CN25A Sự ghen tị
Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này :
Có một vị vua kia thuê nhiều người làm công vào phục vụ cho mình. Trong số đó có một người làm việc tích cực hơn. Vua nhìn thấy. Vua liền đưa anh ta đi đi lại lại dạo chơi với vua. Đến chiều, khi trả tiền công, anh này cũng được trả bằng với các người làm công từ sáng tới chiều. Thấy vậy họ phàn nàn: chúng tôi mệt mỏi suốt ngày, còn anh này chỉ làm hai giờ mà cũng được trả công như chúng tôi sao ? Vua dáp : Đó là vì hai giờ làm của anh ta, công việc hoàn tất còn nhiều hơn các anh làm cả ngày. Bài điếu văn kết : Cũng vậy Rabbi Boun học luật cho tới tuổi hai mươi lăm, nhưng thông biết am tường còn hơn cả một nhà thông thái hay một nhà đạo đức có khi đã phải học tới tuổi một trăm !
Có lẽ Chúa Giêsu cũng đã biết bài điếu văn viết dưới hình thức dụ ngôn trên, được lưu truyền trong sách Talmud, nên Ngài cũng dạy chúng ta một dụ ngôn mà nghe qua ta thấy có vài nét giông giống. Nhưng xét kỹ thì khác xa: Nét giông giống là trả lương bằng nhau : làm hai giờ bằng làm cả ngày, tương đương với làm từ sáng, hoặc từ trưa, hoặc từ ba, năm giờ chiều mà cũng được một đồng.
Nhưng cái khác chính yếu là lý do tại sao trả bằng nhau:
Ở dụ ngôn điếu văn : 2 giờ làm việc của chàng kia cũng bằng và có khi hơn các người làm cả ngày : sự công bằng.
Ở dụ ngôn Chúa Giêsu : Tôi trả cho người làm có một giờ thôi cũng bằng bạn làm suốt ngày: tôi không có quyền sao ?
Và -câu này ý vị hơn- hay bạn ghen tị vì tôi nhân lành chăng ?
Ta sẽ bàn đề tài ghen tị với hai câu hỏi:
(1) Ghen tị là gì và (2) làm sao bớt ghen tị.
1. Ghen tị là gì ?
Mở tự điển sách hay tự điển sống (tức là quan sát cuộc đời), chúng ta chắc ai cũng hiểu được ghen tị là khó chịu, so bì với ai đó vì họ HƠN ta. Cái chính là vì họ hơn ta. Chẳng ai ghen với kẻ thua ta.
Trong tình trường cũng vậy: ghen là khi ta đong đo, cân đếm ta thấy ta thua tình địch một cái gì đó. Hoặc là mặt con nhỏ đó sáng hơn, miệng nó nói có duyên hơn, hoặc giàu hơn hoặc thông minh hơn (nên chồng ta mới mê nó). Nếu nó xấu hơn, nghèo hơn, dốt hơn, ta chẳng thèm ghen, cứ để vậy cho chồng ta biết mùi, rồi lại quay về với ta thôi.
Do đó, bình thường khi đi đánh ghen là ta cố tìm cho ra điều hơn của tình địch để rồi diệt cái hơn đó. Khi nó hết hơn ta, ta hết ghen. Nó đẹp hơn ta: ta rạch mặt nó hoặc cho một muỗng acid đậm đặc vào ngay đôi má nó ! Nó giàu hơn ta, ta phá cho nó tan gia bại sản. Nó ăn nói có duyên, ta cắt lưỡi nó.
Cái đánh ghen của Trịnh Thị Dữu đời vua Sở đã ghi như một điển tích trong sử sách.
