Hơn 12 năm từ ngày kết thúc triều giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II, Giáo Hội vẫn tiếp tục lượng giá và suy niệm về một trong các triều giáo hoàng quan trọng nhất trong lịch sử. Và không lượng giá nào lại có thể bỏ qua một trong các thành tựu vĩ đại nhất của ngài: đó là Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, ban hành cách nay đúng 25 năm (11 tháng 10, 1992).
Là cuốn giáo lý vĩ đại đầu tiên kể từ Công Đồng Trent trong thế kỷ 16, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tự chứng tỏ là phương tiện giáo huấn lâu dài và mạnh mẽ, luôn có giá trị.
Đức Tin như một toàn thể hữu cơ
Nguyên khởi Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là năm 1985 và Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường do Đức Gioan Phaolô II triệu tập để kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II. Thượng hội đồng này nghiên cứu cả việc tiếp nhận lẫn việc thực thi Công Đồng trong đời sống Giáo Hội, với tập chú đặc biệt vào việc phải giải thích ra sao các văn kiện và giáo huấn của nó. Đây là một biện pháp chính để Giáo Hội hiểu rõ về Công Đồng sau một thời kỳ hỗn độn và giải thích sai dưới lá bài gọi là “tinh thần công đồng”.
Trong các phiên họp của Thượng Hội Đồng, sự can thiệp đáng nhớ là của Đức Hồng Y Bernard Law, lúc ấy là Tổng Giám Mục Boston. Ngài đề cập tới việc phải có một cuốn giáo lý phổ quát làm bản tóm lược đáng tin cậy về đức tin. Ngài nói: “Một số sách giáo lý quốc gia rất có giá trị, nhưng tự chúng, chúng không đầy đủ… Người trẻ ở Boston và Lenigrad ngày nay cùng mặc quần jean mầu dương như nhau; họ cùng hát và nhẩy theo cùng một dòng nhạc. Ta cũng cần một hình thức dạy giáo lý đơn nhất như thế”.
Đức Hồng Y Law lên tiếng thay cho nhiều nhà lãnh đạo khác trong Giáo Hội thời ấy, trong đó có Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Một năm sau Thượng Hội Đồng này, một ủy ban đã được thiết lập để có được cuốn sách giáo lý đó.
Sách Giáo Lý như một bản hòa âm
Trong tông hiến Fidei Depositum nhằm công bố Sách Giáo Lý, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mô tả chức năng của Sách Giáo Lý một cách súc tích như sau:
“Sách giáo lý phải trình bày một cách trung thành và có hệ thống giáo huấn của Thánh Kinh, truyền thống sống động trong Hội Thánh và Huấn Quyền đích thực, cũng như gia sản thiêng liêng của các Giáo Phụ, các thánh nam nữ của Hội Thánh, để có thể giúp người ta hiểu biết hơn về Mầu nhiệm Ki-tô giáo và làm sinh động đức tin của dân Thiên Chúa. Sách giáo lý phải lưu ý đến những minh định về đạo lý mà Chúa Thánh Thần đã khơi dậy trong Hội Thánh qua các thời đại. Sách giáo lý cũng phải giúp chúng ta dùng ánh sáng đức tin soi sáng những hoàn cảnh mới và những vấn đề chưa được đặt ra trong quá khứ”.
Nhiệm vụ của ủy ban hiển nhiên là lớn lao. Đọc cuốn sách ít ai để ý là cuốn Dẫn Nhập Vào Sách Giáo Lý của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và Đức Cha Christoph Schönborn lúc đó, người ta mới có thể đánh giá được các thách đố lớn lao được đặt ra cho ủy ban.
Một trong các thách đố hiển nhiên nhất là làm sao đặt để cấu trúc cho nó và trọng điểm của bản văn nằm ở đâu?
Ngay từ đầu, ủy ban đã quyết định sử dụng khuôn mẫu cổ điển, mà điển hình vĩ đại nhất chính là khuôn mẫu của Công Đồng Trent, tức cuốn Giáo Lý Rôma (GLR), được ban hành lần đầu trong thập niên 1560 và là một phương thế vĩ đại giúp các linh mục tại các giáo xứ gìn giữ đức tin thời Cải Cách Công Giáo và nhiều thế kỷ tiếp theo.
