Đức Hồng Y Robert Sarah vừa có lời nhận định về văn kiện Magnum Principium, tức tự sắc của Đức Phanxicô về các bản dịch phụng vụ, nhằm trấn an tín hữu rằng Tòa Thánh vẫn tiếp tục xem xét bất cứ thay đổi nào hay bất cứ bản dịch phụng vụ mới nào để chúng trung thành với nguyên bản La Tinh.
Thực vậy, trong một bài báo đăng trên tạp chí Công Giáo Pháp L’Homme Nouveau,(Người Mới), Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích xác nhận rằng việc Tự Sắc thay đổi Điều Luật 838, nhằm chuyển một số trách nhiệm trong việc dịch các bản văn phụng vụ từ Tòa Thánh qua các giám mục địa phương, vẫn đòi Tòa Thánh phải chấp thuận bất cứ sự thay đổi hay bản dịch nào.
Bài báo trên, chính thức đề ngày 1 tháng Mười, ngày Tự Sắc Magnum Principium (Nguyên Tắc Vĩ Đại) có hiệu lực, đã bênh vực tài liệu hướng dẫn do Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, Tổng Thư Ký của Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích, ban hành cùng lúc với Tự Sắc. Đức Tổng Giám Mục Roche nhấn mạnh rằng vai trò của Tòa Thánh trong việc xác nhận các bản dịch vẫn còn là “một hành vi có thẩm quyền” buộc người ta phải “trung thành” với nguyên bản La Tinh.
Các tuyên bố của Đức Hồng Y Sarah về vấn đề này đi ngược lại những người coi Tự Sắc như một cửa ngõ mở ra cho các bản dịch phóng khoáng hơn sang tiếng địa phương, không cần phải nhất quán với nguyên bản La Tinh.
Đức Thánh Cha, khi ký Magnum Principium vào ngày 3 Tháng 9, đã cho phép nhiều thay đổi đối với Điều Luật 838 nhằm tản quyền diễn trình dịch thuật bằng cách dành cho các giám mục địa phương trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ trong khi duy trì thẩm quyền chấp thuận hay bác bỏ các bản dịch này cho Tòa Thánh.
Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích sẽ không còn ra chỉ thị cho các giám mục trong việc đưa ra các đề xuất sửa đổi nhưng vẫn duy trì thẩm quyền chấp thuận hay bác bỏ các kết quả ở cuối diễn trình.
Hậu quả là Ủy Ban Vox Clara của Tòa Thánh do Đức Gioan Phaolô II thiết lập năm 2002 để giúp Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích hiệu đính các bản dịch tiếng Anh, nay không còn cần thiết nữa.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đưa ra các thay đổi vì “nhiều khó khăn” đôi khi vẫn thường diễn ra giữa Tòa Thánh và các hội đồng giám mục. Ngài nói thêm rằng ngài muốn có sự “hợp tác thận trọng và sáng tạo đầy tin tưởng lẫn nhau” giữa Tòa Thánh và các hội đồng giám mục, để việc canh tân “toàn bộ đời sống phụng vụ được tiếp tục”. Do đó, theo ngài, điều “xem ra thích đáng là một số nguyên tắc truyền lại từ thời Công Đồng được tái xác nhận một cách rõ ràng hơn và được đem ra thực hành”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng sau khi lắng nghe các khuyến cáo của một ủy ban do ngài thiết lập để xem xét vấn đề, ngài muốn làm cho việc hợp tác giữa Tòa Thánh và các hội đồng giám mục “dễ dàng và mang lại hoa trái nhiều hơn” phù hợp với hiến chế của Công Đồng Vatican II về phụng vụ, tức hiến chế Sacrosanctum Concilium, và tự sắc năm 1964, tức tự sắc Sacram Liturgiam, của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI.
Liturgiam Authenticam
Trong bài báo của ngài, Đức Hồng Y Sarah bắt đầu bằng cách tái khẳng định rằng “văn kiện có thẩm quyền” liên quan tới các bản dịch phụng vụ vẫn là Liturgiam Authenticam, tức huấn thị năm 2001 của Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích nhằm bảo đảm “bao nhiêu có thể” để các bản dịch phải dịch “một cách toàn vẹn và chính xác nhất” từ nguyên bản La Tinh.
Chính vì lý do ấy, ngài nói tiếp, các bản dịch trung thành do các hội đồng giám mục thực hiện và chấp thuận “phải phù hợp hết sức với các qui định của huấn thị này”.
Sau đó, Đức Hồng Y tập chú vào hai thay đổi chủ yếu đối với các tiết của điều luật 838: thay đổi thứ nhất nói rằng Tòa Thánh có nhiệm vụ “thừa nhận” (recognitio) các thích ứng của các hội đồng giám mục đối với các bản văn; và thay đổi thứ hai nói rằng Tòa Thánh có nhiệm vụ “xác nhận” (confirmatio) các bản dịch đã được các hội đồng giám mục soạn thảo “một cách trung thành” và được các chấp thuận và cho công bố sau khi được Tòa Thánh xác nhận.