Vua Sở (Hoài Vương) mới có một mỹ nữ do vua Nguỵ tặng. Vua Sở rất yêu mỹ nữ này nên Trịnh Dữu (vợ vua Sở, hoàng hậu) rất ghen. Nhưng cái ghen của Trịnh Dữu vượt trên bài bản, không thấy ghi trong sách vở dạy cách đánh ghen phải làm như vây. Bà vượt trên bài bản. Bà tỏ ra rất yêu chiều mỹ nữ: đồ trang sức đẹp, sắm cho mà mang; y phục lộng lẫy, may cho mà mặc. Khi vua và mỹ nữ tin rằng Trịnh Dữu yêu mỹ nữ không kém gì vua, thì bấy giờ Trịnh Dữu mới ra tay. Trịnh Dữu nhỏ nhẹ nói với mỹ nữ là : vua yêu vẻ đẹp của em lắm, nhưng chỉ có cái mũi của em là vua không ưa, vậy khi gặp vua, em hãy che mũi lại ! Mỹ nữ nghe lời Trịnh Dữu. Gặp vua, mỹ nữ che mũi lại. Vua thấy lạ, mới hỏi Trịnh Dữu sao vậy ? (giá mà hỏi chính mỹ nữ, thì không nên nỗi. Hỏi ngay Trịnh Dữu ! Trịnh Dữu nói : Thiếp biết tại sao rồi. Hình như nó không ưa cái mùi hôi của đại vương ! Tức giận, vua ra lệnh cắt mũi mỹ nữ. Mỹ nữ mà không có mũi thì chẳng khác gì Chung Vô Diệm, chẳng khác gì người cùi đến giai đoạn cụt luôn sống mũi, thì còn đâu là mũi hếch, mũi cao để mà hếch mũi cao ngạo rằng mình đẹp nữa. Và thế là nó xấu hơn mình rồi, ghen làm gì nữa ?
Ca-in ghen với Abel vì cái hơn của Abel là Chúa nhận lễ vật của nó, còn của mình thì không, nên Cain đã giết Abel. Anh em Giuse ghen với Giuse vì cái hơn của Giuse là được cha cưng hơn, nên đã bàn với nhau bán quách nó đi cho lái buôn cho rồi.
Tin Mừng hôm nay: những người làm công từ sớm, ghen với người làm công có một vài giờ mà cũng hưởng cùng một số tiền lương. Họ bốn mùa rong chơi quên lãng, mà cũng bằng mình vất vả xuân hạ thu đông. Họ ngồi mát mà cũng ăn bát vàng, ta không ghen tị sao được ? Vậy ghen tị là khó chịu vì ai đó hơn ta một cái gì.
2. Vậy làm sao để bớt ghen tị ?
Ở đây ta chỉ trả lời dựa theo Dụ ngôn của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Ghen tị là vì họ hơn ta. Vậy muốn bớt ghen tị thì phải nhìn cho rõ : họ không hơn ta.
-Họ không hơn ta: Ta là những người theo đạo từ nhỏ, giữ đạo từ bé. Thức khuya dậy sớm, lễ lạy ban mai, nói tắt: ta là người đi làm vườn nho từ sáng sớm. Còn họ là những người cả một đời ở ngoài đạo hoặc lớn lên mới phải giữ luật Chúa, hoặc gần chết mới ăn năn giống như tên trộm lành bên phải thập giá : cả một đời trộm cắp và cuối cùng còn ăn trộm được Nước Trời.
Ta ghen tị vì họ thảnh thơi hơn ta. Thực ra họ không hơn ta đâu. Đó là cái ta tưởng vậy thôi, chứ thật ra ta hơn họ. Ta biết đạo Chúa sớm hơn họ. Ta an tâm hơn họ. Hay nói theo kiểu dụ ngôn: ta kiếm được việc làm trước họ, còn họ thất nghiệp cho đến trưa đến chiều làm sao họ hơn ta được. Mà họ không hơn ta, ta thèm gì ganh tị với họ, mà còn thương họ nữa.
-Ta cũng như họ. Nếu vừa rồi ta nói những người giữ đạo từ nhỏ là kẻ làm vườn nho từ sớm, còn những người sau này mới vào đạo là kẻ làm công lúc 5 giờ chiều. Thì bây giờ xét theo mặt lịch sử cứu độ: cả họ và ta đều là những người làm công giờ thứ 5 buổi chiều cả.
