Suy Niệm Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A
Nhằm mục đích giúp người nghe dễ lĩnh hội giáo huấn của mình, Đức Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy. Trong chương 13 Tin mừng của Thánh Mathêu đã có tới 7 dụ ngôn: dụ ngôn cỏ lùng (24-30), dụ ngôn hạt cải (31-32), dụ ngôn men trong bột (33), dụ ngôn kho báu và ngọc quý (44-46), dụ ngôn chiếc lưới (47-50) và dụ ngôn Người gieo giống (4-8) mà chúng ta vừa nghe trong đoạn Tin mừng hôm nay.
Qua dụ ngôn “người đi gieo giống”, Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa là người đi gieo giống. Hạt giống ở đây chính là Lời của Ngài. Theo chiều dài lịch sử cứu độ, Ngài gieo Lời của Ngài xuống thế gian qua các tổ phụ, các tiên tri. Vào thời sau hết, Ngài đã gieo Lời của Ngài qua chính Con Một của mình là Đức Giêsu Kitô. Sau khi Đức Giêsu về trời, Lời của Thiên Chúa được tiếp tục gieo vãi bởi các Tông đồ và các Đấng kế vị. Gieo vãi Lời Chúa cũng là bổn phận của mỗi người kitô hữu qua mọi thời đại.
Nhưng để chu toàn bổn phận đó, trước hết chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của Lời Chúa. Khi nói về tầm quan trọng của Lời Chúa, Thánh Vịnh 119 diễn tả: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”(Tv 119,105). Tác giả thư Do thái thì khẳng định: “Thực vậy, lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm” (Dt 4,12). Công đồng Vatican II trong Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa cũng dạy : “Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng với các Tông Ðồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn” (DV 21).
Công đồng dạy tiếp: “Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (DV 21).
Bài đọc I hôm nay cũng cho chúng ta thấy tính chất phong phú của Lời Chúa: “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác” (x. Is 5,10-11).
Chính vì thế, Giáo Hội tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể: “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu” (DV 21).
Vì Lời Chúa có tầm quan trọng như vậy, nên Giáo Hội không chỉ tôn kính Lời Chúa mà còn tìm mọi cách để rao giảng, nhờ đó Lời Chúa được đến với tất cả mọi người. Giáo Hội rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa trong các lớp Giáo lý, rao giảng Lời Chúa qua các phương tiện truyền thông, “rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (x. 2Tm 4,2)…Nhưng Lời Chúa có sinh hoa kết quả hay không cũng còn tùy thuộc vào thái độ đón nhận của con người. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, mảnh đất mà Lời của Chúa được gieo vào chính là tâm hồn của con người. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất vệ đường, hạt giống Lời Chúa gieo xuống, chim trời ăn mất. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất đá sỏi, hạt giống Lời Chúa gieo xuống không đâm rễ sâu, liền khô héo. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất bụi gai, hạt giống Lời Chúa gieo vào bị chết nghẹt. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất tốt, hạt giống Lời Chúa gieo xuống được sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi (x. Mt 13.4-8).
Tâm hồn con người trở thành những mảnh đất tốt khi biết đón nhận Lời Chúa qua việc siêng năng đọc, suy niệm, học hỏi và để cho Lời Chúa thấm nhập và phát sinh những hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống. Chẳng hạn: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nên thánh bằng câu Lời Chúa “Hãy trở nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời” (x. Mt 18,3); Thánh Phaxicô Xaviê nên thánh bằng câu Lời Chúa: “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (x. Mt 16,26). Tương tự như thế, biết bao nhiêu kitô hữu đã trở thành mảnh đất tốt cho Lời Chúa gieo vào: Đó là những kitô hữu biết giữ luật Chúa, luật Hội Thánh. Đó là những kitô hữu biết sống công bằng, bác ái, yêu thương. Đó là những kitô hữu biến cuộc đời của mình thành cuốn Kinh Thánh sống động. Họ chính là men, là muối, là ánh sáng cho trần gian. Họ không những để cho Lời Chúa biến đổi cuộc đời mình mà còn qua họ Lời Chúa biến đổi cuộc đời của tha nhân.
Nhưng vẫn còn đó những mảnh đất vệ đường, đá sỏi, bụi gai khi con người vẫn đọc Lời Chúa, vẫn nghe Lời Chúa nhưng không để cho lời Chúa đâm rễ sâu trong tâm hồn nên không sinh hoa kết quả:
Đó là những kitô hữu nhưng sống buông thả theo các dục vọng trần thế: Chưa có vợ có chồng nhưng vẫn ăn chung ở chạ. Đã có vợ có chồng nhưng vẫn lén lút với những mối tình ngang trái.
Đó là những kitô hữu, nhưng không biết tôn trọng sức khỏe và sự sống của kẻ khác: chửi bới, bỏ vạ, cáo gian, đánh đập anh chị em xung quanh; sẵn sàng phá thai hay cộng tác với người khác để phá thai.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống gian dối: không thành thật với các thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong các mỗi tương quan xã hội; bán hàng giả nhưng vẫn nói là hàng thật, bán thức ăn bẩn nhưng vẫn cho đó là thức ăn sạch.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống thiếu bác ái yêu thương, hằn thù ghen ghét nhau: chủ trương giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực, hậu quả là nhiều người bị thương tổn về thân xác và tâm hồn, thậm chí bị lấy đi cả tính mạng.
Đó là những kitô hữu, nhưng không giữ đức công bằng: sẵn sàng cho vay nặng lãi; vay mượn của cải người khác mà không trả; dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đó là những kitô hữu, nhưng không ngăn chặn sự xấu, sự ác, trái lại, còn tiếp tay để cho sự xấu và sự ác lan tràn khắp nơi trong gia đình, giáo xứ và xã hội.
Còn chúng ta thì sao? Xin Chúa loại ra khỏi tâm hồn chúng ta mảnh đất vệ đường, sỏi đá, bụi gai. Xin Chúa biến đổi tâm hồn mỗi người chúng ta trở thành những mảnh đất tốt, để Lời Chúa được thấm nhập và sinh nhiều hoa trái, hầu xứng đáng lãnh nhận sự chúc phúc của Chúa (x. Lc 11,28). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Nhằm mục đích giúp người nghe dễ lĩnh hội giáo huấn của mình, Đức Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy. Trong chương 13 Tin mừng của Thánh Mathêu đã có tới 7 dụ ngôn: dụ ngôn cỏ lùng (24-30), dụ ngôn hạt cải (31-32), dụ ngôn men trong bột (33), dụ ngôn kho báu và ngọc quý (44-46), dụ ngôn chiếc lưới (47-50) và dụ ngôn Người gieo giống (4-8) mà chúng ta vừa nghe trong đoạn Tin mừng hôm nay.
Qua dụ ngôn “người đi gieo giống”, Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa là người đi gieo giống. Hạt giống ở đây chính là Lời của Ngài. Theo chiều dài lịch sử cứu độ, Ngài gieo Lời của Ngài xuống thế gian qua các tổ phụ, các tiên tri. Vào thời sau hết, Ngài đã gieo Lời của Ngài qua chính Con Một của mình là Đức Giêsu Kitô. Sau khi Đức Giêsu về trời, Lời của Thiên Chúa được tiếp tục gieo vãi bởi các Tông đồ và các Đấng kế vị. Gieo vãi Lời Chúa cũng là bổn phận của mỗi người kitô hữu qua mọi thời đại.
Nhưng để chu toàn bổn phận đó, trước hết chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của Lời Chúa. Khi nói về tầm quan trọng của Lời Chúa, Thánh Vịnh 119 diễn tả: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”(Tv 119,105). Tác giả thư Do thái thì khẳng định: “Thực vậy, lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm” (Dt 4,12). Công đồng Vatican II trong Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa cũng dạy : “Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng với các Tông Ðồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn” (DV 21).
Công đồng dạy tiếp: “Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (DV 21).
Bài đọc I hôm nay cũng cho chúng ta thấy tính chất phong phú của Lời Chúa: “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác” (x. Is 5,10-11).
Chính vì thế, Giáo Hội tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể: “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu” (DV 21).
Vì Lời Chúa có tầm quan trọng như vậy, nên Giáo Hội không chỉ tôn kính Lời Chúa mà còn tìm mọi cách để rao giảng, nhờ đó Lời Chúa được đến với tất cả mọi người. Giáo Hội rao giảng Lời Chúa trong nhà thờ, rao giảng Lời Chúa trong các lớp Giáo lý, rao giảng Lời Chúa qua các phương tiện truyền thông, “rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (x. 2Tm 4,2)…Nhưng Lời Chúa có sinh hoa kết quả hay không cũng còn tùy thuộc vào thái độ đón nhận của con người. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, mảnh đất mà Lời của Chúa được gieo vào chính là tâm hồn của con người. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất vệ đường, hạt giống Lời Chúa gieo xuống, chim trời ăn mất. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất đá sỏi, hạt giống Lời Chúa gieo xuống không đâm rễ sâu, liền khô héo. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất bụi gai, hạt giống Lời Chúa gieo vào bị chết nghẹt. Tâm hồn con người có thể là mảnh đất tốt, hạt giống Lời Chúa gieo xuống được sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi (x. Mt 13.4-8).
Tâm hồn con người trở thành những mảnh đất tốt khi biết đón nhận Lời Chúa qua việc siêng năng đọc, suy niệm, học hỏi và để cho Lời Chúa thấm nhập và phát sinh những hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống. Chẳng hạn: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nên thánh bằng câu Lời Chúa “Hãy trở nên như trẻ nhỏ để được vào nước trời” (x. Mt 18,3); Thánh Phaxicô Xaviê nên thánh bằng câu Lời Chúa: “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (x. Mt 16,26). Tương tự như thế, biết bao nhiêu kitô hữu đã trở thành mảnh đất tốt cho Lời Chúa gieo vào: Đó là những kitô hữu biết giữ luật Chúa, luật Hội Thánh. Đó là những kitô hữu biết sống công bằng, bác ái, yêu thương. Đó là những kitô hữu biến cuộc đời của mình thành cuốn Kinh Thánh sống động. Họ chính là men, là muối, là ánh sáng cho trần gian. Họ không những để cho Lời Chúa biến đổi cuộc đời mình mà còn qua họ Lời Chúa biến đổi cuộc đời của tha nhân.
Nhưng vẫn còn đó những mảnh đất vệ đường, đá sỏi, bụi gai khi con người vẫn đọc Lời Chúa, vẫn nghe Lời Chúa nhưng không để cho lời Chúa đâm rễ sâu trong tâm hồn nên không sinh hoa kết quả:
Đó là những kitô hữu nhưng sống buông thả theo các dục vọng trần thế: Chưa có vợ có chồng nhưng vẫn ăn chung ở chạ. Đã có vợ có chồng nhưng vẫn lén lút với những mối tình ngang trái.
Đó là những kitô hữu, nhưng không biết tôn trọng sức khỏe và sự sống của kẻ khác: chửi bới, bỏ vạ, cáo gian, đánh đập anh chị em xung quanh; sẵn sàng phá thai hay cộng tác với người khác để phá thai.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống gian dối: không thành thật với các thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong các mỗi tương quan xã hội; bán hàng giả nhưng vẫn nói là hàng thật, bán thức ăn bẩn nhưng vẫn cho đó là thức ăn sạch.
Đó là những kitô hữu, nhưng sống thiếu bác ái yêu thương, hằn thù ghen ghét nhau: chủ trương giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực, hậu quả là nhiều người bị thương tổn về thân xác và tâm hồn, thậm chí bị lấy đi cả tính mạng.
Đó là những kitô hữu, nhưng không giữ đức công bằng: sẵn sàng cho vay nặng lãi; vay mượn của cải người khác mà không trả; dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đó là những kitô hữu, nhưng không ngăn chặn sự xấu, sự ác, trái lại, còn tiếp tay để cho sự xấu và sự ác lan tràn khắp nơi trong gia đình, giáo xứ và xã hội.
Còn chúng ta thì sao? Xin Chúa loại ra khỏi tâm hồn chúng ta mảnh đất vệ đường, sỏi đá, bụi gai. Xin Chúa biến đổi tâm hồn mỗi người chúng ta trở thành những mảnh đất tốt, để Lời Chúa được thấm nhập và sinh nhiều hoa trái, hầu xứng đáng lãnh nhận sự chúc phúc của Chúa (x. Lc 11,28). Amen.
Lm. Anthony Trung Thành