Hôm nay, 1 tháng 8 năm 2017, ngày hết sức đặc biệt với Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, đơn giản vì hôm nay là ngày cả Hội Dòng mừng Vị tổ phụ - đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Bằng nhiều hình thức, nhiều kiểu cách khác nhau như tổ chức hội thảo, hành hương, chia sẻ về đời sống của Cha Thánh Anphongsô, con cái của Ngài đã diễn tả tấm lòng tôn kính người Cha chung của Hội Dòng.
Xem Hình
Với Ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng thân thương của nhiều người gắn kết với Dòng Chúa Cứu Thế, nhiều người đã tuy tụ về đây để cùng nhau tham dự các ngày hành hương như dọn lòng để ngày hôm nay – ngày chính Lễ mừng kính Thánh Tổ được sốt sắng hơn. Trong những ngày qua, nhân đức, đời sống của Cha Thánh Anphongsô đã được gợi lại, được nung nấu thêm lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho người tất bạt cho cả tu sĩ trong cũng như “tu sĩ sống ngoài nhà dòng” (“tu sĩ sống ngoài dòng” là cách gọi hết sức thân thương dành cho những người có mối liên hệ nào đó như “tu xong”, như ân nhân, thân nhân của Tỉnh Dòng)
17 g 30 chiều hôm nay, cộng đoàn cùng nhau sốt sắng tham dự giờ hành hương kính Thánh Tổ qua sự hướng dẫn của Anphongsô Trần Ngọc Hướng.
Trong giờ này, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Thánh Anphongsô quan tâm cách đặc biệt cho người nghèo.
Qua tâm tình sốt sắng, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn hướng đến với người nghèo và chia sẻ cho người nghèo ...
18 g 00, Thánh Lễ đồng tế tạ ơn được cử hành. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh có nhiều Cha trong và ngoài cộng đoàn Tỉnh, cộng đoàn Sài Gòn nữa.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn nhìn lên cuộc đời Thánh Anphongsô đặc biệt lo phần rỗi các linh hồn, đặc biệt là những người nghèo khó bị bỏ rơi hơn cả ... ngày hôm nay chúng ta học nơi Ngài đời sống thánh thiện, hiến dâng cuộc đời cho Chúa ...
Trong bài chia sẻ Cha Vinhsơn Phạm Cao Quý chia sẻ với cộng đoàn rằng đặc biệt Thánh Anphongsô là chứng nhân của Đức Kitô nhờ lòng thương xót của Đức Mẹ. Lòng thương xót đó phát xuất từ Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe.
Thánh Anphongsô trong Thần Học Luân Lý của Ngài làm sao cho người đơn sơ nhất chạm lòng thương xót Chúa nơi tòa giải tội, nơi Bí Tích Giao Hòa, điều mà Thánh Matthêu nói với chúng ta : Chúa sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ.
Loan Báo Tin Mừng cứu độ như phương thế chữa lành toàn diện. Đây là điều căn bản của Thánh Anphong sô cũng như của mỗi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Điều này Thánh Ma thêu nói với chúng ta :Chúa trao quyền cho 12 môn đệ. Chúng ta mừng Lễ Thánh An phong sô, nhìn rất gần với chúng ta.
Tổng Công Hội các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trong sứ vụ của thế giới bị tổn thương. Thư của Cha Tổng Quyền gửi cho Anh em trong dòng cũng như anh chị em giáo dân, sứ điệp của Ngài nhắn gửi anh chị em là chứng nhân của thế giới bị tổn thương.
Tất cả tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế cũng như anh chị em được mời gọi liên đới trong việc phục vụ Hội Thánh. Dựa vào đâu ? Chắc chắn là Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô là tâm điểm.
Hiến pháp 25 : Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chọn Đức Kitô làm trung tâm bản vị ... sự liên hệ thi hành sứ vụ đặt trên nền tảng của Đức Kitô. Nếu không đặt vào Đức Kitô thì chúng ta sẽ chia bè chia phái thôi. Hết thời nhóm mình thì không còn gắn kết. Nếu không đặt trong bản vị Đức Kitô thì chúng ta sẽ bị chia rẽ như vậy. Kinh nghiệm sự gắn kết của Thánh Anphongsô nơi những người nghèo. Không phải đến khi làm linh mục, giám mục Thánh Anphongsô mới thăm người nghèo mà khi còn làm luật sư. Thôi thúc lo cho người nghèo làm cho Anphongsô khi làm linh mục hoàn toàn dấn thân cho người nghèo. Ngài thành lập những nguyện đường về đêm. Những nơi đó quy tụ những con người không đủ khả năng học hỏi về Thiên Chúa, qua đó, thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua những nguyện đường về đêm, Ngài chọn sứ mạng của mình để làm đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế ...
Chúng ta suy niệm qua sứ vụ của Thánh Anphongsô. Nếu Đức Kitô trong Hội Đường đã công bố việc lo cho người nghèo thì trong nguyện đường về đêm, Thánh Anphongsô đã cảm nghiệm được sứ vụ : Thần Khí Ngài đã xức dầu cho tôi, Ngài sai tôi đi loan báo công bố ơn giải thoát cho người bị giam cầm, trả lại ánh sáng cho người mù lòa, người bị áp bức ... Trong Hội Đường, Đức Kitô công bố và rồi sứ mạng của Đức Kitô là sứ mạng của Dòng Chúa Cứu Thế.
Trong lời Tin Mừng theo Thánh Luca, Đức Giêsu trong Tin Mừng những người nghèo đó cụ thể nơi 3 hạng người : mùa lòa, giam vầm và áp bức. Người mù là ở giữa 3 hạng người đó. Mù là giả thiết không sáng, ở trong bóng tối, bóng tối là lãnh vực của sự dữ. Bây giờ sứ vụ Đức Giêsu đến là giải thoát con người ta một cách trọn vẹn để người ta khỏi bị giam cầm khỏi thế lực sự dữ để tự do sống tư cách con cái Thiên Chúa. Kiềm chế của sự dữ xảy ra ngay từ đầu. Lãnh tụ của bóng tối là tên lừa bịp trong sách Sáng Thế chương 3. Chúa đâu cấm hết, Chúa cấm chỉ 1 cây. Bà Eva nói Chúa cấm 1 cây. Rắn là hiện thân của Satan : Không chết chóc gì ! Khi các người ăn các người được sáng. Khi hai người ăn, mắt mở ra nhưng nhìn thấy sự trần trụi của mình.
Từ thuở đó, thế giới ở trong thế giới bị tổn thương. Từ thuở tạo dựng, Thiên Chúa đặt con người vào trong vinh quang của Ngài. Tên lừa bịp đưa con người vào trong bóng tối. Từ đó, nhân loại ở trong sự chém giết. Sự tổn thương có từ lúc đó nhưng tình thương Thiên Chúa có đó, Ngài hứa cứu độ chúng ta. Có lẽ Thánh Anphongsô kinh nghiệm trong một cuộc tranh luận cho thân chủ của mình. Ngài thấy thế giới bị tổn thương lủng đoạn bởi sự gian dối, quyền lực của sự dữ. Nơi đó, toàn là sự gian dối và người ta dùng của cải để thao túng thế giới và nơi đó sự thật không còn thể hiện. Thánh Anphongsô thấy sức lực của mình không làm được gì của một thế giới bị tổn thương. Thánh Anphongso nói : Thế gian ơi ta biết ngươi rồi !
Sứ mạng Thánh Anphongso bắt nguồn từ Đức Kitô là cá vị tương quan của mình. Chúa giải thoát chúng ta một cách toàn diện và Thánh Anphongso cho ta thấy một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ. Bây giờ trong một chế độ mà người ta chủ trương vô thần, hỗn độn trong bóng tối. Một thế giới bị tổn thương.
Hai bà bán tăm ở Sóc Sơn bị nghi là bắt cóc và người ta hùa vào đánh đến nhừ tử. Trong thế giới mà sự dữ che con mắt sự sáng ... người ta không còn khả năng phân biệt đâu là sự thật, sự dữ. Người ta không còn lắng nghe nhau.
Cách đây 3 ngày, có 3 người ở Vũng Tàu, đang ngồi chơi thì bị chết vì ô văng căn nhà tình thương để nó rơi xuống. Một sự tắc trách, một sự thiếu sự sáng trong đời ta.
Ở Trà Vinh, có 3 người phụ nữ rủ nhau đi thắt cổ vì người ta phát hiện 1 trong 3 người đó đi lừa. 1 thanh niên nói có người bị yểm bùa và giải thoát. Khi phát hiện ra lừa thì đi thưa. Thưa xong sợ bị ra tòa và rủ nhau đi thắt cổ, 2 người chết và 1 người được cứu sống.
Một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ, sự ác, không biết Thiên Chúa. Đấy là ơn gọi của Thánh Anphongso và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta mừng chúng ta vì chúng ta được mang sứ vụ của Đức Kitô. Chúng ta được giải thoát toàn diện khỏi kiềm chế của sự dữ để chúng ta đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa. Qua lời chuyển cầu của Thánh Anphongsô chúng ta trở nên ánh sáng trong môi trường sống cụ thể của chúng ta.
Trước khi Thánh Lễ khép lại, ông Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ ngỏ chút tâm tình chúc mừng Dòng Chúa Cứu Thế.
Đáp lại tấm lòng của vị đại diện, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích cảm ơn vị đại diện cũng như cộng đoàn. Cha Giám Tỉnh nhắc lại niềm vui trong những ngày qua khi lên Tây Nguyên, Cha Giám Tỉnh thấy được con số rất phấn khởi có khoảng 30% anh chị em dân tộc thiểu số có đạo ... Cha xin cám ơn tất cả anh chị em, cám ơn tất cả những người sống sứ vụ nhà dòng. Cha xin Thánh Anphongsô ban ơn cho anh chị em không phải là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế nhưng sống tinh thần của Cha Thánh Anphong ... xin Chúa chúc lành và ban ơn cho anh chị em.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphongsô xin cho Dòng Chúa Cứu Thế ngày một phát triển như lòng Chúa mong muốn và nhất là loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó tất bạt.
Tưởng nghĩ cũng nên nhắc lại một chút về cuộc đời của Thánh Anphongsô : Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thân phụ Anphongsô đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình đã cố gắng khuyên Alphongsô đừng bỏ nghề. Tuy nhiên, Alphongsô Ligôri đã quyết định. Ngài gia nhập hội dòng Diễn Giảng (do thánh Philipphê Nêri thành lập vào năm 1564); và sau đó, Thánh Anphongsô Maria Ligôri được thụ phong linh mục năm 1726. Cuộc sống của Anphongsô Ligôri rất ư bận rộn! Thánh nhân giảng dạy và viết sách. Sau đó, thánh Thánh Anphongsô Maria Ligôri thiết lập một dòng tu mới gọi là dòng Chúa Cứu Thế. Thánh nhân có những chỉ dẫn về đường thiêng liêng rất khôn ngoan; và ngài mang bình an đến cho tha nhân qua bí tích Hòa giải. Thánh Anphongsô cũng sáng tác thánh ca, chơi đàn và vẽ tranh nữa!
Thánh Anphongsô Maria Ligôri viết tất cả sáu mươi cuốn sách. Điều này thật khó tin vì ngài phải chu toàn rất nhiều trách vụ. Vả lại, Thánh Anphongsô Maria Ligôri thường hay đau bệnh. Ngài thường xuyên mắc chứng đau đầu; và để có thể làm việc liên tục, thánh Anphongsô Ligôri phải quấn một chiếc khăn lạnh trên trán.
Mặc dù bản tính tự nhiên rất nóng nảy, song Thánh Anphongsô Maria Ligôri đã cố gắng làm chủ tính khí của mình. Anphongsô Maria Ligôri khiêm nhường đến nỗi khi Đức Thánh Cha muốn đặt ngài làm giám mục vào năm 1762, ngài đã dịu dàng từ chối. Khi các sứ giả của Đức Thánh Cha đến gặp riêng Alphongsô để nói cho ngài biết ý định của Đức Thánh Cha, và họ gọi ngài bằng tước hiệu “thông thái,” Anphongsô Maria Ligôri đã trả lời: “Xin làm ơn đừng gọi tôi bằng danh xưng đó. Nó sẽ giết chết tôi mất!” Đức Thánh Cha biết rằng Anphongsô sẽ giúp ích được nhiều cho Giáo Hội nên ngài đã chỉ định Anphongsô Ligôri làm giám mục giáo phận Agatha của người Goth. Thánh Anphongsô Ligôri đã cử nhiều nhà giảng thuyết đến làm việc trong giáo phận của ngài. Họ giúp chia sẻ về tình yêu Thiên Chúa và tầm quan trọng của niềm tin Công Giáo. Anphongsô Ligôri xin các linh mục hãy giảng các bài thật đơn sơ để dân chúng dễ nắm bắt và dễ đem ra thực hành, ngài nói: “Tôi chưa khi nào giảng một bài mà người bình dân nhất trong nhà thờ không thể hiểu được!”
Khi về già, thánh Anphongsô Maria Ligôri phải chịu nhiều bệnh tật. Ngài bị què quặt vì chứng thấp khớp, bị điếc và gần như mù lòa. Ngài cũng có nhiều nỗi thất vọng và mắc bệnh trầm cảm. Nhưng thánh Anphongsô Ligôri có một lòng sùng kính thật đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria, như chúng ta biết cuốn sách nổi tiếng của ngài có nhan đề Vinh quang Đức Mẹ Maria. Sau các thử thách là niềm vui lớn lao, bình an sâu thẳm và cái chết thánh thiện.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri qua đời năm 1787, hưởng thọ 91 tuổi. Đến năm 1839, Đức Thánh Cha Grêgôriô XVI tôn phong Anphongsô Ligôri lên bậc hiển thánh. Còn Đức Thánh Cha Piô IX thì tôn tặng ngài tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh năm 1871.
18 Attachments
Xem Hình
Với Ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng thân thương của nhiều người gắn kết với Dòng Chúa Cứu Thế, nhiều người đã tuy tụ về đây để cùng nhau tham dự các ngày hành hương như dọn lòng để ngày hôm nay – ngày chính Lễ mừng kính Thánh Tổ được sốt sắng hơn. Trong những ngày qua, nhân đức, đời sống của Cha Thánh Anphongsô đã được gợi lại, được nung nấu thêm lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho người tất bạt cho cả tu sĩ trong cũng như “tu sĩ sống ngoài nhà dòng” (“tu sĩ sống ngoài dòng” là cách gọi hết sức thân thương dành cho những người có mối liên hệ nào đó như “tu xong”, như ân nhân, thân nhân của Tỉnh Dòng)
17 g 30 chiều hôm nay, cộng đoàn cùng nhau sốt sắng tham dự giờ hành hương kính Thánh Tổ qua sự hướng dẫn của Anphongsô Trần Ngọc Hướng.
Trong giờ này, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Thánh Anphongsô quan tâm cách đặc biệt cho người nghèo.
Qua tâm tình sốt sắng, Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn hướng đến với người nghèo và chia sẻ cho người nghèo ...
18 g 00, Thánh Lễ đồng tế tạ ơn được cử hành. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh có nhiều Cha trong và ngoài cộng đoàn Tỉnh, cộng đoàn Sài Gòn nữa.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn nhìn lên cuộc đời Thánh Anphongsô đặc biệt lo phần rỗi các linh hồn, đặc biệt là những người nghèo khó bị bỏ rơi hơn cả ... ngày hôm nay chúng ta học nơi Ngài đời sống thánh thiện, hiến dâng cuộc đời cho Chúa ...
Trong bài chia sẻ Cha Vinhsơn Phạm Cao Quý chia sẻ với cộng đoàn rằng đặc biệt Thánh Anphongsô là chứng nhân của Đức Kitô nhờ lòng thương xót của Đức Mẹ. Lòng thương xót đó phát xuất từ Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe.
Thánh Anphongsô trong Thần Học Luân Lý của Ngài làm sao cho người đơn sơ nhất chạm lòng thương xót Chúa nơi tòa giải tội, nơi Bí Tích Giao Hòa, điều mà Thánh Matthêu nói với chúng ta : Chúa sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ.
Loan Báo Tin Mừng cứu độ như phương thế chữa lành toàn diện. Đây là điều căn bản của Thánh Anphong sô cũng như của mỗi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Điều này Thánh Ma thêu nói với chúng ta :Chúa trao quyền cho 12 môn đệ. Chúng ta mừng Lễ Thánh An phong sô, nhìn rất gần với chúng ta.
Tổng Công Hội các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trong sứ vụ của thế giới bị tổn thương. Thư của Cha Tổng Quyền gửi cho Anh em trong dòng cũng như anh chị em giáo dân, sứ điệp của Ngài nhắn gửi anh chị em là chứng nhân của thế giới bị tổn thương.
Tất cả tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế cũng như anh chị em được mời gọi liên đới trong việc phục vụ Hội Thánh. Dựa vào đâu ? Chắc chắn là Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô là tâm điểm.
Hiến pháp 25 : Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chọn Đức Kitô làm trung tâm bản vị ... sự liên hệ thi hành sứ vụ đặt trên nền tảng của Đức Kitô. Nếu không đặt vào Đức Kitô thì chúng ta sẽ chia bè chia phái thôi. Hết thời nhóm mình thì không còn gắn kết. Nếu không đặt trong bản vị Đức Kitô thì chúng ta sẽ bị chia rẽ như vậy. Kinh nghiệm sự gắn kết của Thánh Anphongsô nơi những người nghèo. Không phải đến khi làm linh mục, giám mục Thánh Anphongsô mới thăm người nghèo mà khi còn làm luật sư. Thôi thúc lo cho người nghèo làm cho Anphongsô khi làm linh mục hoàn toàn dấn thân cho người nghèo. Ngài thành lập những nguyện đường về đêm. Những nơi đó quy tụ những con người không đủ khả năng học hỏi về Thiên Chúa, qua đó, thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa. Qua những nguyện đường về đêm, Ngài chọn sứ mạng của mình để làm đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế ...
Chúng ta suy niệm qua sứ vụ của Thánh Anphongsô. Nếu Đức Kitô trong Hội Đường đã công bố việc lo cho người nghèo thì trong nguyện đường về đêm, Thánh Anphongsô đã cảm nghiệm được sứ vụ : Thần Khí Ngài đã xức dầu cho tôi, Ngài sai tôi đi loan báo công bố ơn giải thoát cho người bị giam cầm, trả lại ánh sáng cho người mù lòa, người bị áp bức ... Trong Hội Đường, Đức Kitô công bố và rồi sứ mạng của Đức Kitô là sứ mạng của Dòng Chúa Cứu Thế.
Trong lời Tin Mừng theo Thánh Luca, Đức Giêsu trong Tin Mừng những người nghèo đó cụ thể nơi 3 hạng người : mùa lòa, giam vầm và áp bức. Người mù là ở giữa 3 hạng người đó. Mù là giả thiết không sáng, ở trong bóng tối, bóng tối là lãnh vực của sự dữ. Bây giờ sứ vụ Đức Giêsu đến là giải thoát con người ta một cách trọn vẹn để người ta khỏi bị giam cầm khỏi thế lực sự dữ để tự do sống tư cách con cái Thiên Chúa. Kiềm chế của sự dữ xảy ra ngay từ đầu. Lãnh tụ của bóng tối là tên lừa bịp trong sách Sáng Thế chương 3. Chúa đâu cấm hết, Chúa cấm chỉ 1 cây. Bà Eva nói Chúa cấm 1 cây. Rắn là hiện thân của Satan : Không chết chóc gì ! Khi các người ăn các người được sáng. Khi hai người ăn, mắt mở ra nhưng nhìn thấy sự trần trụi của mình.
Từ thuở đó, thế giới ở trong thế giới bị tổn thương. Từ thuở tạo dựng, Thiên Chúa đặt con người vào trong vinh quang của Ngài. Tên lừa bịp đưa con người vào trong bóng tối. Từ đó, nhân loại ở trong sự chém giết. Sự tổn thương có từ lúc đó nhưng tình thương Thiên Chúa có đó, Ngài hứa cứu độ chúng ta. Có lẽ Thánh Anphongsô kinh nghiệm trong một cuộc tranh luận cho thân chủ của mình. Ngài thấy thế giới bị tổn thương lủng đoạn bởi sự gian dối, quyền lực của sự dữ. Nơi đó, toàn là sự gian dối và người ta dùng của cải để thao túng thế giới và nơi đó sự thật không còn thể hiện. Thánh Anphongsô thấy sức lực của mình không làm được gì của một thế giới bị tổn thương. Thánh Anphongso nói : Thế gian ơi ta biết ngươi rồi !
Sứ mạng Thánh Anphongso bắt nguồn từ Đức Kitô là cá vị tương quan của mình. Chúa giải thoát chúng ta một cách toàn diện và Thánh Anphongso cho ta thấy một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ. Bây giờ trong một chế độ mà người ta chủ trương vô thần, hỗn độn trong bóng tối. Một thế giới bị tổn thương.
Hai bà bán tăm ở Sóc Sơn bị nghi là bắt cóc và người ta hùa vào đánh đến nhừ tử. Trong thế giới mà sự dữ che con mắt sự sáng ... người ta không còn khả năng phân biệt đâu là sự thật, sự dữ. Người ta không còn lắng nghe nhau.
Cách đây 3 ngày, có 3 người ở Vũng Tàu, đang ngồi chơi thì bị chết vì ô văng căn nhà tình thương để nó rơi xuống. Một sự tắc trách, một sự thiếu sự sáng trong đời ta.
Ở Trà Vinh, có 3 người phụ nữ rủ nhau đi thắt cổ vì người ta phát hiện 1 trong 3 người đó đi lừa. 1 thanh niên nói có người bị yểm bùa và giải thoát. Khi phát hiện ra lừa thì đi thưa. Thưa xong sợ bị ra tòa và rủ nhau đi thắt cổ, 2 người chết và 1 người được cứu sống.
Một thế giới bị lủng đoạn bởi sự dữ, sự ác, không biết Thiên Chúa. Đấy là ơn gọi của Thánh Anphongso và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta mừng chúng ta vì chúng ta được mang sứ vụ của Đức Kitô. Chúng ta được giải thoát toàn diện khỏi kiềm chế của sự dữ để chúng ta đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa. Qua lời chuyển cầu của Thánh Anphongsô chúng ta trở nên ánh sáng trong môi trường sống cụ thể của chúng ta.
Trước khi Thánh Lễ khép lại, ông Phó Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ ngỏ chút tâm tình chúc mừng Dòng Chúa Cứu Thế.
Đáp lại tấm lòng của vị đại diện, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích cảm ơn vị đại diện cũng như cộng đoàn. Cha Giám Tỉnh nhắc lại niềm vui trong những ngày qua khi lên Tây Nguyên, Cha Giám Tỉnh thấy được con số rất phấn khởi có khoảng 30% anh chị em dân tộc thiểu số có đạo ... Cha xin cám ơn tất cả anh chị em, cám ơn tất cả những người sống sứ vụ nhà dòng. Cha xin Thánh Anphongsô ban ơn cho anh chị em không phải là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế nhưng sống tinh thần của Cha Thánh Anphong ... xin Chúa chúc lành và ban ơn cho anh chị em.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphongsô xin cho Dòng Chúa Cứu Thế ngày một phát triển như lòng Chúa mong muốn và nhất là loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó tất bạt.
Tưởng nghĩ cũng nên nhắc lại một chút về cuộc đời của Thánh Anphongsô : Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri sinh năm 1696 tại một nơi gần thành Napôli, nước Ý. Thánh nhân đạt được học vị cao trong ngành luật khi mới 16 tuổi; và đã trở thành một luật sư danh tiếng. Thế nhưng, một sai phạm trong một phiên tòa nọ đã khiến Anphongsô mất một nhiệm vụ quan trọng; và thế là Anphongsô Ligôri quyết định bỏ nghề để theo đuổi tiếng gọi đích thực là làm linh mục.
Thân phụ Anphongsô đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình đã cố gắng khuyên Alphongsô đừng bỏ nghề. Tuy nhiên, Alphongsô Ligôri đã quyết định. Ngài gia nhập hội dòng Diễn Giảng (do thánh Philipphê Nêri thành lập vào năm 1564); và sau đó, Thánh Anphongsô Maria Ligôri được thụ phong linh mục năm 1726. Cuộc sống của Anphongsô Ligôri rất ư bận rộn! Thánh nhân giảng dạy và viết sách. Sau đó, thánh Thánh Anphongsô Maria Ligôri thiết lập một dòng tu mới gọi là dòng Chúa Cứu Thế. Thánh nhân có những chỉ dẫn về đường thiêng liêng rất khôn ngoan; và ngài mang bình an đến cho tha nhân qua bí tích Hòa giải. Thánh Anphongsô cũng sáng tác thánh ca, chơi đàn và vẽ tranh nữa!
Thánh Anphongsô Maria Ligôri viết tất cả sáu mươi cuốn sách. Điều này thật khó tin vì ngài phải chu toàn rất nhiều trách vụ. Vả lại, Thánh Anphongsô Maria Ligôri thường hay đau bệnh. Ngài thường xuyên mắc chứng đau đầu; và để có thể làm việc liên tục, thánh Anphongsô Ligôri phải quấn một chiếc khăn lạnh trên trán.
Mặc dù bản tính tự nhiên rất nóng nảy, song Thánh Anphongsô Maria Ligôri đã cố gắng làm chủ tính khí của mình. Anphongsô Maria Ligôri khiêm nhường đến nỗi khi Đức Thánh Cha muốn đặt ngài làm giám mục vào năm 1762, ngài đã dịu dàng từ chối. Khi các sứ giả của Đức Thánh Cha đến gặp riêng Alphongsô để nói cho ngài biết ý định của Đức Thánh Cha, và họ gọi ngài bằng tước hiệu “thông thái,” Anphongsô Maria Ligôri đã trả lời: “Xin làm ơn đừng gọi tôi bằng danh xưng đó. Nó sẽ giết chết tôi mất!” Đức Thánh Cha biết rằng Anphongsô sẽ giúp ích được nhiều cho Giáo Hội nên ngài đã chỉ định Anphongsô Ligôri làm giám mục giáo phận Agatha của người Goth. Thánh Anphongsô Ligôri đã cử nhiều nhà giảng thuyết đến làm việc trong giáo phận của ngài. Họ giúp chia sẻ về tình yêu Thiên Chúa và tầm quan trọng của niềm tin Công Giáo. Anphongsô Ligôri xin các linh mục hãy giảng các bài thật đơn sơ để dân chúng dễ nắm bắt và dễ đem ra thực hành, ngài nói: “Tôi chưa khi nào giảng một bài mà người bình dân nhất trong nhà thờ không thể hiểu được!”
Khi về già, thánh Anphongsô Maria Ligôri phải chịu nhiều bệnh tật. Ngài bị què quặt vì chứng thấp khớp, bị điếc và gần như mù lòa. Ngài cũng có nhiều nỗi thất vọng và mắc bệnh trầm cảm. Nhưng thánh Anphongsô Ligôri có một lòng sùng kính thật đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria, như chúng ta biết cuốn sách nổi tiếng của ngài có nhan đề Vinh quang Đức Mẹ Maria. Sau các thử thách là niềm vui lớn lao, bình an sâu thẳm và cái chết thánh thiện.
Thánh Anphongsô Maria Ligôri qua đời năm 1787, hưởng thọ 91 tuổi. Đến năm 1839, Đức Thánh Cha Grêgôriô XVI tôn phong Anphongsô Ligôri lên bậc hiển thánh. Còn Đức Thánh Cha Piô IX thì tôn tặng ngài tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh năm 1871.
18 Attachments