Những sinh hoạt chủ yếu của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày 8 tháng 9 đã diễn ra tại Villavicencio, nơi đã từng xảy ra những trận đánh kinh hoàng và thường xuyên giữa phiến quân cánh tả, quân chính phủ và các dân quân cánh hữu trong suốt 52 năm nội chiến.
Buổi sáng, ngài chủ tọa thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho hai vị giáo sĩ bị sát hại vì đức tin trong cuộc nội chiến này và ban chiều ngài chủ tọa buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia, vốn là mục tiêu hàng đầu của chuyến tông du lần này.
Thật vậy, chính phủ đã ký một thỏa thuận với nhóm phiến quân FARC hồi tháng 11 năm ngoái sau 52 năm xung đột khiến 260,000 người thiệt mạng, 60,000 người mất tích, và hơn 7 triệu người phải di dời. Các hiệp định hòa bình nói trên được ký kết là do chủ ý của chính phủ, với sự hậu thuẫn của Tòa Thánh, bất chấp ý nguyện của nhân dân Colombia. Các cuộc trưng cầu dân ý đều cho thấy đa số người dân Colombia chống lại các thỏa thuận ngưng bắn này.
Thách đố lớn nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này là làm sao thuyết phục người dân Colombia chấp nhận các thỏa ước đã được chính phủ ký kết với các nhóm phiến quân; và cổ vũ sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Đó là bối cảnh của buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia mà Như Ý sẽ tường thuật với quý vị và anh chị em trong chương trình này.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại công viên các vị lập quốc Colombia, tiếng địa phương gọi là Los Fundadores.
Đây là công viên lớn nhất thành phố Villavicencio, rộng 6 mẫu tây, có một quảng trường hình tròn nơi có đài kỷ niệm các vị lập quốc Colombia, do ông Rodrrigo Arenas Betancourt xây. Bức tượng đồng diễn tả một người đàn ông thuộc chủng tộc Ianos, đặt trên hai con ngựa, hai cánh tay cầm con chim Corocora là loại chim đặc biệt của vùng này. Công viên có nhiều đường lát đá, các vườn cây, vùng giải trí giáo dục dành cho trẻ em, các ao hồ và một phông ten lớn tân thời gồm ba cổng mầu xanh đa trời. Đây là nơi có rất đông khách du lịch và dân chúng lui tới, và là nơi tổ chức nhiều biến cố văn hoá và nghệ thuật.
Cây Thánh Giá hoà giải được dựng tại quảng trường các vị lập quốc là cây Thánh Giá đã được rước qua vùng Đông Ianes hồi năm 2012. Dưới đế Thánh Giá có gắn một bảng ghi số các nạn nhân của các vụ bắt cóc, sát hại và mìn chống người gây đổ máu cho vùng này trong cuộc nội chiến dài từ năm 1964 tới 2016.
Đức Thánh Cha đã đến công viên lúc 17 giờ 20. Hiện diện tại công viên có tổng thống Colombia, khoảng 400 trẻ em và một nhóm thổ dân. Đức Thánh Cha được vài trẻ em tiếp đón và tháp tùng tới Thánh Giá hoà giải, trong khi một ca đoàn hát một bài thánh ca truyền thống. Tiếp đến là tiếng kèn truy diệu và một phút thinh lặng cầu nguyện cho những người đã chết.
Kế đó là các chứng từ của nhiều người Colombia từng chịu đau khổ cách này cách khác trong cuộc nội chiến tiếp diễn hơn một nửa thế kỷ qua.
Pastora Mira mất đứa con gái và đứa con trai trong cuộc tranh chấp. Thế nhưng bà đã chăm sóc một trong những tên sát hại con trai bà, cho rằng chính đức tin đã giúp bà tha thứ.
Luz Dary chịu nhiều vết thương nặng vì mìn bẫy, nhưng đã phục hồi và nay đang làm việc để loại trừ các đe dọa của chúng và giúp các người bị thương khác.
Những người khác thuộc các nhóm phiến quân cho biết họ đã nhận ra sự vô nghĩa của bạo lực và đã thay đổi cuộc sống mình để làm việc cho hòa bình.
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đến đây với lòng kính trọng và ý thức rõ ràng rằng như Môsê tôi đang đứng trên mảnh đất thánh thiêng”. Đó là lời Đức Phanxicô ngỏ với người Colombia ngày 8 tháng 9, tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia tại Villavicencio, Colombia.
Ngài nói với đám đông trong đó nhiều người bị mất người thân yêu hoặc bị thương tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ nay rằng “anh chị em mang theo cõi lòng và xác thịt các dấu chỉ ký ức sống động gần đây của dân tộc anh chị em, vốn được đánh dấu bằng các biến cố bi thảm nhưng cũng đầy các nghĩa cử anh hùng, tình người vĩ đại, và các giá trị tâm linh cao cả là niềm tin và niềm hy vọng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho mọi nạn nhân của cuộc nội chiến, các nạn nhân thiệt mạng, bị thương, mất tích, di tản, tỵ nạn, què cụt, ít nhất 8 triệu người. Colombia là một đất nước có con số người di tản trong nước đông nhất thế giới: 7 triệu người.
Ngài nói tiếp: “tôi hiện diện ở đây không hẳn để nói, nhưng để gần gũi anh chị em và được tận mắt nhìn thấy anh chị em, lắng nghe anh chị em và mở lòng tôi ra đối với chứng tá sống và tin của anh chị em. Và nếu anh chị em cho phép, tôi cũng muốn được ôm và cùng khóc với anh chị em. Tôi muốn chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau, tôi cũng cần xin sự tha thứ, để, cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm và tiến vào đức tin và đức cậy”.
Đức Thánh Cha nói rằng “Tôi cám ơn các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ các chứng từ của họ với chúng ta, nhân danh nhiều người khác. Được nghe các câu truyện của họ là điều tốt xiết bao đối với chúng ta! Tôi rất xúc động khi lắng nghe họ.
“Đó là những câu truyện về đau khổ và sầu não, nhưng trên hết, chúng cũng là những câu truyện về yêu thương và tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu truyện về việc không để hận thù, trả đũa hay đau đớn kiểm soát cõi lòng chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc các nhận định của ngài bằng lời kêu gọi hòa bình và hoà giải, đặt các ý nguyện này dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojayá, tức bức tượng cụt tay cụt chân cứu được từ ngôi thánh đường bị đạn súng cối phá sập khiến 79 người thiệt mạng.
Ngài ngỏ với dân chúng như một lời tâm tình rằng: “Sau cùng, trong tư cách một người anh và một người cha, tôi muốn thưa điều này: Hỡi Colombia, hãy mở cõi lòng mình ra như Dân Thiên Chúa và hãy hòa giải. Đừng sợ cả sự thật lẫn công lý. Nhân dân Colombia thân yêu, đừng sợ phải xin tha thứ và cung hiến sự tha thứ. Đừng chống lại sự hoà giải này, một sự hoà giải cho phép anh chị em xích lại gần nhau và gặp gỡ nhau như anh chị em, và thắng vượt hận thù.
“Nay là lúc để hàn gắn các thương tích, bắc các cây cầu, khắc phục các dị biệt. Nay là lúc để tháo ngòi hận thù, từ bỏ trả đũa, và chào đón việc sống chung dựa trên công lý, sự thật, việc tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ chân chính. Uớc chi chúng ta sống hòa hợp và liên đới, như lòng Chúa muốn. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở thành những người xây dựng hòa bình, để nơi nào có hận thù ghen ghét, chúng ta mang đến tình yêu và lòng thương xót”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lễ nghi tưởng niệm các nạn nhân Đức Thánh Cha đã trồng một cây kỷ niệm, như biểu tượng cho một cuộc sống mới. Kết thúc lễ nghi Đức Thánh Cha đã từ giã mọi người để ra phi trường cách đó 10 cây số rưỡi đáp máy bay trở về thủ đô Bogota. Máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã về tới phi trường quân sự Catam của thủ đô Bogota sau 40 phút bay. Từ phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe về Toà Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm. Trước Toà Sứ Thần có đông đảo các nạn nhân của bạo lực, quân nhân, cảnh sát và cựu du kích quân chào đón Đức Thánh Cha.
