Xem hình ảnh
Nhân dịp nhóm thân hữu cuả anh Đặng Hiế́u Sinh ở Gx Đức Mẹ hằng Cứu Giúp và hội Gia Đình Đa Minh ở Garland TX hợp tác để tổ chức một 'Bữa Cơm Tình Thương' cho các công tác từ thiện cuả dòng Đa Minh Tam Hiệp, trong đó có Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên, chúng tôi xin ghi lại một cuộc thăm viếng 2 năm trước đây, như là một món quà gửi tặng những tấm lòng hảo tâm góp mặt trong công việc bác ái cuả ban tổ chức và xa hơn cuả hội dòng Đa Minh Tam Hiệp. Xin sẽ có đôi lời nói thêm về 'Bữa Cơm' ở phần cuối.
Một chuyến đi suýt lạc:
Trước khi về Việt Nam các Sơ ở Garland TX nhắc nhở chúng tôi nhiều lần "anh chị nhớ đi thăm viện dưỡng lão nhá, không xa Saigon lắm đâu", và ngay trước khi đi thăm, Sơ Hường giám đốc cuả viện trấn an chúng tôi qua điện thoại "anh chị cứ đi tới Trảng Bom thì hỏi, ai cũng biết Viện Dưỡng Lão ở đâu mà..."
Một triệu đồng là khoảng 50 đô la, bên Mỹ là giá cuả một chuyến taxi đi tới phi trường DFW ở Dallas, nhưng ở Saigon bên đây là giá bao xe trọn ngày và trọn gói (xăng nhớt cơm nước và thuế đường); chúng tôi bao xe từ sáng, đi đường cao tốc qua ngã Dầu Giây (rồi đi ngược về phiá Biên Hoà) thì tới Trảng Bom khoảng 11g.
Thị trấn nhỏ, vắng, cửa hàng thưa thớt, chiếc xe dừng trước một quán ăn, tôi hỏi thăm bà chủ:" Thưa bà, Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên đi đường nào ạ?"
-Chưa bao giờ nghe qua, đó là chuà hay nhà thờ vậy?
Các nhà thờ Công Giáo thì chắc chắn phải biết nơi này, tôi tự nghĩ như vậy và đảo mắt tìm một ngọn tháp chuông...Ngay lúc đó một chiếc xe tải lem luốc dừng lại bên lề để giao hàng, tôi lên tiếng hỏi cầu may: "Thưa bác, bác có biết Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên ở đâu không? xin bác chỉ đường giùm"
-Có chứ, cứ đi đường này là tới ngay.
Bác tài còn căn dặn nhiều lần: "các bác đi qua một chiế́c cầu lớn, bỏ qua đế́n chiếc cầu nhỏ thì nó ở ngay đó rồi"
Đúng là, 'Đường đi nơi cửa miệng...cuả các bác tài', một kinh nghiệm đáng được truyền bá!
-Thế thì còn bao xa thưa bác?
-Khoảng 10 cây số. (Sự thực khoảng 8 cs từ ngã ba QL1 đi vào đường Trảng Bom-Cây Gáo)
Con đường quanh co, hai bên nhiều bụi gai cỏ dại!
20 phút! một khoảng thời gian đủ cho tôi suy nghĩ miên man về cái vùng mà hồi chiến tranh từng là bưng biền bất khả xâm phạm cuả Việt Cộng. Bom B-52 thả xuống triền miên làm cho nơi này rỗ chằng rỗ chịt trông tựa như đất mặt Trăng...Có lẽ cái tên Trảng Bom là vì lý do ấy chăng?
Sau cùng thì chiếc cầu nhỏ cũng đến, viện dưỡng lão thắp thoáng nhô lên. 'Nhô lên' bởi vì cả khu đất nằm dưới một khu trũng cuả các hố bom, nếu không để ý thì không nhận ra.
Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên:
Các hố bom bây giờ trở thành 6 ao nuôi cá, là nguồn sống cuả cơ sở từ thiện từ trên hai chục năm qua. Tuy khởi sự đã lâu như thế, nhưng viện mới chỉ chính thức được cấp giấy phép có 3 năm thôi, còn 17 năm trước là 'chui'.
"Như vậy thì chính quyền đã để yên cho mình dễ thở rồi phải không Sơ?" tôi hỏi Sơ Hường giám đốc.
Sơ nhanh nhẹn trả lời:" Mới tuần trước ông Chủ Tịch Huyện có ghé thăm và tặng cho 1 bao gạo, may quá nhà vừa hết gạo đang lo."
Vài phút sau Sơ nói thêm:" Đây là lần đầu tiên sau 20 năm, ông Chủ Tịch tới thăm."
Đối với cấp huyện thì như thể, nhưng đối với cấp trung ương thì Viện Dưỡng Lão đã nổi tiếng lắm rồi, Phó Chủ Tịch Nhà Nước vài tháng trước cũng đã ghé chơi, đi kèm theo là hàng chục phóng viên nhà nước, có phóng sự phỏng vấn những 'cư dân' kỳ cựu, làm xôn xao dư luận một thời.
Đề tài cho những phóng sự về viện dưỡng lão thì có lẽ nhiều lắm, cứ nhìn phong cảnh quanh viện cũng nhận ra ngay đây là một nỗ lực phi thường cuả con người, đặc biệt từ 6 vị nữ tu, đã moi bom, lấp hố, đắp đê, dựng ke,̀ trong suốt 20 năm không ngưng nghỉ, để biến đối một vùng hoang phế trở thành một khu sinh sống cho trên 100 bà lão neo đơn không nơi nương tựa. Không chỉ là một khu 'sống được' mà thôi nhưng phải nói là một khu 'du lịch hoành tráng'!
Hai hàng dừa trải bóng trên những con đê lát đá, đi giữa những hồ nước thanh bình, có một con suối róc rách lượn quanh, những bộ bàn ghế thảnh thơi, vân gỗ bóng bảy mời mọc...
Giống những khu nghỉ mát 'cao cấp' cuả người Nga người Tàu đang xây dựng trên khắp các bãi biển VN!
Sự thực thì tất cả những phong cảnh hào nhoáng đều là những 'tặng dữ' từ các ân nhân mà các Sơ ở viện không lẽ từ chối được sao? Tuy nhiên tôi không khỏi phân vân với 2 vấn đề.
-Sơ ơi, cảnh đẹp thế này thì người ta sẽ nghĩ là mình giầu rồi, vậy có ai còn động tình thương mà biếu tặng thêm gì nữa không? Tôi hỏi Sơ Hường.
-Vâng, nhưng mà các bà ở đây cũng chẳng còn sống được bao nhiêu ngày nữa...thôi thì mình cố gắng cho họ được hưởng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, Sơ trả lời.
-Nhưng với một nơi tốt đẹp thế này thì Sơ có nghĩ là một ngày nào đó chính quyền sẽ tìm cách lấy đi không?
Tôi không khỏi liên tưởng đến bao nhiêu vụ cưỡng chiếm đất đai cuả Giáo hội trong những năm qua, nguyên nhân chính quanh quẩn ở việc mảnh đất trở nên có giá trị, khêu gợi lòng tham cuả các chức quyền.
Với tiếng thở dài, Sơ Hường nói:" Nếu họ sử dụng cho mục đích nuôi dưỡng các bà, thì mình cũng vui lòng. Đó là mục đích cuả mình mà."
Đời sống các bà:
Các bà mà Sơ Hường đề cập đến là những bà già 'neo đơn', tức là đã yếu ớt, bệnh tật, không ai săn sóc.
Mỗi bà có một câu chuyện khác nhau, nhưng mẫu số chung thì họ là những người vô gia cư sống ngoài đường, trong đó có những người 'ăn mày' (bây giờ là bán vé số), hoặc có thể đã là những 'tay anh chị' trong xã hội đen.
