnh thoảng, là giọng cười nho nhỏ.
Sinh ở Puerto Rico, Đức Ông vốn là một nhà vật lý, có bằng đại học về Khoa Học Không Gian và Vật Lý Áp Dụng cũng như có bằng cao học về thần học của Đại Học Công Giáo America ở Washington D.C., và bằng tiến sĩ thần học của Giáo Hoàng Đại Học Thánh Tôma Aquinô ở Rôma.
Từng dạy thần học tại El Escorial, Tân Ban Nha, tại The Christian Commonwealth Institute cũng như viết báo trước khi được thụ phong linh mục năm 1972. Sau đó, dạy tại Học Viện Gioan Phaolô II ở Washington D.C. và chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York và từng là Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Puerto Ricô ở Ponce.
Ngài thường xuyên giữ một mục cho tuần báo Ý Tempi, viết cho The New Yorker, và xuất hiện và được phỏng vấn trên các chương trình của CNN, The Charlie Rose Show, PBS, EWTN, Slate, The New Republic, và Godspy.
Nổi tiếng hơn cả là tác phẩm God at the Ritz: Attraction to Infinity (Crossroad Publishing Company), một cuốn sách trong đó, với tư cách linh mục vật lý gia, ngài đề cập tới khoa học, tính dục, chính trị và tôn giáo. Nhận đnịh về văn phong của ngài, Đức Hồng Y Theodore Edgar McCarrick viết rằng: “đức ông Albacete có một tầm nhìn thấu suốt về mầu nhiệm Thiên Chúa và một khiếu hài hước kỳ diệu ngay cả khi ngài đề cập các chủ đề rất hắc búa. Có lẽ vì cái khiếu hài hước và kỳ diệu này mà người thuộc mọi tín ngưỡng đã tìm đọc các bài viết của ngài…”
Tính hài hước trên thấy rõ trong một bài nhận định của Đức Ông, viết hồi tháng 5 năm 2000, về kinh nghiệm giải tội.
Lần đầu tiên, tôi nghe xưng tội là ít tuần sau khi tôi chịu chức linh mục năm 1973, tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mátthêu ở Hoa Thịnh Đống, nơi thánh lễ cầu hồn cho Tổng Thống John F. Kennedy đã được cử hành. Hối nhân là một du khách, bước vào tòa giải tội gần như tình cờ. Anh ta nói: “Con đang trên đường tới McDonald, nhưng thấy nhà thờ và nhớ đến lễ tang của Tổng Thống Kennedy, rồi con thấy chiếc đèn mầu xanh ở tòa giải tội, nên con bước tới. Thực sự, con không biết chắc mình muốn gì”.
Tôi bảo anh ta: “À, cha hy vọng con không muốn một Big Mac với khoai chiên dòn kiểu Pháp, vì nếu thế, con sẽ lầm lớn”.
Anh ta tặc lưỡi rồi thưa: “Cha thấy đấy, thưa cha, đã lâu, đã một thời gian lâu. Con sẽ nói với cha những điều cha chưa bao giờ nghe trong tòa giải tội trước đây”.
Tôi bảo anh ta “Điều ấy không khó lắm đâu. Đây là lần đầu tiên cha nghe xưng tội mà. Điều gì con nói cũng sẽ làm cha rất ngạc nhiên cả”. Anh ta bật cười, cười sặc sụa. Những người xếp hàng ở bên ngoài bắt đầu chạy qua tòa giải tội khác.
Tôi không coi thường dịp nghe xưng tội ấy. Truyền thống huyền nhiệm có nói tới điều gọi là choáng váng trước sự thánh thiêng, một cách diễn tả sự bất cân xứng vô tận giữa bạn và mầu nhiệm mà bạn can dự vào một cách nào đó. Tôi chỉ cảm nhận sự bất cân xứng vô tận của dịp đó mà thôi.
Nhiều người nghĩ tới việc xưng tội như một việc trình bầy cách đáng sợ cái bản ngã sâu sắc nhất của mình. Vị giải tội nhìn vào những vùng đen tối nhất của tâm thức con người, bật mí những bí mật gây bối rối nhất, không những các việc bạn thực sự làm, mà còn cả những việc bạn muốn làm nữa. Thí dụ: vị giải tội hỏi: “con có tiêu khiển với các ý tưởng bậy bạ không? Hối nhân trung thực: “thưa cha không, chúng tiêu khiển con”. Và do đó, người ta làm hết cách để ngụy trang dưới những mỹ từ hay ngôn từ trừu tượng bao nhiêu có thể và, trên hết, tránh việc những người đứng ở ngoài tòa giải tội nghe thấy.