Buổi sáng, ngài chủ tọa thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho hai vị giáo sĩ bị sát hại vì đức tin trong cuộc nội chiến này và ban chiều ngài chủ tọa buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia, vốn là mục tiêu hàng đầu của chuyến tông du lần này.
Thật vậy, chính phủ đã ký một thỏa thuận với nhóm phiến quân FARC hồi tháng 11 năm ngoái sau 52 năm xung đột khiến 260,000 người thiệt mạng, 60,000 người mất tích, và hơn 7 triệu người phải di dời. Các hiệp định hòa bình nói trên được ký kết là do chủ ý của chính phủ, với sự hậu thuẫn của Tòa Thánh, bất chấp ý nguyện của nhân dân Colombia. Các cuộc trưng cầu dân ý đều cho thấy đa số người dân Colombia chống lại các thỏa thuận ngưng bắn này.
Thách đố lớn nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du này là làm sao thuyết phục người dân Colombia chấp nhận các thỏa ước đã được chính phủ ký kết với các nhóm phiến quân; và cổ vũ sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Đó là bối cảnh của buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia mà Như Ý sẽ tường thuật với quý vị và anh chị em trong chương trình này.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại công viên các vị lập quốc Colombia, tiếng địa phương gọi là Los Fundadores.
Đây là công viên lớn nhất thành phố Villavicencio, rộng 6 mẫu tây, có một quảng trường hình tròn nơi có đài kỷ niệm các vị lập quốc Colombia, do ông Rodrrigo Arenas Betancourt xây. Bức tượng đồng diễn tả một người đàn ông thuộc chủng tộc Ianos, đặt trên hai con ngựa, hai cánh tay cầm con chim Corocora là loại chim đặc biệt của vùng này. Công viên có nhiều đường lát đá, các vườn cây, vùng giải trí giáo dục dành cho trẻ em, các ao hồ và một phông ten lớn tân thời gồm ba cổng mầu xanh đa trời. Đây là nơi có rất đông khách du lịch và dân chúng lui tới, và là nơi tổ chức nhiều biến cố văn hoá và nghệ thuật.
Cây Thánh Giá hoà giải được dựng tại quảng trường các vị lập quốc là cây Thánh Giá đã được rước qua vùng Đông Ianes hồi năm 2012. Dưới đế Thánh Giá có gắn một bảng ghi số các nạn nhân của các vụ bắt cóc, sát hại và mìn chống người gây đổ máu cho vùng này trong cuộc nội chiến dài từ năm 1964 tới 2016.
Đức Thánh Cha đã đến công viên lúc 17 giờ 20. Hiện diện tại công viên có tổng thống Colombia, khoảng 400 trẻ em và một nhóm thổ dân. Đức Thánh Cha được vài trẻ em tiếp đón và tháp tùng tới Thánh Giá hoà giải, trong khi một ca đoàn hát một bài thánh ca truyền thống. Tiếp đến là tiếng kèn truy diệu và một phút thinh lặng cầu nguyện cho những người đã chết.
Kế đó là các chứng từ của nhiều người Colombia từng chịu đau khổ cách này cách khác trong cuộc nội chiến tiếp diễn hơn một nửa thế kỷ qua.
Pastora Mira mất đứa con gái và đứa con trai trong cuộc tranh chấp. Thế nhưng bà đã chăm sóc một trong những tên sát hại con trai bà, cho rằng chính đức tin đã giúp bà tha thứ.
Luz Dary chịu nhiều vết thương nặng vì mìn bẫy, nhưng đã phục hồi và nay đang làm việc để loại trừ các đe dọa của chúng và giúp các người bị thương khác.
Những người khác thuộc các nhóm phiến quân cho biết họ đã nhận ra sự vô nghĩa của bạo lực và đã thay đổi cuộc sống mình để làm việc cho hòa bình.
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đến đây với lòng kính trọng và ý thức rõ ràng rằng như Môsê tôi đang đứng trên mảnh đất thánh thiêng”. Đó là lời Đức Phanxicô ngỏ với người Colombia ngày 8 tháng 9, tại buổi Gặp Gỡ Hòa Giải Quốc Gia tại Villavicencio, Colombia.