Giáo Lý Rôma được chia thành 4 phần: Kinh Tin Kính, các bí tích, các giới răn, việc cầu nguyện. Ủy Ban quyết định chọn cấu trúc này cho Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Và là cấu trúc rất trung thành với việc dạy giáo lý để chịu phép rửa đã có từ thời sơ khai, với phần thứ nhất đặt khuôn trên Kinh Tin Kính.
Ủy Ban khảo sát rất kỹ sách Giáo Lý Rôma của Công Đồng Trent và khi duyệt lại ấn bản được hiệu đính trong thập niên 1980 bởi Giáo Sư Pedro Rodriguez và các cộng sự viên của ông, Ủy Ban thấy rằng Giáo Lý Rôma được phân chia thành 4 phần: 22% dành cho kinh tin kính, 37% (gần gấp đôi) dành cho các bí tích, 21% và 20% dành cho các giới răn và Kinh Lạy Cha: một sự thiếu quân bình rõ ràng nghiêng về phía các bí tích vì cuộc tranh luận về bí tích của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản.
Cuối cùng, ủy ban mới đã thay đổi trọng điểm đi một chút: 39% dành cho Kinh Tin Kính, 23% dành cho các bí tich, 27% cho các giới răn và 11% cho việc cầu nguyện.
Tuy nhiên, cả sách Giáo Lý Rôma lẫn sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đều đặt trọng điểm của bản văn vào hai cột trụ đầu. Đức Cha (nay là Hồng Y) Christoph Schönborn suy nghĩ về sự nhấn mạnh này và về tính ưu việt của ơn thánh và việc xuất hiện một thứ sách gấp đôi (diptych):
"Trong cả hai văn kiện, hai phần đầu tự chúng tạo nên gần 2/3 cuốn sách. Để ý đến việc này, ta có thể áp dụng vào Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo điều mà nhà hiệu đính nói về sách Giáo Lý Rôma: thực sự, trật tự về tín lý của sách Giáo Lý Rôma không hề có 4 phần nhưng tự trình bầy mình như một thứ sách gấp đôi tuyệt hảo lấy từ thánh truyền: vì một đàng, các mầu nhiệm của đức tin vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất nhưng có Ba Ngôi, được tuyên xưng (kinh tin kính) và được cử hành (các bí tích); đàng kia, sự sống Kitô hữu phù hợp với đức tin, một đức tin làm việc qua đức ái, được phát biểu trong cách sống Kitô Giáo (mười giới răn) và trong lời cầu nguyện con thảo (Kinh Lạy Cha)”.
Sứ điệp của cuốn sách gấp đôi này rất rõ ràng. Dù sử dụng bất cứ phương pháp dạy giáo lý nào - sách Giáo Lý Rôma và sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo thực ra không áp đặt bất cứ phương pháp chuyên biệt nào – địa vị ưu việt trong việc dậy giáo lý phải dành cho Thiên Chúa và các công trình của Người. Bất cứ con người phải làm gì thì điều này vẫn luôn là một đáp trả đối với Thiên Chúa và các công trình của Người. Và trong cả hai sách giáo lý, các Kỳ Công của Thiên Chúa mới “là trọng tâm của vấn đề”. Điều này đơn giản tương ứng với thực tại: Thiên Chúa trước nhất; ơn thánh trước nhất. Đây chính là phẩm trật sự thật đích thực. Do đó, dậy giáo lý phải dẫn tới việc thờ phượng Thiên Chúa trước nhất, tới việc công bố các công trình vĩ đại của Người, tới việc ca ngợi ơn thánh của Người (Dẫn Nhập, 48-49).
Mục tiêu chính là trọn văn kiện phải có sự thống nhất nội tại, điều có thể được gọi và thực sự đã được gọi là đặc tính hòa âm của Sách Giáo Lý.