Bất cứ ai sống sau khi Chúa Giêsu sinh ra chịu chết phục sinh, thì đều sống trong thời đại cuối cùng, sống trong giờ chót của lịch sử cứu độ. Các tổ phụ, các tiên tri, các hiền nhân thời Cựu Ước mới là kẻ làm công từ sớm. Còn tất cả những ai sinh sau công nguyên, đều hưởng ân cứu độ cách nhưng không cả: cho dù là hưởng từ bé hay lớn rồi mới hưởng đều là những kẻ làm vườn nho giờ chót. Vậy có gì mà phải ganh tị khi họ và ta cũng như nhau.
Họ cũng như ta, lấy gì mà ganh. Họ không hơn ta, lấy gì mà ghen. Mình có ganh có ghen là ghen vì họ đạo đức hơn mình, họ bác ái hơn ta, để rồi cố ganh lên bằng họ. Vậy mới là tốt. Vậy mới là hay. Người ta gọi đó là cái ghen thánh thiện. Chứ ghen vì Chúa thương họ hơn ta thì không phải là cái ghen thánh. Câu ông chủ trong dụ ngôn là một câu hay để khuyên bảo nhau: Đừng ghen tị về lòng nhân từ của Chúa mà phải mừng vui vì Chúa nhân từ như thế đối với mọi người, nhất là những người tội lỗi.
Trong suốt chiều dài của kinh Tin Kính, chúng ta sẽ tuyên xưng người Cha toàn năng, thương xót yêu thương chúng ta vô cùng bằng những hành vi kỳ diệu, mà tột đỉnh là gửi Người Con duy nhất xuống trần để làm cho con người trần được làm con Chúa. Ai cũng bình đẳng trong phẩm giá làm con Chúa, không ai hơn ai, lấy gì mà ghen ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này :
Có một vị vua kia thuê nhiều người làm công vào phục vụ cho mình. Trong số đó có một người làm việc tích cực hơn. Vua nhìn thấy. Vua liền đưa anh ta đi đi lại lại dạo chơi với vua. Đến chiều, khi trả tiền công, anh này cũng được trả bằng với các người làm công từ sáng tới chiều. Thấy vậy họ phàn nàn: chúng tôi mệt mỏi suốt ngày, còn anh này chỉ làm hai giờ mà cũng được trả công như chúng tôi sao ? Vua dáp : Đó là vì hai giờ làm của anh ta, công việc hoàn tất còn nhiều hơn các anh làm cả ngày. Bài điếu văn kết : Cũng vậy Rabbi Boun học luật cho tới tuổi hai mươi lăm, nhưng thông biết am tường còn hơn cả một nhà thông thái hay một nhà đạo đức có khi đã phải học tới tuổi một trăm !
Có lẽ Chúa Giêsu cũng đã biết bài điếu văn viết dưới hình thức dụ ngôn trên, được lưu truyền trong sách Talmud, nên Ngài cũng dạy chúng ta một dụ ngôn mà nghe qua ta thấy có vài nét giông giống. Nhưng xét kỹ thì khác xa: Nét giông giống là trả lương bằng nhau : làm hai giờ bằng làm cả ngày, tương đương với làm từ sáng, hoặc từ trưa, hoặc từ ba, năm giờ chiều mà cũng được một đồng.
Nhưng cái khác chính yếu là lý do tại sao trả bằng nhau:
Ở dụ ngôn điếu văn : 2 giờ làm việc của chàng kia cũng bằng và có khi hơn các người làm cả ngày : sự công bằng.
Ở dụ ngôn Chúa Giêsu : Tôi trả cho người làm có một giờ thôi cũng bằng bạn làm suốt ngày: tôi không có quyền sao ?
Và -câu này ý vị hơn- hay bạn ghen tị vì tôi nhân lành chăng ?
Ta sẽ bàn đề tài ghen tị với hai câu hỏi:
(1) Ghen tị là gì và (2) làm sao bớt ghen tị.
1. Ghen tị là gì ?
Mở tự điển sách hay tự điển sống (tức là quan sát cuộc đời), chúng ta chắc ai cũng hiểu được ghen tị là khó chịu, so bì với ai đó vì họ HƠN ta. Cái chính là vì họ hơn ta. Chẳng ai ghen với kẻ thua ta.
Trong tình trường cũng vậy: ghen là khi ta đong đo, cân đếm ta thấy ta thua tình địch một cái gì đó. Hoặc là mặt con nhỏ đó sáng hơn, miệng nó nói có duyên hơn, hoặc giàu hơn hoặc thông minh hơn (nên chồng ta mới mê nó). Nếu nó xấu hơn, nghèo hơn, dốt hơn, ta chẳng thèm ghen, cứ để vậy cho chồng ta biết mùi, rồi lại quay về với ta thôi.
Do đó, bình thường khi đi đánh ghen là ta cố tìm cho ra điều hơn của tình địch để rồi diệt cái hơn đó. Khi nó hết hơn ta, ta hết ghen. Nó đẹp hơn ta: ta rạch mặt nó hoặc cho một muỗng acid đậm đặc vào ngay đôi má nó ! Nó giàu hơn ta, ta phá cho nó tan gia bại sản. Nó ăn nói có duyên, ta cắt lưỡi nó.
Cái đánh ghen của Trịnh Thị Dữu đời vua Sở đã ghi như một điển tích trong sử sách.
Vua Sở (Hoài Vương) mới có một mỹ nữ do vua Nguỵ tặng. Vua Sở rất yêu mỹ nữ này nên Trịnh Dữu (vợ vua Sở, hoàng hậu) rất ghen. Nhưng cái ghen của Trịnh Dữu vượt trên bài bản, không thấy ghi trong sách vở dạy cách đánh ghen phải làm như vây. Bà vượt trên bài bản. Bà tỏ ra rất yêu chiều mỹ nữ: đồ trang sức đẹp, sắm cho mà mang; y phục lộng lẫy, may cho mà mặc. Khi vua và mỹ nữ tin rằng Trịnh Dữu yêu mỹ nữ không kém gì vua, thì bấy giờ Trịnh Dữu mới ra tay. Trịnh Dữu nhỏ nhẹ nói với mỹ nữ là : vua yêu vẻ đẹp của em lắm, nhưng chỉ có cái mũi của em là vua không ưa, vậy khi gặp vua, em hãy che mũi lại ! Mỹ nữ nghe lời Trịnh Dữu. Gặp vua, mỹ nữ che mũi lại. Vua thấy lạ, mới hỏi Trịnh Dữu sao vậy ? (giá mà hỏi chính mỹ nữ, thì không nên nỗi. Hỏi ngay Trịnh Dữu ! Trịnh Dữu nói : Thiếp biết tại sao rồi. Hình như nó không ưa cái mùi hôi của đại vương ! Tức giận, vua ra lệnh cắt mũi mỹ nữ. Mỹ nữ mà không có mũi thì chẳng khác gì Chung Vô Diệm, chẳng khác gì người cùi đến giai đoạn cụt luôn sống mũi, thì còn đâu là mũi hếch, mũi cao để mà hếch mũi cao ngạo rằng mình đẹp nữa. Và thế là nó xấu hơn mình rồi, ghen làm gì nữa ?
Ca-in ghen với Abel vì cái hơn của Abel là Chúa nhận lễ vật của nó, còn của mình thì không, nên Cain đã giết Abel. Anh em Giuse ghen với Giuse vì cái hơn của Giuse là được cha cưng hơn, nên đã bàn với nhau bán quách nó đi cho lái buôn cho rồi.
Tin Mừng hôm nay: những người làm công từ sớm, ghen với người làm công có một vài giờ mà cũng hưởng cùng một số tiền lương. Họ bốn mùa rong chơi quên lãng, mà cũng bằng mình vất vả xuân hạ thu đông. Họ ngồi mát mà cũng ăn bát vàng, ta không ghen tị sao được ? Vậy ghen tị là khó chịu vì ai đó hơn ta một cái gì.
2. Vậy làm sao để bớt ghen tị ?
Ở đây ta chỉ trả lời dựa theo Dụ ngôn của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Ghen tị là vì họ hơn ta. Vậy muốn bớt ghen tị thì phải nhìn cho rõ : họ không hơn ta.
-Họ không hơn ta: Ta là những người theo đạo từ nhỏ, giữ đạo từ bé. Thức khuya dậy sớm, lễ lạy ban mai, nói tắt: ta là người đi làm vườn nho từ sáng sớm. Còn họ là những người cả một đời ở ngoài đạo hoặc lớn lên mới phải giữ luật Chúa, hoặc gần chết mới ăn năn giống như tên trộm lành bên phải thập giá : cả một đời trộm cắp và cuối cùng còn ăn trộm được Nước Trời.
Ta ghen tị vì họ thảnh thơi hơn ta. Thực ra họ không hơn ta đâu. Đó là cái ta tưởng vậy thôi, chứ thật ra ta hơn họ. Ta biết đạo Chúa sớm hơn họ. Ta an tâm hơn họ. Hay nói theo kiểu dụ ngôn: ta kiếm được việc làm trước họ, còn họ thất nghiệp cho đến trưa đến chiều làm sao họ hơn ta được. Mà họ không hơn ta, ta thèm gì ganh tị với họ, mà còn thương họ nữa.
-Ta cũng như họ. Nếu vừa rồi ta nói những người giữ đạo từ nhỏ là kẻ làm vườn nho từ sớm, còn những người sau này mới vào đạo là kẻ làm công lúc 5 giờ chiều. Thì bây giờ xét theo mặt lịch sử cứu độ: cả họ và ta đều là những người làm công giờ thứ 5 buổi chiều cả.
Bất cứ ai sống sau khi Chúa Giêsu sinh ra chịu chết phục sinh, thì đều sống trong thời đại cuối cùng, sống trong giờ chót của lịch sử cứu độ. Các tổ phụ, các tiên tri, các hiền nhân thời Cựu Ước mới là kẻ làm công từ sớm. Còn tất cả những ai sinh sau công nguyên, đều hưởng ân cứu độ cách nhưng không cả: cho dù là hưởng từ bé hay lớn rồi mới hưởng đều là những kẻ làm vườn nho giờ chót. Vậy có gì mà phải ganh tị khi họ và ta cũng như nhau.
Họ cũng như ta, lấy gì mà ganh. Họ không hơn ta, lấy gì mà ghen. Mình có ganh có ghen là ghen vì họ đạo đức hơn mình, họ bác ái hơn ta, để rồi cố ganh lên bằng họ. Vậy mới là tốt. Vậy mới là hay. Người ta gọi đó là cái ghen thánh thiện. Chứ ghen vì Chúa thương họ hơn ta thì không phải là cái ghen thánh. Câu ông chủ trong dụ ngôn là một câu hay để khuyên bảo nhau: Đừng ghen tị về lòng nhân từ của Chúa mà phải mừng vui vì Chúa nhân từ như thế đối với mọi người, nhất là những người tội lỗi.
Trong suốt chiều dài của kinh Tin Kính, chúng ta sẽ tuyên xưng người Cha toàn năng, thương xót yêu thương chúng ta vô cùng bằng những hành vi kỳ diệu, mà tột đỉnh là gửi Người Con duy nhất xuống trần để làm cho con người trần được làm con Chúa. Ai cũng bình đẳng trong phẩm giá làm con Chúa, không ai hơn ai, lấy gì mà ghen ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm