Sự việc xảy ra hôm thứ bảy, 16 tháng 9 và đức cha Onah đã được thông báo và đã sai cha sở đánh giá tình hình ngay lập tức và ngày hôm sau chính ngài đã đích thân tới thăm ngôi đền Hồi giáo để thể hiện tình đoàn kết với ông đạo trưởng (Imam) địa phương.
"Ông đạo trưởng đã bày tỏ sự xúc động của mình với Giáo Hội Công Giáo vì mối quan tâm mà giáo hội đã dành cho họ kể từ khi sự cố đáng tiếc xảy ra", theo tin Agenzia Fides nhận được. "Giám mục Nsukka muốn nhắc nhở tới tất cả mọi người, dù là Kitô hữu hay không, rằng khu vực Nsukka là một vùng có danh tiếng là có sự sống chung hòa bình với mọi người hàng xóm.
Chúng tôi có một số cộng đồng Hồi giáo ít ỏi tại Enugu Ezike, Ibagwa Aka và không bao giờ có bất kỳ gây gỗ nào giữa họ với bất kỳ nhóm nào khác. Do đó, sự việc tàn phá vô trách nhiệm chưa từng có tại một nơi thờ phượng không chỉ là ghê tởm nhưng hoàn toàn không thể chấp nhận được và phải bị mọi người lên án. Đức tin Kitô giáo dạy chúng tôi rằng chúng ta phải yêu hàng xóm của mình như là chính mình vậy", theo lời DGM Onah, và DGM hứa"rằng giáo hội sẽ làm bất cứ điều gì trong quyền lực của mình để đảm bảo rằng những người Hồi giáo và các Kitô hữu sẽ tiếp tục sống trong hòa bình".
Các quan chức cảnh sát có vẻ tin rằng sự việc là do một tai nạn, có lẽ là một mạch điện bị chạm. Nhưng ngay ban đầu, người ta vẫn nghi ngờ rằng một nhóm của người bản xứ theo phái Biafra (IPOB) là thủ phạm. Đó là một phong trào đòi độc lập của vùng Biafra, một khu vực bao gồm nhiều tiểu bang miền Nam như Cross River, Ebonyi, Enugu, Anambra, Imo, Bayelsa, Rivers, Abia và Akwa Ibom. Một số thành viên IPOB bác bỏ lời tố cáo rằng và tuyên bố rằng cuộc chiến của họ là một cuộc tranh đấu bất bạo động.
Tuy nhiên, những tin tức như vậy tỏ ra là đã có nhiều căng thẳng trong khu vực mà nguyên nhân là các hoạt động của nhóm IPOB, mà hôm qua, ngày 21 tháng 9, tòa án tối cao Abuja đã phán quyết rằng họ là một nhóm "bất hợp pháp và khủng bố" .
Chính quyền Nigeria buộc tội IPOB đã nhận tài trợ và sự hỗ trợ từ ngoại bang, như Pháp và Vương Quốc Anh. Đặc biệt, họ có cơ sở kinh tài thiết lập ở Paris và bộ máy tuyên truyền ở London.
Cuộc chiến tranh dành độc lập cuả Biafra (1967-1970) là một câu chuyện buồn vẫn chưa quên được ở liên bang Nigeria. Cuộc xung đột ly khai này đã gây ra hơn một triệu người chết, đa số là chết đói vì sự phong tỏa lương thực của chính quyền trung ương Nigeria.