Như Petroc Willey, Pierre de Cointet và Barbara Morgan viết trong cuốn nghiên cứu của họ The Catechism of the Catholic Church and the Craft of Catechesis (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và Kỹ Thuật Dậy Giáo Lý), “một hình ảnh được các soạn giả Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo sử dụng là hình ảnh bản hòa âm, và điều này đặc biệt hữu ích để ta đánh giá Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo về nhiều phương diện, kể cả cấu trúc nền tảng của nó… Giống phần lớn các bản hòa âm, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có 4 phần (movements). Bên trong các phần này, một bản hòa âm được cấu thành từ nhiều nốt nhạc và tiết nhạc khác nhau, và điều này có thể so sánh với các niềm tin khác nhau của Giáo Hội đối với Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô, đối với các bí tích và việc cầu nguyện, và đối với việc phải hành động ra sao để tôn trọng phẩm giá của chính mình và của người khác. Cộng lại với nhau, các niềm tin này tạo thành một toàn thể đẹp đẽ, hòa nhịp (Kỹ Thuật Dậy Giáo Lý, 17-18).
Vị trí của Kinh Tin Kính
Dĩ nhiên, điều hết sức đáng lưu ý về phương diện sắp xếp là Sách đã nhấn mạnh rất nhiều tới Kinh Tin Kính và việc tuyên xưng đức tin phải được giảng dậy cách nào để các tín điều mà người dự tòng cố gắng học thuộc lòng trở thành không những một phần của trí hiểu mà còn là của cuộc sống của họ nữa.
Kinh Tin Kính, hiển nhiên, là thành phần cấu tạo của việc đó, nhất là trong một thời đại mơ hồ, đầy giễu cợt và hoài nghi. Kinh Tin Kính cũng là một phản cực đối với thế giới hiện đại, như nó từng là đối với Rôma ngoại giáo. Nhưng nó cũng là cửa ngõ của việc dậy giáo lý và của việc đào tạo lối sống và lối nhìn thế giới của Kitô Giáo.
Đức Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn đầu tiên trước ủy ban soạn sách giáo lý, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Sách Giáo Lý như một dụng cụ để dậy giáo lý đầy đủ:
“Chắc chắn sách giáo lý không phải là việc dậy giáo lý, nhưng là một phương tiện hay một dụng cụ của việc này (Catechesi Tradendae, 28). Thực thế, trong khi sách giáo lý là bản tóm lược học lý của giáo hội, thì việc dậy giáo lý ‘là hành động của giáo hội nhằm dẫn cộng đồng và các Kitô hữu cá nhân đến chỗ trưởng thành trong đức tin’ (Hướng Dẫn Giáo Lý Tổng Quát, 21); nó thông truyền học lý này, bằng các phương pháp thích ứng theo tuổi, để chân lý Kitô Giáo, nhờ ơn ChúaThánh Thần, trở thành sự sống của tín hữu”.
Năm 1986, Đức Gioan Phaolô II cũng đã nói rằng “sách giáo lý mà qúy anh em được mời gọi thiết kế được định vị trong truyền thống vĩ đại của Giáo Hội, không phải để thay thế các sách giáo lý giáo phận hay quốc gia, nhưng làm ‘điểm qui chiếu’ cho các sách này. Do đó, nó không nhằm làm dụng cụ tạo ra một thứ ‘độc dạng’ nông cạn, nhưng là một trợ cụ quan trọng để bảo đảm ‘sự hợp nhất của đức tin’ vốn là chiều kích chủ yếu của sự hợp nhất của Giáo Hội, một sự hợp nhất 'nẩy sinh từ sự hợp nhất của Chúa Cha, của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần’ (Thánh Cyprianô, Về Kinh Lạy Cha)”.
Sách Giáo Lý cũng nói lên điều đó khi tuyên bố rằng “có một sự nối kết hữu cơ giữa đời sống thiêng liêng và các tín điều. Các tín điều là đèn sáng dọc đường đức tin; chúng soi dẫn và làm cho nó vững ổn. Ngược lại, nếu đời sống ta chính trực, trí khôn và trái tim ta sẽ mở ra để chào đón ánh sáng do các tín điều đức tin soi chiếu” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 89).
Sách Giáo Lý trở thành nền tảng, trở thành cửa ngõ thứ nhất của việc học hỏi, qua đó, người Kitô hữu mới có thể bước vào để thâm hậu hóa cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô và tiến tới cái hiểu nền tảng về mình là ai và giáo huấn của Chúa Kitô có nghĩa gì đối với chúng ta.