Ấy thế nhưng kinh nghiệm làm người giải tội của tôi không liên hệ gì tới việc phải nghe các bí mật rôm rả. Phần lớn các hối nhân của tôi chỉ nhắc lại các công thức họ từng được nghe lúc học ở lớp 2 và gọi tên các tội của họ bằng các phạm trù chính thức. Tôi từng được nghe những điều như “con đã bất trung 23 lần bằng việc làm và 50 lần bằng tư tưởng”. Tôi nhớ có một người biệt xứ vì chính trị xưng với tôi “con đã tra tấn các tù nhân”. Nghe thấy thế, tôi nghĩ: “Có thế chứ, một tội mới!” Nhưng tôi ăn nói thế nào với ông hối nhân này đây, bảo ông ta đừng phạm tội nữa ư? Đề nghị ông ta đi nghe huấn đạo ư? Thế rồi ông ta làm tôi ngạc nhiên, khi hỏi “Con có phải xưng với cha chính xác là bao nhiêu lần không?”
Tôi vẫn thường giải tội ở những nơi rất không thông thường, như ở đường xe điện ngầm hay trong các rạp hát. Có lần, một phi công trưởng tiến lại gần tôi giữa lúc máy bay đang bay. Sợ quá, tôi hỏi ông ta: “có phải ông biết một điều gì đó mà tôi không biết về chuyến bay này hay không?” Ông nói để tôi an tâm rằng không có gì bất thường xẩy ra cả; ông chỉ cảm thấy khẩn thiết phải xưng tội thôi. Ấy thế nhưng điều ông xưng chẳng có chi là khẩn thiết đối với tôi cả. Cả những người khác muốn xưng tội ngay tại chỗ cũng thế. Tôi quen nghĩ rằng những người cảm thấy nôn nóng phải xưng các tội nhẹ đều là những người thiếu cuộc sống nội tâm, hay đời sống bên ngoài của họ một là nhạt nhẽo hai là vô luân một cách đáng sợ, như trường hợp ông hối nhân tra tấn của tôi. Cũng thế, tôi quen nghĩ rằng xưng tội theo kiểu liệt kê là dấu chỉ một quan điểm kém phát triển và vụ luật về luân lý tính.
Cuối cùng, các vị có trách nhiệm đã thay đổi nghi thức xưng tội. Các ngài thêm các bài đọc Sách Thánh, khuyến khích lối xưng tội đối thoại và lập ra “phòng hòa giải” trông giống như văn phòng rẻ tiền của các tâm lý gia. Các linh mục nghiên cứu “khoa huấn đạo” và học cách uốn giọng nghe sao cho có vẻ có tính hỗ trợ. Việc xưng tội trở thành trị liệu pháp, và vị giải tội nào thiếu khả năng kích động một kinh nghiệm trị liệu sẽ bị coi là vô dụng. Tuy nhiên, nói thật, không có điều gì trong ơn gọi của chúng ta làm chúng ta đủ tư cách làm một nhà trị liệu.
Ngày tôi chịu chức linh mục, mẹ tôi, tự hào một cách thích đáng, đã dạy tôi bài học ấy. Mẹ bảo tôi “Má quen nghĩ các linh mục điều gì cũng biết. Nay thì mẹ lo lắng, vì con là linh mục, nhưng mẹ thấy con chẳng biết gì cả”.
Kể từ ngày ấy, tôi đã học được điều này: xưng tội không phải là trị liệu pháp, cũng không phải là kế toán pháp luân lý. Lạc quan nhất, ta có thể coi nó như một lời quả quyết rằng sự thật tối hậu của đời sống nội tâm ta là sự nghèo nàn tuyệt đối của ta, là sự lệ thuộc triệt để của ta, là cơn khát không tài nào đã khát của ta, là nhu cầu hết sức khẩn thiết được yêu thương của ta. Như Thánh Augustinô từng biết rất rõ, xưng tội, nhiên hậu, liên quan tới việc ngợi khen.
Tôi cũng thấy rằng khi xưng thú những cuộc chiến đấu cảm kích nhất, người ta đạt tới một thứ ngôn ngữ giản dị nhất, thứ ngôn ngữ của đứa trẻ đứng trước một thế giới quá hỗn độn đến không thể hiểu được. Sự ngỡ ngàng im lặng là đáp ứng tự nhiên nhất trước một mạc khải vượt quá mọi ngôn từ, một cái đẹp vượt quá mọi hình ảnh; nếu người ta phải nói một điều gì đó, thì cách tốt nhất là chỉ một vài lời có thể bảo vệ sự uy nghi vô tận của mầu nhiệm này, trong chính tính hình thức của chúng. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm không phải là ngôn từ của các nhà chuyên môn, cũng không phải là ngôn từ của các nhà soạn kịch hùng biện nhất, cũng không phải là ngôn từ của việc tự chấp nhận mình một cách trưởng thành và lành mạnh. Ngôn từ của cuộc sống nội tâm là sự im lặng thanh thản, một thương tích sâu hoắm, một thèm khát vô bờ và, thỉnh thoảng, là giọng cười nho nhỏ.