Ngài nhấn mạnh rằng việc thừa nhận (recognition) sẽ “bảo vệ và bảo đảm sự phù hợp với lề luật và sự hiệp thông của Giáo Hội (sự hợp nhất của Giáo Hội)’ trong khi sự xác nhận (confirmation) “chỉ” được Toà Thánh ban cấp nếu, sau khi khảo sát một bản dịch, Tòa Thánh thấy nó “trung thành” và nhất quán với nguyên bản La Tinh, dựa trên các tiêu chuẩn của Liturgiam Authenticam.
Ngoài ra, Đức Hồng Y Sarah còn nhấn mạnh rằng cả việc thừa nhận lẫn việc xác nhận đều “không hề là việc có đó cho có hình thức” và không thể được ban cấp sau một cuộc “duyệt xét vội vàng”. Ngài cũng nói thêm rằng xác nhận “giả thiết và hàm nghĩa một cuộc duyệt xét chi tiết” của Tòa Thánh và khả thể là các bản dịch có thể bị bác bỏ nếu chúng không trung thành với nguyên bản La Tinh. Đức Hồng Y quả quyết rằng một quyết định như thế “sẽ có tính trói buộc” đối với các hội đồng giám mục.
Ngài nói thêm rằng sự minh xác này phù hợp với các hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Roche về Tự Sắc.
Theo Đức Hồng Y, các thay đổi trên không “thay đổi trách nhiệm của Tòa Thánh và do đó, thẩm quyền của Tòa Thánh, liên quan đến các bản dịch phụng vụ”. Đúng hơn, theo ngài, Tòa Thánh phải tiếp tục lượng giá xem liệu bất cứ sự thay đổi nào có “thực sự trung thành” với nguyên bản La Tinh để duy trì sự hợp nhất trong Giáo Hội hay không.
Sau khi giải thích rằng việc thừa nhận và xác nhận của Tòa Thánh sẽ thực sự dẫn tới các thích ứng và bản dịch tốt hơn và trung thành hơn cho các bản văn phụng vụ, Đức Hồng Y Sarah kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng diễn trình tham khảo và chấp thuận như thế hết sức quan trọng để lượng giá mọi loại nỗ lực của con người, để bảo đảm chúng ta thực hiện chúng “hết khả năng của mình”.
Ngài cho rằng trong bối cảnh này, diễn trình trên cũng không khác gì: “Đời sống ta như một tấm thảm thừa nhận và xác nhận giúp ta tiến bước một cách hết sức trung thành đối với các đòi hỏi của thực tế”.
Ngài ca ngợi lời Đức Phanxicô nói trong thư ngày 26 tháng 9, gửi các hội đồng giám mục, trong đó, Đức Giáo Hoàng viết rằng ngài muốn làm cho việc hợp tác giữa Tòa Thánh và các vị “dễ dàng và mang hoa trái nhiều hơn”.
Thực vậy, trong một bài báo đăng trên tạp chí Công Giáo Pháp L’Homme Nouveau,(Người Mới), Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích xác nhận rằng việc Tự Sắc thay đổi Điều Luật 838, nhằm chuyển một số trách nhiệm trong việc dịch các bản văn phụng vụ từ Tòa Thánh qua các giám mục địa phương, vẫn đòi Tòa Thánh phải chấp thuận bất cứ sự thay đổi hay bản dịch nào.
Bài báo trên, chính thức đề ngày 1 tháng Mười, ngày Tự Sắc Magnum Principium (Nguyên Tắc Vĩ Đại) có hiệu lực, đã bênh vực tài liệu hướng dẫn do Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, Tổng Thư Ký của Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích, ban hành cùng lúc với Tự Sắc. Đức Tổng Giám Mục Roche nhấn mạnh rằng vai trò của Tòa Thánh trong việc xác nhận các bản dịch vẫn còn là “một hành vi có thẩm quyền” buộc người ta phải “trung thành” với nguyên bản La Tinh.
Các tuyên bố của Đức Hồng Y Sarah về vấn đề này đi ngược lại những người coi Tự Sắc như một cửa ngõ mở ra cho các bản dịch phóng khoáng hơn sang tiếng địa phương, không cần phải nhất quán với nguyên bản La Tinh.
Đức Thánh Cha, khi ký Magnum Principium vào ngày 3 Tháng 9, đã cho phép nhiều thay đổi đối với Điều Luật 838 nhằm tản quyền diễn trình dịch thuật bằng cách dành cho các giám mục địa phương trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ trong khi duy trì thẩm quyền chấp thuận hay bác bỏ các bản dịch này cho Tòa Thánh.
Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích sẽ không còn ra chỉ thị cho các giám mục trong việc đưa ra các đề xuất sửa đổi nhưng vẫn duy trì thẩm quyền chấp thuận hay bác bỏ các kết quả ở cuối diễn trình.
Hậu quả là Ủy Ban Vox Clara của Tòa Thánh do Đức Gioan Phaolô II thiết lập năm 2002 để giúp Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích hiệu đính các bản dịch tiếng Anh, nay không còn cần thiết nữa.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đưa ra các thay đổi vì “nhiều khó khăn” đôi khi vẫn thường diễn ra giữa Tòa Thánh và các hội đồng giám mục. Ngài nói thêm rằng ngài muốn có sự “hợp tác thận trọng và sáng tạo đầy tin tưởng lẫn nhau” giữa Tòa Thánh và các hội đồng giám mục, để việc canh tân “toàn bộ đời sống phụng vụ được tiếp tục”. Do đó, theo ngài, điều “xem ra thích đáng là một số nguyên tắc truyền lại từ thời Công Đồng được tái xác nhận một cách rõ ràng hơn và được đem ra thực hành”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng sau khi lắng nghe các khuyến cáo của một ủy ban do ngài thiết lập để xem xét vấn đề, ngài muốn làm cho việc hợp tác giữa Tòa Thánh và các hội đồng giám mục “dễ dàng và mang lại hoa trái nhiều hơn” phù hợp với hiến chế của Công Đồng Vatican II về phụng vụ, tức hiến chế Sacrosanctum Concilium, và tự sắc năm 1964, tức tự sắc Sacram Liturgiam, của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI.
Liturgiam Authenticam
Trong bài báo của ngài, Đức Hồng Y Sarah bắt đầu bằng cách tái khẳng định rằng “văn kiện có thẩm quyền” liên quan tới các bản dịch phụng vụ vẫn là Liturgiam Authenticam, tức huấn thị năm 2001 của Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích nhằm bảo đảm “bao nhiêu có thể” để các bản dịch phải dịch “một cách toàn vẹn và chính xác nhất” từ nguyên bản La Tinh.
Chính vì lý do ấy, ngài nói tiếp, các bản dịch trung thành do các hội đồng giám mục thực hiện và chấp thuận “phải phù hợp hết sức với các qui định của huấn thị này”.
Sau đó, Đức Hồng Y tập chú vào hai thay đổi chủ yếu đối với các tiết của điều luật 838: thay đổi thứ nhất nói rằng Tòa Thánh có nhiệm vụ “thừa nhận” (recognitio) các thích ứng của các hội đồng giám mục đối với các bản văn; và thay đổi thứ hai nói rằng Tòa Thánh có nhiệm vụ “xác nhận” (confirmatio) các bản dịch đã được các hội đồng giám mục soạn thảo “một cách trung thành” và được các chấp thuận và cho công bố sau khi được Tòa Thánh xác nhận.
Ngài nhấn mạnh rằng việc thừa nhận (recognition) sẽ “bảo vệ và bảo đảm sự phù hợp với lề luật và sự hiệp thông của Giáo Hội (sự hợp nhất của Giáo Hội)’ trong khi sự xác nhận (confirmation) “chỉ” được Toà Thánh ban cấp nếu, sau khi khảo sát một bản dịch, Tòa Thánh thấy nó “trung thành” và nhất quán với nguyên bản La Tinh, dựa trên các tiêu chuẩn của Liturgiam Authenticam.
Ngoài ra, Đức Hồng Y Sarah còn nhấn mạnh rằng cả việc thừa nhận lẫn việc xác nhận đều “không hề là việc có đó cho có hình thức” và không thể được ban cấp sau một cuộc “duyệt xét vội vàng”. Ngài cũng nói thêm rằng xác nhận “giả thiết và hàm nghĩa một cuộc duyệt xét chi tiết” của Tòa Thánh và khả thể là các bản dịch có thể bị bác bỏ nếu chúng không trung thành với nguyên bản La Tinh. Đức Hồng Y quả quyết rằng một quyết định như thế “sẽ có tính trói buộc” đối với các hội đồng giám mục.
Ngài nói thêm rằng sự minh xác này phù hợp với các hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Roche về Tự Sắc.
Theo Đức Hồng Y, các thay đổi trên không “thay đổi trách nhiệm của Tòa Thánh và do đó, thẩm quyền của Tòa Thánh, liên quan đến các bản dịch phụng vụ”. Đúng hơn, theo ngài, Tòa Thánh phải tiếp tục lượng giá xem liệu bất cứ sự thay đổi nào có “thực sự trung thành” với nguyên bản La Tinh để duy trì sự hợp nhất trong Giáo Hội hay không.
Sau khi giải thích rằng việc thừa nhận và xác nhận của Tòa Thánh sẽ thực sự dẫn tới các thích ứng và bản dịch tốt hơn và trung thành hơn cho các bản văn phụng vụ, Đức Hồng Y Sarah kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng diễn trình tham khảo và chấp thuận như thế hết sức quan trọng để lượng giá mọi loại nỗ lực của con người, để bảo đảm chúng ta thực hiện chúng “hết khả năng của mình”.
Ngài cho rằng trong bối cảnh này, diễn trình trên cũng không khác gì: “Đời sống ta như một tấm thảm thừa nhận và xác nhận giúp ta tiến bước một cách hết sức trung thành đối với các đòi hỏi của thực tế”.
Ngài ca ngợi lời Đức Phanxicô nói trong thư ngày 26 tháng 9, gửi các hội đồng giám mục, trong đó, Đức Giáo Hoàng viết rằng ngài muốn làm cho việc hợp tác giữa Tòa Thánh và các vị “dễ dàng và mang hoa trái nhiều hơn”.