Có bà đến với viện trong một hoàn cảnh éo le, được 'người ta' bó chiếu vấ́t trước cổng trong đêm. 'Người ta' đây có thể là 'nhà thương', không muốn bỏ tiền chôn người 'vô thừa nhận', âm mưu ôm trọn số tiền ngân sách, nên mang tới cho các Sơ chôn giùm. Ấy vậy mà có bà đã sống, mà lại sống lâu vui vẻ...
Các bà ào ra khi Sơ Hường kêu lớn "Khách Tới", hình như các bà thích gặp khách ngoài thì phải, ai cũng tươi cười tìm cách bắt tay, cả những bà đi xe lăn cũng lần mò đi ra.
Ra đón khách dĩ nhiên là những bà tương đối còn khoẻ, họ sống trong căn nhà lớn đầu tiên và ngủ trên những chiếc giường sắt giống như một trại lính.
Trên 50 bà sống chung một phòng thì chắc là có 'vấn đề'? tôi tự nghĩ và tìm cách khơi chuyện như sau:
-Chào các bà, tôi ở Texas qua, các bà có biết Cowboy Texas là gì không nào?
-Ha ha ha, các bà vui cười gật gù và chỉ trỏ vào chiếc nón tôi đang đội trên đầu. Tất nhiên, 'tiếng cười làm đầu câu chuyện' mà, tôi sẵn đà 'làm tới' luôn:
-Ớ Texas, cowboy có súng bắn nhau thế này, banh banh, nhưng ở đây không được mang súng đó... Vậy ngủ chung thế này thì các bà có hay 'cãi nhau' không nào?
-Có chứ, cãi nhau mỗi ngày. Các bà nhao nhao tranh nhau khoe thành tích.
-Vậy thì làm sao mà hết cãi nhau à?
-Có các Sơ can.
Hãy tưởng tượng phải giải hoà hàng chục vụ mỗi ngày cho nhửng bậc lão thành đầy 'ân oán', có lẽ chỉ có các Sơ ở đây mới đủ kiên nhẫn mà làm được thôi.
Những người nằm xuống:
Nhưng khi người ta còn cãi vã được là còn sức khoẻ và có thể tự lo liệu cho mình, đi xuống những khu kế tiếp thì không nghe tiếng nói, cũngchẳng có tiếng cười! Khu bại liệt và khu cách ly.
Có hàng chục bà đang ở hai khu này, phòng nhỏ hơn, 4 hay 2 người một phòng. Thường thỉ các Sơ cho 2 bà còn khoẻ nằm chung với 2 bà yếu hơn để họ có thể chăm sóc cho nhau.
Nhưng dù bệnh hay đã liệt, mỗi khi Sơ Hường xuắt hiện thì hình như các bà đều ngửng đầu lên, với tay nhận sự âu yếm và thì thầm kể lể...
Giống như cảnh bà mẹ giỗ con thơ.
Hiếm có người khách nào mà không khỏi bùi ngùi khi biết rằng mình đang chứng kiến những ngày tháng cuối cùng cuả những đời người đã bị xã hội hoàn toàn lãng quên.
Một bà với vẻ mặt dầy dạn, tuy không còn nói được nữa nhưng đôi mắt vẫn lộ vẻ tinh anh, chắp tay vá Sơ Hường nhưng không còń sức để tâm sự điều gì nữa, xin phép không nói tên cuả bà ra đây, nhưng cău chuyện cuả bà là một câu chuyện li kỳ có một không hai.
Đoạn kết cuả một đời giang hồ:
Xem tiếp bài 2
Vài lời về 'Bữa Cơm Tình Thương':
'Bữa Cơm Tình Thương' để gây quĩ hổ trợ các công việc từ thiện cuả hội dòng Đa Minh Tam Hiệp sẽ được tổ chức ngày Chuá Nhật 27 tháng 8 này tại nhà hàng Tasty China ở Garland TX. Chúng tôi sẽ có phóng sự sau.