Vào dịp kỷ niệm 25 năm, và ở một thời điểm lo âu và hàm hồ cực độ trong xã hội và tại nhiều nơi trong Giáo Hội, Sách Giáo Lý vẫn là sách chỉ dẫn chắc chắn để ta tìm được sự rõ ràng, nhận thức, sự thật, tình yêu, sự thánh thiện và sự sống.
Ta hẳn không quên lời Thánh Augustinô nói về kinh tin kính: “Ước chi kinh tin kính trở thành gương soi cho anh chị em. Anh chị em hãy nhìn anh chị em ở trong đó, xem xem liệu anh chị em có tin tất cả những điều anh chị em nói anh chị em tin hay không. Và mỗi ngày, anh chị em hãy hân hoan trong đức tin của anh chị em” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1064).
Ý niệm hiệp thông
George Weigel, nhân dịp này, nhấn mạnh nhiều hơn tới ý niệm hiệp thông trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào nội dung cuốn Phúc Trình Ratzinger (The Ratzinger Report). Thực vậy, theo cuốn này, Thượng Hội Đồng năm 1985 đã lấy hình ảnh Giáo Hội như một hiệp thông làm chìa khóa chủ yếu nối kết 16 văn kiện của Công Đồng Vatican II và ý niệm hiệp thông này cũng chính là chia khóa để ta đọc Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, như luận đề tiến sĩ thần học của Cha Giuse Nguyễn Quang Thạnh “La Communion Ecclésiale, Une Clé de Lecture Du Catéchisme de L’Église Catholic” (Hiệp Thông Giáo Hội, Chìa Khóa Để Đọc Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo) trình tại Pontificium Athenaeum Sanctae Crucis, Facultas Theologiae năm 1995.
Trong bối cảnh hạ cấp tín lý cũng như giới luật hiện nay, Weigel cho rằng phần ba của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là một cuộc tấn công nhằm đẩy lui cả những người chủ trương nghiêm ngặt lẫn những người chủ trương buông lỏng là những người đang cố gắng xây dựng nền luân lý Kitô Giáo như một hình thức vụ luật (legalism). Thực sự, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh rằng luật luân lý là điều quan trọng vì đó là những mốc hướng dẫn do mạc khải và lý trí cung cấp cho cuộc lữ hành của ta tiến tới mối phúc và hạnh phúc thực sự, vốn là mục tiêu của đời sống luân lý.
Là cuốn giáo lý vĩ đại đầu tiên kể từ Công Đồng Trent trong thế kỷ 16, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tự chứng tỏ là phương tiện giáo huấn lâu dài và mạnh mẽ, luôn có giá trị.
Đức Tin như một toàn thể hữu cơ
Nguyên khởi Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là năm 1985 và Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường do Đức Gioan Phaolô II triệu tập để kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II. Thượng hội đồng này nghiên cứu cả việc tiếp nhận lẫn việc thực thi Công Đồng trong đời sống Giáo Hội, với tập chú đặc biệt vào việc phải giải thích ra sao các văn kiện và giáo huấn của nó. Đây là một biện pháp chính để Giáo Hội hiểu rõ về Công Đồng sau một thời kỳ hỗn độn và giải thích sai dưới lá bài gọi là “tinh thần công đồng”.
Trong các phiên họp của Thượng Hội Đồng, sự can thiệp đáng nhớ là của Đức Hồng Y Bernard Law, lúc ấy là Tổng Giám Mục Boston. Ngài đề cập tới việc phải có một cuốn giáo lý phổ quát làm bản tóm lược đáng tin cậy về đức tin. Ngài nói: “Một số sách giáo lý quốc gia rất có giá trị, nhưng tự chúng, chúng không đầy đủ… Người trẻ ở Boston và Lenigrad ngày nay cùng mặc quần jean mầu dương như nhau; họ cùng hát và nhẩy theo cùng một dòng nhạc. Ta cũng cần một hình thức dạy giáo lý đơn nhất như thế”.
Đức Hồng Y Law lên tiếng thay cho nhiều nhà lãnh đạo khác trong Giáo Hội thời ấy, trong đó có Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Một năm sau Thượng Hội Đồng này, một ủy ban đã được thiết lập để có được cuốn sách giáo lý đó.
Sách Giáo Lý như một bản hòa âm
Trong tông hiến Fidei Depositum nhằm công bố Sách Giáo Lý, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mô tả chức năng của Sách Giáo Lý một cách súc tích như sau:
“Sách giáo lý phải trình bày một cách trung thành và có hệ thống giáo huấn của Thánh Kinh, truyền thống sống động trong Hội Thánh và Huấn Quyền đích thực, cũng như gia sản thiêng liêng của các Giáo Phụ, các thánh nam nữ của Hội Thánh, để có thể giúp người ta hiểu biết hơn về Mầu nhiệm Ki-tô giáo và làm sinh động đức tin của dân Thiên Chúa. Sách giáo lý phải lưu ý đến những minh định về đạo lý mà Chúa Thánh Thần đã khơi dậy trong Hội Thánh qua các thời đại. Sách giáo lý cũng phải giúp chúng ta dùng ánh sáng đức tin soi sáng những hoàn cảnh mới và những vấn đề chưa được đặt ra trong quá khứ”.
Nhiệm vụ của ủy ban hiển nhiên là lớn lao. Đọc cuốn sách ít ai để ý là cuốn Dẫn Nhập Vào Sách Giáo Lý của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và Đức Cha Christoph Schönborn lúc đó, người ta mới có thể đánh giá được các thách đố lớn lao được đặt ra cho ủy ban.
Một trong các thách đố hiển nhiên nhất là làm sao đặt để cấu trúc cho nó và trọng điểm của bản văn nằm ở đâu?
Ngay từ đầu, ủy ban đã quyết định sử dụng khuôn mẫu cổ điển, mà điển hình vĩ đại nhất chính là khuôn mẫu của Công Đồng Trent, tức cuốn Giáo Lý Rôma (GLR), được ban hành lần đầu trong thập niên 1560 và là một phương thế vĩ đại giúp các linh mục tại các giáo xứ gìn giữ đức tin thời Cải Cách Công Giáo và nhiều thế kỷ tiếp theo.
Giáo Lý Rôma được chia thành 4 phần: Kinh Tin Kính, các bí tích, các giới răn, việc cầu nguyện. Ủy Ban quyết định chọn cấu trúc này cho Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Và là cấu trúc rất trung thành với việc dạy giáo lý để chịu phép rửa đã có từ thời sơ khai, với phần thứ nhất đặt khuôn trên Kinh Tin Kính.
Ủy Ban khảo sát rất kỹ sách Giáo Lý Rôma của Công Đồng Trent và khi duyệt lại ấn bản được hiệu đính trong thập niên 1980 bởi Giáo Sư Pedro Rodriguez và các cộng sự viên của ông, Ủy Ban thấy rằng Giáo Lý Rôma được phân chia thành 4 phần: 22% dành cho kinh tin kính, 37% (gần gấp đôi) dành cho các bí tích, 21% và 20% dành cho các giới răn và Kinh Lạy Cha: một sự thiếu quân bình rõ ràng nghiêng về phía các bí tích vì cuộc tranh luận về bí tích của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản.
Cuối cùng, ủy ban mới đã thay đổi trọng điểm đi một chút: 39% dành cho Kinh Tin Kính, 23% dành cho các bí tich, 27% cho các giới răn và 11% cho việc cầu nguyện.
Tuy nhiên, cả sách Giáo Lý Rôma lẫn sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đều đặt trọng điểm của bản văn vào hai cột trụ đầu. Đức Cha (nay là Hồng Y) Christoph Schönborn suy nghĩ về sự nhấn mạnh này và về tính ưu việt của ơn thánh và việc xuất hiện một thứ sách gấp đôi (diptych):
"Trong cả hai văn kiện, hai phần đầu tự chúng tạo nên gần 2/3 cuốn sách. Để ý đến việc này, ta có thể áp dụng vào Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo điều mà nhà hiệu đính nói về sách Giáo Lý Rôma: thực sự, trật tự về tín lý của sách Giáo Lý Rôma không hề có 4 phần nhưng tự trình bầy mình như một thứ sách gấp đôi tuyệt hảo lấy từ thánh truyền: vì một đàng, các mầu nhiệm của đức tin vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất nhưng có Ba Ngôi, được tuyên xưng (kinh tin kính) và được cử hành (các bí tích); đàng kia, sự sống Kitô hữu phù hợp với đức tin, một đức tin làm việc qua đức ái, được phát biểu trong cách sống Kitô Giáo (mười giới răn) và trong lời cầu nguyện con thảo (Kinh Lạy Cha)”.
Sứ điệp của cuốn sách gấp đôi này rất rõ ràng. Dù sử dụng bất cứ phương pháp dạy giáo lý nào - sách Giáo Lý Rôma và sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo thực ra không áp đặt bất cứ phương pháp chuyên biệt nào – địa vị ưu việt trong việc dậy giáo lý phải dành cho Thiên Chúa và các công trình của Người. Bất cứ con người phải làm gì thì điều này vẫn luôn là một đáp trả đối với Thiên Chúa và các công trình của Người. Và trong cả hai sách giáo lý, các Kỳ Công của Thiên Chúa mới “là trọng tâm của vấn đề”. Điều này đơn giản tương ứng với thực tại: Thiên Chúa trước nhất; ơn thánh trước nhất. Đây chính là phẩm trật sự thật đích thực. Do đó, dậy giáo lý phải dẫn tới việc thờ phượng Thiên Chúa trước nhất, tới việc công bố các công trình vĩ đại của Người, tới việc ca ngợi ơn thánh của Người (Dẫn Nhập, 48-49).
Mục tiêu chính là trọn văn kiện phải có sự thống nhất nội tại, điều có thể được gọi và thực sự đã được gọi là đặc tính hòa âm của Sách Giáo Lý.
Như Petroc Willey, Pierre de Cointet và Barbara Morgan viết trong cuốn nghiên cứu của họ The Catechism of the Catholic Church and the Craft of Catechesis (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và Kỹ Thuật Dậy Giáo Lý), “một hình ảnh được các soạn giả Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo sử dụng là hình ảnh bản hòa âm, và điều này đặc biệt hữu ích để ta đánh giá Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo về nhiều phương diện, kể cả cấu trúc nền tảng của nó… Giống phần lớn các bản hòa âm, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có 4 phần (movements). Bên trong các phần này, một bản hòa âm được cấu thành từ nhiều nốt nhạc và tiết nhạc khác nhau, và điều này có thể so sánh với các niềm tin khác nhau của Giáo Hội đối với Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô, đối với các bí tích và việc cầu nguyện, và đối với việc phải hành động ra sao để tôn trọng phẩm giá của chính mình và của người khác. Cộng lại với nhau, các niềm tin này tạo thành một toàn thể đẹp đẽ, hòa nhịp (Kỹ Thuật Dậy Giáo Lý, 17-18).
Vị trí của Kinh Tin Kính
Dĩ nhiên, điều hết sức đáng lưu ý về phương diện sắp xếp là Sách đã nhấn mạnh rất nhiều tới Kinh Tin Kính và việc tuyên xưng đức tin phải được giảng dậy cách nào để các tín điều mà người dự tòng cố gắng học thuộc lòng trở thành không những một phần của trí hiểu mà còn là của cuộc sống của họ nữa.
Kinh Tin Kính, hiển nhiên, là thành phần cấu tạo của việc đó, nhất là trong một thời đại mơ hồ, đầy giễu cợt và hoài nghi. Kinh Tin Kính cũng là một phản cực đối với thế giới hiện đại, như nó từng là đối với Rôma ngoại giáo. Nhưng nó cũng là cửa ngõ của việc dậy giáo lý và của việc đào tạo lối sống và lối nhìn thế giới của Kitô Giáo.
Đức Gioan Phaolô II, trong bài diễn văn đầu tiên trước ủy ban soạn sách giáo lý, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Sách Giáo Lý như một dụng cụ để dậy giáo lý đầy đủ:
“Chắc chắn sách giáo lý không phải là việc dậy giáo lý, nhưng là một phương tiện hay một dụng cụ của việc này (Catechesi Tradendae, 28). Thực thế, trong khi sách giáo lý là bản tóm lược học lý của giáo hội, thì việc dậy giáo lý ‘là hành động của giáo hội nhằm dẫn cộng đồng và các Kitô hữu cá nhân đến chỗ trưởng thành trong đức tin’ (Hướng Dẫn Giáo Lý Tổng Quát, 21); nó thông truyền học lý này, bằng các phương pháp thích ứng theo tuổi, để chân lý Kitô Giáo, nhờ ơn ChúaThánh Thần, trở thành sự sống của tín hữu”.
Năm 1986, Đức Gioan Phaolô II cũng đã nói rằng “sách giáo lý mà qúy anh em được mời gọi thiết kế được định vị trong truyền thống vĩ đại của Giáo Hội, không phải để thay thế các sách giáo lý giáo phận hay quốc gia, nhưng làm ‘điểm qui chiếu’ cho các sách này. Do đó, nó không nhằm làm dụng cụ tạo ra một thứ ‘độc dạng’ nông cạn, nhưng là một trợ cụ quan trọng để bảo đảm ‘sự hợp nhất của đức tin’ vốn là chiều kích chủ yếu của sự hợp nhất của Giáo Hội, một sự hợp nhất 'nẩy sinh từ sự hợp nhất của Chúa Cha, của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần’ (Thánh Cyprianô, Về Kinh Lạy Cha)”.
Sách Giáo Lý cũng nói lên điều đó khi tuyên bố rằng “có một sự nối kết hữu cơ giữa đời sống thiêng liêng và các tín điều. Các tín điều là đèn sáng dọc đường đức tin; chúng soi dẫn và làm cho nó vững ổn. Ngược lại, nếu đời sống ta chính trực, trí khôn và trái tim ta sẽ mở ra để chào đón ánh sáng do các tín điều đức tin soi chiếu” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 89).
Sách Giáo Lý trở thành nền tảng, trở thành cửa ngõ thứ nhất của việc học hỏi, qua đó, người Kitô hữu mới có thể bước vào để thâm hậu hóa cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô và tiến tới cái hiểu nền tảng về mình là ai và giáo huấn của Chúa Kitô có nghĩa gì đối với chúng ta.
Vào dịp kỷ niệm 25 năm, và ở một thời điểm lo âu và hàm hồ cực độ trong xã hội và tại nhiều nơi trong Giáo Hội, Sách Giáo Lý vẫn là sách chỉ dẫn chắc chắn để ta tìm được sự rõ ràng, nhận thức, sự thật, tình yêu, sự thánh thiện và sự sống.
Ta hẳn không quên lời Thánh Augustinô nói về kinh tin kính: “Ước chi kinh tin kính trở thành gương soi cho anh chị em. Anh chị em hãy nhìn anh chị em ở trong đó, xem xem liệu anh chị em có tin tất cả những điều anh chị em nói anh chị em tin hay không. Và mỗi ngày, anh chị em hãy hân hoan trong đức tin của anh chị em” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 1064).
Ý niệm hiệp thông
George Weigel, nhân dịp này, nhấn mạnh nhiều hơn tới ý niệm hiệp thông trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào nội dung cuốn Phúc Trình Ratzinger (The Ratzinger Report). Thực vậy, theo cuốn này, Thượng Hội Đồng năm 1985 đã lấy hình ảnh Giáo Hội như một hiệp thông làm chìa khóa chủ yếu nối kết 16 văn kiện của Công Đồng Vatican II và ý niệm hiệp thông này cũng chính là chia khóa để ta đọc Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, như luận đề tiến sĩ thần học của Cha Giuse Nguyễn Quang Thạnh “La Communion Ecclésiale, Une Clé de Lecture Du Catéchisme de L’Église Catholic” (Hiệp Thông Giáo Hội, Chìa Khóa Để Đọc Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo) trình tại Pontificium Athenaeum Sanctae Crucis, Facultas Theologiae năm 1995.
Trong bối cảnh hạ cấp tín lý cũng như giới luật hiện nay, Weigel cho rằng phần ba của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là một cuộc tấn công nhằm đẩy lui cả những người chủ trương nghiêm ngặt lẫn những người chủ trương buông lỏng là những người đang cố gắng xây dựng nền luân lý Kitô Giáo như một hình thức vụ luật (legalism). Thực sự, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh rằng luật luân lý là điều quan trọng vì đó là những mốc hướng dẫn do mạc khải và lý trí cung cấp cho cuộc lữ hành của ta tiến tới mối phúc và hạnh phúc thực sự, vốn là mục tiêu của đời sống luân lý.