Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm A
Ngày xưa, có hai người hàng xóm ghen ghét nhau. Người này ước mong người kia gặp hoạn nạn. Người kia ước mong người này chết. Vì thế, họ ăn không ngon, ngủ không yên khi ước mong xấu xa của họ chưa được toại nguyện. Một hôm, hai người đang cãi vã, ẩu đã lẫn nhau, thình lình Quỷ Vương hiện ra và bảo rằng: “Ta cho chúng bay mỗi đứa một điều ước với điều kiện như sau: Điều ước ấy sẽ ứng cho mình và cùng lúc ứng gấp đôi cho người kia. Nhanh lên ! Ta không có thì giờ để chờ đợi đâu.” Vì ganh ghét nhau, không ai muốn cho người khác hơn mình, cho nên người láng giềng thứ nhất ước: “Xin Quỷ Vương cho tôi đui một con mắt”. Thế là điều ước được thỏa mãn. Người này liền đui một con mắt. Và người kia đui cả hai con mắt. Người kia tức quá, liền ước trả đũa: “Xin Quỷ Vương cho tôi gãy một chân”. Lập tức anh ta gãy một chân. Và dĩ nhiên người láng giềng gãy luôn hai chân. Hậu quả: Người này bị đui một mắt và gãy hai chân. Người kia bị đui hai mắt và gãy một chân.
Trong xã hội chúng ta đang sống, nhiều người vẫn có cách cư xử tương tự như hai người trong câu chuyện trên đây: Thà chấp nhận mình “đui một mắt, gãy một chân” để người khác “đui hai mắt, gãy hai chân” chứ không muốn người khác hơn mình. Vì sao người ta lại cư xử với nhau như thế? Vì người ta ghen tị nhau. Người ta có thể ghen tị nhau đủ mọi phương diện: ghen tị vì thấy người khác giàu có hơn mình; ghen tị vì thấy người khác giỏi giang hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đẹp hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đạo đức hơn mình; ghen tị vì thấy người khác thành công hơn mình; ghen tị vì thấy người khác hát hay hơn mình; ghen tị vì thấy người khác được yêu mến hơn mình…Vì ghen tị nên sinh ra nói xấu, dèm pha, hạ bệ và thậm chí ẩu đã, chém giết lẫn nhau.
Chúng ta vẫn thấy điều này xảy ra trong Kinh Thánh: Khi Đức Chúa chấp nhận lễ vật của Abel mà không chấp nhận lễ vật của mình, vì lòng ghen tị, Cain đã giết chết Abel (x. St 4, 2-26); Khi dân chúng ca tụng “Đavít giết giặc được hàng vạn còn Saul chỉ giết được hàng ngàn”, vì lòng ghen tị, Saul tìm cách làm hại Đavít (x. 1 Sm 18, 6-9); Khi thấy dân chúng mến mộ, đi theo Đức Giêsu ngày càng đông, vì lòng ghen tị, những người lãnh đạo Do Thái tìm cách bắt bẻ, hạch sách, làm hại và cuối cùng đã giết chết Đức Giêsu.
Bài Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, những người thợ làm vườn nho đến trước vì ghen tị nên không chấp nhận ông chủ trả công cho người đến sau cũng một đồng lương như mình: “Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt 20,11-12). Hơn thế nữa, khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu còn nhắm tới việc dân Do Thái ghen tị cả về ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho dân ngoại. Thật vậy, người Do thái quan niệm rằng: Họ là dân riêng của Chúa, là con cái Abraham, là những người trung thành với lề luật của Môsê, được thể hiện ở giáo ước Sinai giữa Israel với Giavê. Vì thế, chỉ có họ mới xứng đáng được lãnh nhận ơn cứu độ, còn dân ngoại là dân đáng bị hủy diệt, không xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ. Đức Giêsu đã phá quan niệm sai lầm của người Do Thái và sửa trị thói ghen tị của họ bằng cách cho họ thấy lòng bác ái cao cả của Thiên Chúa thể hiện nơi ông chủ vườn nho: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15). Thật vậy, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho dân Do Thái. Đồng thời, Ngài cũng ban ơn cứu độ cho dân ngoại. Nước Trời không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà còn cho cả dân ngoại. Vào Nước Trời không phải do bởi tiền lương hay do một đặc ân nhưng là do tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, vào Nước Trời là ơn ban nhưng không của Thiên Chúa.
Như vậy, chúng ta mới hiểu câu nói của tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất: Tư tưởng của Thiên Chúa khác xa với tư tưởng của con người (x. Is 55,8). Thật vậy, cách cư xử của con người chỉ ở mức công bằng: Người làm ít sẽ lãnh lương ít, người làm nhiều sẽ lãnh lương nhiều. Còn cách cư xử của Thiên Chúa thì vượt xa sự công bằng. Đó là tình thương và lòng quảng đại. Vì thế, Ngài đã trả cho người đến sau hết nhiều hơn so với lương anh ta được hưởng.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mời gọi chúng ta thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất, phải loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta. Bởi vì, ghen thường đi liền với ghét. Ghét thường đi liền với nói xấu, dèm pha, làm hại nhau. Người ghen tị thường sống trong sự bất an, khó chịu, buồn phiền vì thấy người khác hạnh phúc, thành công hơn mình. Cho nên, ghen tị không những gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho đối phương mà còn cho cả chính bản thân mình nữa. Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”. Thánh Cyprian nói: “Những tội khác thì còn có giới hạn, còn tội ghen tị thì không!”. Vì vậy, hãy loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta.
Thứ hai, hãy tập sống khiêm nhường vì trước mặt Chúa chúng ta là thụ tạo bất toàn. Hãy vượt lên trên sự công bằng để sống yêu thương, quảng đại với mọi người vì những gì chúng ta có đều do hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Hãy vui khi thấy người khác gặp may mắn, thành công. Hãy vui khi có nhiều người tội lỗi trở về với Chúa, nhiều người ngoại đạo gia nhập Giáo hội…Hãy chia sẻ sự rủi ro, hoạn nạn, đau khổ của những người xung quanh. Thánh Phaolô dạy: “Hãy vui với người vui, hãy khóc với người khóc” (Rm 12,15).
Thứ ba, hãy làm việc vì lòng mến Chúa chứ không phải để tính toán với Ngài. Chúa không muốn chúng ta là kẻ làm thuê để Ngài trả tiền lương. Chúa không muốn chúng ta tính toán với Ngài về số lượng công việc chúng ta làm nhưng Ngài muốn chúng ta sống với Ngài giống như người con hiếu thảo đối với cha mẹ mình.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống, xin cho chúng con biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương và lòng quảng đại như Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày xưa, có hai người hàng xóm ghen ghét nhau. Người này ước mong người kia gặp hoạn nạn. Người kia ước mong người này chết. Vì thế, họ ăn không ngon, ngủ không yên khi ước mong xấu xa của họ chưa được toại nguyện. Một hôm, hai người đang cãi vã, ẩu đã lẫn nhau, thình lình Quỷ Vương hiện ra và bảo rằng: “Ta cho chúng bay mỗi đứa một điều ước với điều kiện như sau: Điều ước ấy sẽ ứng cho mình và cùng lúc ứng gấp đôi cho người kia. Nhanh lên ! Ta không có thì giờ để chờ đợi đâu.” Vì ganh ghét nhau, không ai muốn cho người khác hơn mình, cho nên người láng giềng thứ nhất ước: “Xin Quỷ Vương cho tôi đui một con mắt”. Thế là điều ước được thỏa mãn. Người này liền đui một con mắt. Và người kia đui cả hai con mắt. Người kia tức quá, liền ước trả đũa: “Xin Quỷ Vương cho tôi gãy một chân”. Lập tức anh ta gãy một chân. Và dĩ nhiên người láng giềng gãy luôn hai chân. Hậu quả: Người này bị đui một mắt và gãy hai chân. Người kia bị đui hai mắt và gãy một chân.
Trong xã hội chúng ta đang sống, nhiều người vẫn có cách cư xử tương tự như hai người trong câu chuyện trên đây: Thà chấp nhận mình “đui một mắt, gãy một chân” để người khác “đui hai mắt, gãy hai chân” chứ không muốn người khác hơn mình. Vì sao người ta lại cư xử với nhau như thế? Vì người ta ghen tị nhau. Người ta có thể ghen tị nhau đủ mọi phương diện: ghen tị vì thấy người khác giàu có hơn mình; ghen tị vì thấy người khác giỏi giang hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đẹp hơn mình; ghen tị vì thấy người khác đạo đức hơn mình; ghen tị vì thấy người khác thành công hơn mình; ghen tị vì thấy người khác hát hay hơn mình; ghen tị vì thấy người khác được yêu mến hơn mình…Vì ghen tị nên sinh ra nói xấu, dèm pha, hạ bệ và thậm chí ẩu đã, chém giết lẫn nhau.
Chúng ta vẫn thấy điều này xảy ra trong Kinh Thánh: Khi Đức Chúa chấp nhận lễ vật của Abel mà không chấp nhận lễ vật của mình, vì lòng ghen tị, Cain đã giết chết Abel (x. St 4, 2-26); Khi dân chúng ca tụng “Đavít giết giặc được hàng vạn còn Saul chỉ giết được hàng ngàn”, vì lòng ghen tị, Saul tìm cách làm hại Đavít (x. 1 Sm 18, 6-9); Khi thấy dân chúng mến mộ, đi theo Đức Giêsu ngày càng đông, vì lòng ghen tị, những người lãnh đạo Do Thái tìm cách bắt bẻ, hạch sách, làm hại và cuối cùng đã giết chết Đức Giêsu.
Bài Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, những người thợ làm vườn nho đến trước vì ghen tị nên không chấp nhận ông chủ trả công cho người đến sau cũng một đồng lương như mình: “Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt 20,11-12). Hơn thế nữa, khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu còn nhắm tới việc dân Do Thái ghen tị cả về ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho dân ngoại. Thật vậy, người Do thái quan niệm rằng: Họ là dân riêng của Chúa, là con cái Abraham, là những người trung thành với lề luật của Môsê, được thể hiện ở giáo ước Sinai giữa Israel với Giavê. Vì thế, chỉ có họ mới xứng đáng được lãnh nhận ơn cứu độ, còn dân ngoại là dân đáng bị hủy diệt, không xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ. Đức Giêsu đã phá quan niệm sai lầm của người Do Thái và sửa trị thói ghen tị của họ bằng cách cho họ thấy lòng bác ái cao cả của Thiên Chúa thể hiện nơi ông chủ vườn nho: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15). Thật vậy, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho dân Do Thái. Đồng thời, Ngài cũng ban ơn cứu độ cho dân ngoại. Nước Trời không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà còn cho cả dân ngoại. Vào Nước Trời không phải do bởi tiền lương hay do một đặc ân nhưng là do tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa. Hay nói cách khác, vào Nước Trời là ơn ban nhưng không của Thiên Chúa.
Như vậy, chúng ta mới hiểu câu nói của tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất: Tư tưởng của Thiên Chúa khác xa với tư tưởng của con người (x. Is 55,8). Thật vậy, cách cư xử của con người chỉ ở mức công bằng: Người làm ít sẽ lãnh lương ít, người làm nhiều sẽ lãnh lương nhiều. Còn cách cư xử của Thiên Chúa thì vượt xa sự công bằng. Đó là tình thương và lòng quảng đại. Vì thế, Ngài đã trả cho người đến sau hết nhiều hơn so với lương anh ta được hưởng.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay, mời gọi chúng ta thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất, phải loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta. Bởi vì, ghen thường đi liền với ghét. Ghét thường đi liền với nói xấu, dèm pha, làm hại nhau. Người ghen tị thường sống trong sự bất an, khó chịu, buồn phiền vì thấy người khác hạnh phúc, thành công hơn mình. Cho nên, ghen tị không những gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho đối phương mà còn cho cả chính bản thân mình nữa. Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”. Thánh Cyprian nói: “Những tội khác thì còn có giới hạn, còn tội ghen tị thì không!”. Vì vậy, hãy loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống chúng ta.
Thứ hai, hãy tập sống khiêm nhường vì trước mặt Chúa chúng ta là thụ tạo bất toàn. Hãy vượt lên trên sự công bằng để sống yêu thương, quảng đại với mọi người vì những gì chúng ta có đều do hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Hãy vui khi thấy người khác gặp may mắn, thành công. Hãy vui khi có nhiều người tội lỗi trở về với Chúa, nhiều người ngoại đạo gia nhập Giáo hội…Hãy chia sẻ sự rủi ro, hoạn nạn, đau khổ của những người xung quanh. Thánh Phaolô dạy: “Hãy vui với người vui, hãy khóc với người khóc” (Rm 12,15).
Thứ ba, hãy làm việc vì lòng mến Chúa chứ không phải để tính toán với Ngài. Chúa không muốn chúng ta là kẻ làm thuê để Ngài trả tiền lương. Chúa không muốn chúng ta tính toán với Ngài về số lượng công việc chúng ta làm nhưng Ngài muốn chúng ta sống với Ngài giống như người con hiếu thảo đối với cha mẹ mình.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết loại bỏ tính ghen tị ra khỏi cuộc sống, xin cho chúng con biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương và lòng quảng đại như Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành