(EWTN News/CNA) Đã có ít nhất 19 người, gồm 2 linh mục bị giết vào hôm thứ Ba khi người du mục ở miền trung Nigeria nổ súng vào Thánh Lễ sáng tại một nhà thờ Công Giáo.
Một bản tin cho biết người du mục Fulani đã tấn công vào nhà thờ Thánh Ignatius ở Ayar-Mbalom, một thành trong phạm vi tiểu bang Benue của Nigeria vào ngày 24 tháng Tư, giết chết 17 người đang tham dự Thánh Lễ sáng và hai linh mục: cha Joseph Gor và cha Felix Tyolaha.
Theo một người sống sót là Peter Lorver, có bà mẹ kế cũng là nạn nhân, cho hãng tin New Telegraph và báo chí địa phương biết là sau khi tấn công vào nhà thờ, những người này đã tiến hành bắn giết dân cư vùng lân cận và châm lửa đốt cháy khoảng 50 ngôi nhà.
“Những người tấn công này đã đốt nhà và phá hủy hoa màu, ruộng vườn rồi rút vào căn cứ của họ. Mẹ kế của tôi là một trong số những nạn nhân khi bà đang tham dự thánh lễ thì bị tấn công.”
Cuộc tấn công đã xảy ra gần vành đai chính của Nigeria, nơi giáp danh giữa vùng Hồi giáo phía bắc và khu vực Kitô giáo phía Nam.
Cho đến giờ phút này, không có kẻ tấn công nào bị bắt giữ trong khi Tổng Thống Nigeria là Muhammadu Buhari thề là sẽ truy tìm ra những kẻ bắn phá này.
Ông đã viết trên mạng xã hội “Cuộc tấn công mới đây vào những người dân vô tội là một hành động đáng khinh bỉ. Tấn công vào một nơi tôn nghiêm thờ phượng, giết các linh mục và giáo dân không những chỉ là đê tiện, xấu xa và gian ác, mà nó còn được tính toán rõ ràng nhằm châm ngòi xung đột tôn giáo và xô đẩy các cộng đồng của chúng ta vào cuộc đổ máu không báo giờ chấm dứt.”
Dân biểu Hoa Kỳ là Chris-Smith (Cộng Hòa), chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội về Châu Phi, đã lên án hành vi bạo lực này: “Vụ giết các linh mục và giáo dân vào hôm Thứ Ba tại nhà thờ Công Giáo Thánh Ignatius, thuộc Giáo Phận Makurdi báo hiệu rằng bạo lực tôn giáo ở Nigeria đang trên đà leo thang. Nhà cầm quyền Nigeria phải mạnh tay trừng phạt những kẻ vi phạm để ngăn ngừa việc bạo động sẽ trở nên tồi tệ hơn vào kỳ bầu cử sắp tới.”
“Nigeria cần tìm kiếm việc cải tiến hệ thống pháp lý nhằm giải quyết những bất công để người dân du mục – thủ phạm của hầu hết những bạo lực vừa qua- ngưng nhắm vào các nông dân, khuấy động tôn giáo và làm căng thẳng sắc tộc trong tiến trình đấu tranh của họ và cũng kịp thời lập ra một ủy ban bình đẳng tôn giáo.”
Bạo lực giữa dân du mục Fulani và nông dân đã tăng nhanh trong những năm gần đây khi vấn đề khi hậu đã đẩy dân du mục càng xa hơn về phía nam.
Tính đến giữa tháng Giêng năm nay, đã có trên 100 người chết do người du mục gây ra.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nigeria đã lên tiếng trong một thông cáo vào tháng Giêng đặc biệt quan ngại về bạo lực. Hội đồng cũng nhận ra những khó khăn mà dân du mục đang gặp phải, nhưng cũng bày tỏ nhu cầu thay thế tốt hơn mở ra cho việc chăn nuôi.
Các Giám Mục nói rằng, “Chính quyền cần phải khuyến khích hơn nữa những chủ trại chăn nuôi thiết lập những trang trại thích hợp nhất với việc chăn nuôi của thế giới.”
“Nông dân và người du mục đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Một chiến lược lâu dài hơn cần phải được thực hiện cho sự cùng tồn tại trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau của họ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Một bản tin cho biết người du mục Fulani đã tấn công vào nhà thờ Thánh Ignatius ở Ayar-Mbalom, một thành trong phạm vi tiểu bang Benue của Nigeria vào ngày 24 tháng Tư, giết chết 17 người đang tham dự Thánh Lễ sáng và hai linh mục: cha Joseph Gor và cha Felix Tyolaha.
Theo một người sống sót là Peter Lorver, có bà mẹ kế cũng là nạn nhân, cho hãng tin New Telegraph và báo chí địa phương biết là sau khi tấn công vào nhà thờ, những người này đã tiến hành bắn giết dân cư vùng lân cận và châm lửa đốt cháy khoảng 50 ngôi nhà.
“Những người tấn công này đã đốt nhà và phá hủy hoa màu, ruộng vườn rồi rút vào căn cứ của họ. Mẹ kế của tôi là một trong số những nạn nhân khi bà đang tham dự thánh lễ thì bị tấn công.”
Cuộc tấn công đã xảy ra gần vành đai chính của Nigeria, nơi giáp danh giữa vùng Hồi giáo phía bắc và khu vực Kitô giáo phía Nam.
Cho đến giờ phút này, không có kẻ tấn công nào bị bắt giữ trong khi Tổng Thống Nigeria là Muhammadu Buhari thề là sẽ truy tìm ra những kẻ bắn phá này.
Ông đã viết trên mạng xã hội “Cuộc tấn công mới đây vào những người dân vô tội là một hành động đáng khinh bỉ. Tấn công vào một nơi tôn nghiêm thờ phượng, giết các linh mục và giáo dân không những chỉ là đê tiện, xấu xa và gian ác, mà nó còn được tính toán rõ ràng nhằm châm ngòi xung đột tôn giáo và xô đẩy các cộng đồng của chúng ta vào cuộc đổ máu không báo giờ chấm dứt.”
Dân biểu Hoa Kỳ là Chris-Smith (Cộng Hòa), chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội về Châu Phi, đã lên án hành vi bạo lực này: “Vụ giết các linh mục và giáo dân vào hôm Thứ Ba tại nhà thờ Công Giáo Thánh Ignatius, thuộc Giáo Phận Makurdi báo hiệu rằng bạo lực tôn giáo ở Nigeria đang trên đà leo thang. Nhà cầm quyền Nigeria phải mạnh tay trừng phạt những kẻ vi phạm để ngăn ngừa việc bạo động sẽ trở nên tồi tệ hơn vào kỳ bầu cử sắp tới.”
“Nigeria cần tìm kiếm việc cải tiến hệ thống pháp lý nhằm giải quyết những bất công để người dân du mục – thủ phạm của hầu hết những bạo lực vừa qua- ngưng nhắm vào các nông dân, khuấy động tôn giáo và làm căng thẳng sắc tộc trong tiến trình đấu tranh của họ và cũng kịp thời lập ra một ủy ban bình đẳng tôn giáo.”
Bạo lực giữa dân du mục Fulani và nông dân đã tăng nhanh trong những năm gần đây khi vấn đề khi hậu đã đẩy dân du mục càng xa hơn về phía nam.
Tính đến giữa tháng Giêng năm nay, đã có trên 100 người chết do người du mục gây ra.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nigeria đã lên tiếng trong một thông cáo vào tháng Giêng đặc biệt quan ngại về bạo lực. Hội đồng cũng nhận ra những khó khăn mà dân du mục đang gặp phải, nhưng cũng bày tỏ nhu cầu thay thế tốt hơn mở ra cho việc chăn nuôi.
Các Giám Mục nói rằng, “Chính quyền cần phải khuyến khích hơn nữa những chủ trại chăn nuôi thiết lập những trang trại thích hợp nhất với việc chăn nuôi của thế giới.”
“Nông dân và người du mục đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Một chiến lược lâu dài hơn cần phải được thực hiện cho sự cùng tồn tại trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau của họ.”
Giuse Thẩm Nguyễn