TÌM LẠI DẤU CHÂN XƯA
(Chút cảm nhận về cuộc viếng thăm Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương của Đức Tồng Giám Mục Leopoldo Girelii ngày 25.7.2017)
Lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, đặc biệt, công cuộc truyền giáo đầu tiên nơi vùng đất mang tên Đàng Trong, nhất thiết gắn liền với những vị thừa sai Dòng Tên như Francesco Buzomi, Christoforo Borri (người Ý), Diogo Carvalho, Antonio Dias, Francisco De Pina (Người Bồ Đào Nha)…[1]
Xem Hình
Chính vì thế, trong chương trình mục vụ Năm Thánh giáo phận Qui Nhơn mừng kỷ niệm 400 năm Loan Báo Tin Mừng, không thể không nhắc đến công ơn to lớn của những vị “tiền nhân đức tin” dày công đức đậm tài năng nầy, mà Lời Kinh Năm Thánh đã như một diễn tả chân tình :
“Suốt 400 năm qua, trên cuộc lữ hành đức tin đầy chông gai và thử thách, nhờ có Chúa luôn đồng hành hướng dẫn, nâng đỡ, trợ giúp, với lòng nhiệt thành của các vị thừa sai,/ bao hy sinh của các chứng nhân anh dũng, và công khó của các thế hệ cha ông, Lời Chúa đã lan rộng khắp nơi, hình thành các giáo phận của cả miền nam đất Việt.”[2]
Trong khi đó, về mặt mục vụ văn hóa, Ban biên soạn lịch sử giáo phận đã cố công hoàn thành cuốn GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, mà phần quan trọng nhất và cũng là cốt yếu và công phu nhất, đó chính là tìm lại cội nguồn đức tin với điễm xuất phát chính là công cuộc truyền giáo đầu tiên tại Nước Mặn ; vừa như một cuộc “ôn cố” để tri ân cảm tạ, vưa là một cuộc lên đường để “tri tân’ và hướng tới tương lai, như lời giới thiệu của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn ở đầu trang sách :
“Trong tinh thần "ôn cố tri tân" chúng ta lần theo dấu vết lịch sử, trước là để cảm đội ơn Chúa đã luôn phù trì che chở và ban sức mạnh cho các bậc tiền nhân chúng ta; sau là để noi gương anh dũng của cha ông trong việc kế tục sự nghiệp mở mang Nước Chúa và rao giảng Tin Mừng.”[3]
Có thể nói được, toàn bộ ý nghĩa và tâm tình “uống nước nhớ nguồn” đó, đã kết tinh lại trong nghi thức kính nhớ tiền nhân mà cộng đoàn dân Chúa giáo phận đã long trọng cử hành trong đại lễ Khai mạc Năm Thánh vào chiều ngày 26/7/2017 tại “tổ đường” Làng Sông mà âm thanh vọng tưởng của bài Văn tế vẫn còn phảng phất đâu đó dưới những tàn sao lộng gió :
Cập bến Cửa Hàn, tung cánh nhạn, gieo hạt giống Tin Mừng Cứu độ.
Xuôi về Nước Mặn, tạo Quốc ngữ, xây móng nền công cuộc tông đồ !
Đêm thức trắng với lời nguyện kinh,
Ngày nhuộm hồng qua câu thuyết giảng.
Không quản đường xa, ghé Phú Yên ra Bắc, vượt thác qua ghềnh,
Chẳng nệ sông dài, rời Thuận Hóa vô Nam, trèo non lặn suối.
Thời “Bách Hại” nghiệt ngã, máu đổ đầu rơi, quyết bền lòng đôi câu nghĩa hiếu.
Lúc “Phân Sáp” điêu linh, má hồng in vết, đành vững dạ hai chữ tín trung.
Nhờ hy sinh cao lút non sông,
Men Tin Mừng làm vang dậy bao buôn làng trường sơn khuất nẻo.
Với ân đức bao la trời biển,
Lửa Phúc Âm thắp sáng lên những xóm thôn thảo dã xa khơi.[4]
Nhưng nào có phải “tưởng niệm suông” để rồi quá khứ vẫn thuộc về quá khứ và nằm im trong những bảo tàng, những trang sách ! Lịch sử truyền giáo của Hội Thánh Chúa Kitô luôn là một cuộc lên đường mới mẻ, tinh mơ, sống động, như bước chân nôn nả ngày nào của cô Mai Đệ Liên vào ngày thứ nhất trong tuần, hay như cuộc viếng thăm mục vụ hôm nay của hậu duệ những nhà thừa sai người Ý cách đây 400 năm, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Vâng đó là cuộc viếng thăm chủng viện Làng Sông và Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương của Vị Mục Tử kế nhiệm Tông Đồ, con cháu của các nhà thừa sai người Ý Buzomi, Borri…
Nếu vùng đất mà cách đây 400 năm, bước chân của các vị thừa sai Dòng Tên đã ngang dọc một thời để truyền rao Tin Mừng, thì cũng trên những con đường quê thoảng mùi hương đồng nội ấy, dưới những tàn cây xanh rợp tiếng chim ca ấy, hậu duệ của các ngài lại tiếp bước để viếng thăm những căn hộ nghèo nàn ở giáo xứ Tân Dinh hay đến chia sẻ niềm vui và hy vọng cho những những nữ tu hồn nhiên trong sáng của Hội Dòng non trẻ Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương tại đất mẹ Làng Sông !
Quả thật, trong những dòng đầu của “trang nhật ký Năm Thánh 400 năm của giáo phận Qui Nhơn”, phải dành riêng cho sự kiện viếng thăm mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli tại Tân Dinh – Làng Sông chiều ngày áp lễ khai mạc Năm Thánh, 25/7/2017.
Phải chăng đó là những bước “tìm lại dấu chân xưa” của thế hệ con cháu mà Đức Girelli là một vị đại diện, một vị truyền nhân thích hợp và chính đáng nhất !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
(Cảm nhận sau ngày đại lễ khai mạc Năm Thánh 29/7/2017)
[1] Ban Biên soạn Lịch sử Giáo phận, GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, nxb Antôn & Đuốc Sáng, Đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ tháng 6/2017, tr.48-55
[2] Cẩm nang Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn 2017-2018, tr.78
[3] Ban Biên soạn Lịch sử Giáo phận, GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, nxb Antôn & Đuốc Sáng, Đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ tháng 6/2017, tr.5
[4] Lm. Giuse Trương Đình Hiền, Văn Tế kính nhớ tiền nhân, dịp giáo phận Qui Nhơn mừng 400 năm Loan báo Tin Mừng.
(Chút cảm nhận về cuộc viếng thăm Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương của Đức Tồng Giám Mục Leopoldo Girelii ngày 25.7.2017)
Lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, đặc biệt, công cuộc truyền giáo đầu tiên nơi vùng đất mang tên Đàng Trong, nhất thiết gắn liền với những vị thừa sai Dòng Tên như Francesco Buzomi, Christoforo Borri (người Ý), Diogo Carvalho, Antonio Dias, Francisco De Pina (Người Bồ Đào Nha)…[1]
Xem Hình
Chính vì thế, trong chương trình mục vụ Năm Thánh giáo phận Qui Nhơn mừng kỷ niệm 400 năm Loan Báo Tin Mừng, không thể không nhắc đến công ơn to lớn của những vị “tiền nhân đức tin” dày công đức đậm tài năng nầy, mà Lời Kinh Năm Thánh đã như một diễn tả chân tình :
“Suốt 400 năm qua, trên cuộc lữ hành đức tin đầy chông gai và thử thách, nhờ có Chúa luôn đồng hành hướng dẫn, nâng đỡ, trợ giúp, với lòng nhiệt thành của các vị thừa sai,/ bao hy sinh của các chứng nhân anh dũng, và công khó của các thế hệ cha ông, Lời Chúa đã lan rộng khắp nơi, hình thành các giáo phận của cả miền nam đất Việt.”[2]
Trong khi đó, về mặt mục vụ văn hóa, Ban biên soạn lịch sử giáo phận đã cố công hoàn thành cuốn GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, mà phần quan trọng nhất và cũng là cốt yếu và công phu nhất, đó chính là tìm lại cội nguồn đức tin với điễm xuất phát chính là công cuộc truyền giáo đầu tiên tại Nước Mặn ; vừa như một cuộc “ôn cố” để tri ân cảm tạ, vưa là một cuộc lên đường để “tri tân’ và hướng tới tương lai, như lời giới thiệu của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn ở đầu trang sách :
“Trong tinh thần "ôn cố tri tân" chúng ta lần theo dấu vết lịch sử, trước là để cảm đội ơn Chúa đã luôn phù trì che chở và ban sức mạnh cho các bậc tiền nhân chúng ta; sau là để noi gương anh dũng của cha ông trong việc kế tục sự nghiệp mở mang Nước Chúa và rao giảng Tin Mừng.”[3]
Có thể nói được, toàn bộ ý nghĩa và tâm tình “uống nước nhớ nguồn” đó, đã kết tinh lại trong nghi thức kính nhớ tiền nhân mà cộng đoàn dân Chúa giáo phận đã long trọng cử hành trong đại lễ Khai mạc Năm Thánh vào chiều ngày 26/7/2017 tại “tổ đường” Làng Sông mà âm thanh vọng tưởng của bài Văn tế vẫn còn phảng phất đâu đó dưới những tàn sao lộng gió :
Cập bến Cửa Hàn, tung cánh nhạn, gieo hạt giống Tin Mừng Cứu độ.
Xuôi về Nước Mặn, tạo Quốc ngữ, xây móng nền công cuộc tông đồ !
Đêm thức trắng với lời nguyện kinh,
Ngày nhuộm hồng qua câu thuyết giảng.
Không quản đường xa, ghé Phú Yên ra Bắc, vượt thác qua ghềnh,
Chẳng nệ sông dài, rời Thuận Hóa vô Nam, trèo non lặn suối.
Thời “Bách Hại” nghiệt ngã, máu đổ đầu rơi, quyết bền lòng đôi câu nghĩa hiếu.
Lúc “Phân Sáp” điêu linh, má hồng in vết, đành vững dạ hai chữ tín trung.
Nhờ hy sinh cao lút non sông,
Men Tin Mừng làm vang dậy bao buôn làng trường sơn khuất nẻo.
Với ân đức bao la trời biển,
Lửa Phúc Âm thắp sáng lên những xóm thôn thảo dã xa khơi.[4]
Nhưng nào có phải “tưởng niệm suông” để rồi quá khứ vẫn thuộc về quá khứ và nằm im trong những bảo tàng, những trang sách ! Lịch sử truyền giáo của Hội Thánh Chúa Kitô luôn là một cuộc lên đường mới mẻ, tinh mơ, sống động, như bước chân nôn nả ngày nào của cô Mai Đệ Liên vào ngày thứ nhất trong tuần, hay như cuộc viếng thăm mục vụ hôm nay của hậu duệ những nhà thừa sai người Ý cách đây 400 năm, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Vị Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Vâng đó là cuộc viếng thăm chủng viện Làng Sông và Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương của Vị Mục Tử kế nhiệm Tông Đồ, con cháu của các nhà thừa sai người Ý Buzomi, Borri…
Nếu vùng đất mà cách đây 400 năm, bước chân của các vị thừa sai Dòng Tên đã ngang dọc một thời để truyền rao Tin Mừng, thì cũng trên những con đường quê thoảng mùi hương đồng nội ấy, dưới những tàn cây xanh rợp tiếng chim ca ấy, hậu duệ của các ngài lại tiếp bước để viếng thăm những căn hộ nghèo nàn ở giáo xứ Tân Dinh hay đến chia sẻ niềm vui và hy vọng cho những những nữ tu hồn nhiên trong sáng của Hội Dòng non trẻ Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương tại đất mẹ Làng Sông !
Quả thật, trong những dòng đầu của “trang nhật ký Năm Thánh 400 năm của giáo phận Qui Nhơn”, phải dành riêng cho sự kiện viếng thăm mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli tại Tân Dinh – Làng Sông chiều ngày áp lễ khai mạc Năm Thánh, 25/7/2017.
Phải chăng đó là những bước “tìm lại dấu chân xưa” của thế hệ con cháu mà Đức Girelli là một vị đại diện, một vị truyền nhân thích hợp và chính đáng nhất !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
(Cảm nhận sau ngày đại lễ khai mạc Năm Thánh 29/7/2017)
[1] Ban Biên soạn Lịch sử Giáo phận, GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, nxb Antôn & Đuốc Sáng, Đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ tháng 6/2017, tr.48-55
[2] Cẩm nang Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn 2017-2018, tr.78
[3] Ban Biên soạn Lịch sử Giáo phận, GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, nxb Antôn & Đuốc Sáng, Đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ tháng 6/2017, tr.5
[4] Lm. Giuse Trương Đình Hiền, Văn Tế kính nhớ tiền nhân, dịp giáo phận Qui Nhơn mừng 400 năm Loan báo Tin Mừng.