Ngài nói với đám đông trong đó nhiều người bị mất người thân yêu hoặc bị thương tích trong cuộc nội chiến kéo dài hơn nửa thế kỷ nay rằng “anh chị em mang theo cõi lòng và xác thịt các dấu chỉ ký ức sống động gần đây của dân tộc anh chị em, vốn được đánh dấu bằng các biến cố bi thảm nhưng cũng đầy các nghĩa cử anh hùng, tình người vĩ đại, và các giá trị tâm linh cao cả là niềm tin và niềm hy vọng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho mọi nạn nhân của cuộc nội chiến, các nạn nhân thiệt mạng, bị thương, mất tích, di tản, tỵ nạn, què cụt, ít nhất 8 triệu người. Colombia là một đất nước có con số người di tản trong nước đông nhất thế giới: 7 triệu người.
Ngài nói tiếp: “tôi hiện diện ở đây không hẳn để nói, nhưng để gần gũi anh chị em và được tận mắt nhìn thấy anh chị em, lắng nghe anh chị em và mở lòng tôi ra đối với chứng tá sống và tin của anh chị em. Và nếu anh chị em cho phép, tôi cũng muốn được ôm và cùng khóc với anh chị em. Tôi muốn chúng ta cùng nhau cầu nguyện và tha thứ cho nhau, tôi cũng cần xin sự tha thứ, để, cùng nhau, chúng ta có thể tìm kiếm và tiến vào đức tin và đức cậy”.
Đức Thánh Cha nói rằng “Tôi cám ơn các anh chị em của chúng ta đã chia sẻ các chứng từ của họ với chúng ta, nhân danh nhiều người khác. Được nghe các câu truyện của họ là điều tốt xiết bao đối với chúng ta! Tôi rất xúc động khi lắng nghe họ.
“Đó là những câu truyện về đau khổ và sầu não, nhưng trên hết, chúng cũng là những câu truyện về yêu thương và tha thứ nói với chúng ta về sự sống và niềm hy vọng; những câu truyện về việc không để hận thù, trả đũa hay đau đớn kiểm soát cõi lòng chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc các nhận định của ngài bằng lời kêu gọi hòa bình và hoà giải, đặt các ý nguyện này dưới chân Tượng Chịu Nạn Bojayá, tức bức tượng cụt tay cụt chân cứu được từ ngôi thánh đường bị đạn súng cối phá sập khiến 79 người thiệt mạng.
Ngài ngỏ với dân chúng như một lời tâm tình rằng: “Sau cùng, trong tư cách một người anh và một người cha, tôi muốn thưa điều này: Hỡi Colombia, hãy mở cõi lòng mình ra như Dân Thiên Chúa và hãy hòa giải. Đừng sợ cả sự thật lẫn công lý. Nhân dân Colombia thân yêu, đừng sợ phải xin tha thứ và cung hiến sự tha thứ. Đừng chống lại sự hoà giải này, một sự hoà giải cho phép anh chị em xích lại gần nhau và gặp gỡ nhau như anh chị em, và thắng vượt hận thù.
“Nay là lúc để hàn gắn các thương tích, bắc các cây cầu, khắc phục các dị biệt. Nay là lúc để tháo ngòi hận thù, từ bỏ trả đũa, và chào đón việc sống chung dựa trên công lý, sự thật, việc tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ chân chính. Uớc chi chúng ta sống hòa hợp và liên đới, như lòng Chúa muốn. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở thành những người xây dựng hòa bình, để nơi nào có hận thù ghen ghét, chúng ta mang đến tình yêu và lòng thương xót”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lễ nghi tưởng niệm các nạn nhân Đức Thánh Cha đã trồng một cây kỷ niệm, như biểu tượng cho một cuộc sống mới. Kết thúc lễ nghi Đức Thánh Cha đã từ giã mọi người để ra phi trường cách đó 10 cây số rưỡi đáp máy bay trở về thủ đô Bogota. Máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã về tới phi trường quân sự Catam của thủ đô Bogota sau 40 phút bay. Từ phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe về Toà Sứ Thần cách đó 12 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm. Trước Toà Sứ Thần có đông đảo các nạn nhân của bạo lực, quân nhân, cảnh sát và cựu du kích quân chào đón Đức Thánh Cha.