Xin được đính kèm brochure và thiệp mời cuả ban tổ chức để giới thiệu với các độc giả cư ngụ quanh vùng Dallas-Ft Worth, xin liên lạc với các số trong thiệp mời:
Trước khi về Việt Nam các Sơ ở Garland TX nhắc nhở chúng tôi nhiều lần "anh chị nhớ đi thăm viện dưỡng lão nhá, không xa Saigon lắm đâu", và ngay trước khi đi thăm, Sơ Hường giám đốc cuả viện trấn an chúng tôi qua điện thoại "anh chị cứ đi tới Trảng Bom thì hỏi, ai cũng biết Viện Dưỡng Lão ở đâu mà..."
Một triệu đồng là khoảng 50 đô la, bên Mỹ là giá cuả một chuyến taxi đi tới phi trường DFW ở Dallas, nhưng ở Saigon bên đây là giá bao xe trọn ngày và trọn gói (xăng nhớt cơm nước và thuế đường); chúng tôi bao xe từ sáng, đi đường cao tốc qua ngã Dầu Giây (rồi đi ngược về phiá Biên Hoà) thì tới Trảng Bom khoảng 11g.
Thị trấn nhỏ, vắng, cửa hàng thưa thớt, chiếc xe dừng trước một quán ăn, tôi hỏi thăm bà chủ:" Thưa bà, Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên đi đường nào ạ?"
-Chưa bao giờ nghe qua, đó là chuà hay nhà thờ vậy?
Các nhà thờ Công Giáo thì chắc chắn phải biết nơi này, tôi tự nghĩ như vậy và đảo mắt tìm một ngọn tháp chuông...Ngay lúc đó một chiếc xe tải lem luốc dừng lại bên lề để giao hàng, tôi lên tiếng hỏi cầu may: "Thưa bác, bác có biết Viện Dưỡng Lão Tình Thương Suối Tiên ở đâu không? xin bác chỉ đường giùm"
-Có chứ, cứ đi đường này là tới ngay.
Bác tài còn căn dặn nhiều lần: "các bác đi qua một chiế́c cầu lớn, bỏ qua đế́n chiếc cầu nhỏ thì nó ở ngay đó rồi"
Đúng là, 'Đường đi nơi cửa miệng...cuả các bác tài', một kinh nghiệm đáng được truyền bá!
-Thế thì còn bao xa thưa bác?
-Khoảng 10 cây số. (Sự thực khoảng 8 cs từ ngã ba QL1 đi vào đường Trảng Bom-Cây Gáo)
Con đường quanh co, hai bên nhiều bụi gai cỏ dại!
20 phút! một khoảng thời gian đủ cho tôi suy nghĩ miên man về cái vùng mà hồi chiến tranh từng là bưng biền bất khả xâm phạm cuả Việt Cộng. Bom B-52 thả xuống triền miên làm cho nơi này rỗ chằng rỗ chịt trông tựa như đất mặt Trăng...Có lẽ cái tên Trảng Bom là vì lý do ấy chăng?
Sau cùng thì chiếc cầu nhỏ cũng đến, viện dưỡng lão thắp thoáng nhô lên. 'Nhô lên' bởi vì cả khu đất nằm dưới một khu trũng cuả các hố bom, nếu không để ý thì không nhận ra.
Các hố bom bây giờ trở thành 6 ao nuôi cá, là nguồn sống cuả cơ sở từ thiện từ trên hai chục năm qua. Tuy khởi sự đã lâu như thế, nhưng viện mới chỉ chính thức được cấp giấy phép có 3 năm thôi, còn 17 năm trước là 'chui'.
"Như vậy thì chính quyền đã để yên cho mình dễ thở rồi phải không Sơ?" tôi hỏi Sơ Hường giám đốc.
Sơ nhanh nhẹn trả lời:" Mới tuần trước ông Chủ Tịch Huyện có ghé thăm và tặng cho 1 bao gạo, may quá nhà vừa hết gạo đang lo."
Vài phút sau Sơ nói thêm:" Đây là lần đầu tiên sau 20 năm, ông Chủ Tịch tới thăm."
Đối với cấp huyện thì như thể, nhưng đối với cấp trung ương thì Viện Dưỡng Lão đã nổi tiếng lắm rồi, Phó Chủ Tịch Nhà Nước vài tháng trước cũng đã ghé chơi, đi kèm theo là hàng chục phóng viên nhà nước, có phóng sự phỏng vấn những 'cư dân' kỳ cựu, làm xôn xao dư luận một thời.
Đề tài cho những phóng sự về viện dưỡng lão thì có lẽ nhiều lắm, cứ nhìn phong cảnh quanh viện cũng nhận ra ngay đây là một nỗ lực phi thường cuả con người, đặc biệt từ 6 vị nữ tu, đã moi bom, lấp hố, đắp đê, dựng ke,̀ trong suốt 20 năm không ngưng nghỉ, để biến đối một vùng hoang phế trở thành một khu sinh sống cho trên 100 bà lão neo đơn không nơi nương tựa. Không chỉ là một khu 'sống được' mà thôi nhưng phải nói là một khu 'du lịch hoành tráng'!
Hai hàng dừa trải bóng trên những con đê lát đá, đi giữa những hồ nước thanh bình, có một con suối róc rách lượn quanh, những bộ bàn ghế thảnh thơi, vân gỗ bóng bảy mời mọc...
Giống những khu nghỉ mát 'cao cấp' cuả người Nga người Tàu đang xây dựng trên khắp các bãi biển VN!
Sự thực thì tất cả những phong cảnh hào nhoáng đều là những 'tặng dữ' từ các ân nhân mà các Sơ ở viện không lẽ từ chối được sao? Tuy nhiên tôi không khỏi phân vân với 2 vấn đề.
-Sơ ơi, cảnh đẹp thế này thì người ta sẽ nghĩ là mình giầu rồi, vậy có ai còn động tình thương mà biếu tặng thêm gì nữa không? Tôi hỏi Sơ Hường.
-Vâng, nhưng mà các bà ở đây cũng chẳng còn sống được bao nhiêu ngày nữa...thôi thì mình cố gắng cho họ được hưởng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, Sơ trả lời.
-Nhưng với một nơi tốt đẹp thế này thì Sơ có nghĩ là một ngày nào đó chính quyền sẽ tìm cách lấy đi không?
Tôi không khỏi liên tưởng đến bao nhiêu vụ cưỡng chiếm đất đai cuả Giáo hội trong những năm qua, nguyên nhân chính quanh quẩn ở việc mảnh đất trở nên có giá trị, khêu gợi lòng tham cuả các chức quyền.
Với tiếng thở dài, Sơ Hường nói:" Nếu họ sử dụng cho mục đích nuôi dưỡng các bà, thì mình cũng vui lòng. Đó là mục đích cuả mình mà."
Các bà mà Sơ Hường đề cập đến là những bà già 'neo đơn', tức là đã yếu ớt, bệnh tật, không ai săn sóc.
Mỗi bà có một câu chuyện khác nhau, nhưng mẫu số chung thì họ là những người vô gia cư sống ngoài đường, trong đó có những người 'ăn mày' (bây giờ là bán vé số), hoặc có thể đã là những 'tay anh chị' trong xã hội đen.
Có bà đến với viện trong một hoàn cảnh éo le, được 'người ta' bó chiếu vấ́t trước cổng trong đêm. 'Người ta' đây có thể là 'nhà thương', không muốn bỏ tiền chôn người 'vô thừa nhận', âm mưu ôm trọn số tiền ngân sách, nên mang tới cho các Sơ chôn giùm. Ấy vậy mà có bà đã sống, mà lại sống lâu vui vẻ...
Các bà ào ra khi Sơ Hường kêu lớn "Khách Tới", hình như các bà thích gặp khách ngoài thì phải, ai cũng tươi cười tìm cách bắt tay, cả những bà đi xe lăn cũng lần mò đi ra.
Ra đón khách dĩ nhiên là những bà tương đối còn khoẻ, họ sống trong căn nhà lớn đầu tiên và ngủ trên những chiếc giường sắt giống như một trại lính.
Trên 50 bà sống chung một phòng thì chắc là có 'vấn đề'? tôi tự nghĩ và tìm cách khơi chuyện như sau:
-Chào các bà, tôi ở Texas qua, các bà có biết Cowboy Texas là gì không nào?
-Ha ha ha, các bà vui cười gật gù và chỉ trỏ vào chiếc nón tôi đang đội trên đầu. Tất nhiên, 'tiếng cười làm đầu câu chuyện' mà, tôi sẵn đà 'làm tới' luôn:
-Ớ Texas, cowboy có súng bắn nhau thế này, banh banh, nhưng ở đây không được mang súng đó... Vậy ngủ chung thế này thì các bà có hay 'cãi nhau' không nào?
-Có chứ, cãi nhau mỗi ngày. Các bà nhao nhao tranh nhau khoe thành tích.
-Vậy thì làm sao mà hết cãi nhau à?
-Có các Sơ can.
Hãy tưởng tượng phải giải hoà hàng chục vụ mỗi ngày cho nhửng bậc lão thành đầy 'ân oán', có lẽ chỉ có các Sơ ở đây mới đủ kiên nhẫn mà làm được thôi.
Nhưng khi người ta còn cãi vã được là còn sức khoẻ và có thể tự lo liệu cho mình, đi xuống những khu kế tiếp thì không nghe tiếng nói, cũngchẳng có tiếng cười! Khu bại liệt và khu cách ly.
Có hàng chục bà đang ở hai khu này, phòng nhỏ hơn, 4 hay 2 người một phòng. Thường thỉ các Sơ cho 2 bà còn khoẻ nằm chung với 2 bà yếu hơn để họ có thể chăm sóc cho nhau.
Nhưng dù bệnh hay đã liệt, mỗi khi Sơ Hường xuắt hiện thì hình như các bà đều ngửng đầu lên, với tay nhận sự âu yếm và thì thầm kể lể...
Giống như cảnh bà mẹ giỗ con thơ.
Hiếm có người khách nào mà không khỏi bùi ngùi khi biết rằng mình đang chứng kiến những ngày tháng cuối cùng cuả những đời người đã bị xã hội hoàn toàn lãng quên.
Một bà với vẻ mặt dầy dạn, tuy không còn nói được nữa nhưng đôi mắt vẫn lộ vẻ tinh anh, chắp tay vá Sơ Hường nhưng không còń sức để tâm sự điều gì nữa, xin phép không nói tên cuả bà ra đây, nhưng cău chuyện cuả bà là một câu chuyện li kỳ có một không hai.
Đoạn kết cuả một đời giang hồ:
Xem tiếp bài 2
Vài lời về 'Bữa Cơm Tình Thương':
'Bữa Cơm Tình Thương' để gây quĩ hổ trợ các công việc từ thiện cuả hội dòng Đa Minh Tam Hiệp sẽ được tổ chức ngày Chuá Nhật 27 tháng 8 này tại nhà hàng Tasty China ở Garland TX. Chúng tôi sẽ có phóng sự sau.
Xin được đính kèm brochure và thiệp mời cuả ban tổ chức để giới thiệu với các độc giả cư ngụ quanh vùng Dallas-Ft Worth, xin liên lạc với các số trong thiệp mời: