Suy Niệm Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A
Trước sự việc cỏ lùng mọc chung với lúa, người đầy tớ thưa với ông chủ rằng: “Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không?” (Mt 13,28). Thái độ của người đầy tớ trong dụ ngôn cỏ lùng hôm nay có lẽ cũng là thái độ của đại đa số con người qua mọi thời đại: không muốn cho kẻ dữ hiện diện trên trần gian này, không muốn người lành và kẻ dữ sống chung với nhau. Vì thế, chúng ta mới thấy luật “tử hình” vẫn còn được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy. Người không muốn tiêu diệt kẻ dữ. Người muốn kẻ dữ, người lành sống chung với nhau cho đến tận thế, giống như Người muốn lúa và cỏ lùng sống chung với nhau cho đến mùa gặt. Tại sao Thiên Chúa lại không muốn tiêu diệt kẻ ác mà để họ sống chung với người lành? Người sợ khi tiêu diệt kẻ dữ, người ta làm tổn thương đến người lành, giống như khi nhổ cỏ lùng, người ta dễ nhầm lẫn mà nhổ luôn cả lúa chăng (x. Mt 14, 29-30). Mặt khác, Thiên Chúa là Đấng “chậm bất bình và giầu lòng khoan dung” (Tv 85,5a). Người yêu thương người lành, kẻ dữ như nhau: “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ed 18,23). Người không những muốn mà còn ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (x. Kn 12,19). Tóm lại, Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu tội nhân, luôn tạo cơ hội để tội nhân ăn năn hối cải (x. Rm 2,4). Nhờ vậy, lịch sử Giáo Hội mới có Thánh Phêrô, Thánh Madalêna, Thánh Phaolô, Thánh Augustinô…Cũng nhờ sự kiên nhẫn và lòng khoan dung của Thiên Chúa mà biết bao lần chúng ta có cơ hội làm lại cuộc đời sau những vấp ngã.
Mẫu gương kiên nhẫn và khoan dung của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta điều gì?
Thứ nhất, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với Giáo Hội. Đặc tính của Giáo Hội là thánh thiện, vì do Chúa Giêsu thiết lập, nhưng Giáo Hội được làm nên bởi những con người, nên trong Giáo Hội vẫn có những con người sai lầm, tội lỗi. Cho nên, thay vì phê phán, chỉ trích, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cầu nguyện cho những người thuộc về Giáo Hội được thánh thiện hơn.
Thứ hai, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những thành viên trong gia đình. Chắc chắn ai ai cũng muốn mỗi thành viên trong gia đình của mình sống tốt, hòa hợp với nhau. Nhưng vì “bá nhân bá tính”, nên không thể tránh khỏi sai sót, lỗi lầm, dẫn đến những bất bình, va chạm. Vì thế, hãy lấy đức yêu thương, tha thứ mà đối xử và chịu đựng lẫn nhau. Thánh Phaolô căn dặn rằng: “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” (x. Cl 3,12-14).
Thứ ba, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày: bạn bè, đồng nghiệp, thành viên trong các hội đoàn, thành viên trong cộng đoàn giáo xứ… Họ là những con người nên nơi họ có những điểm tốt, điểm tích cực, nhưng đồng thời cũng không thể tránh khỏi những điểm xấu, những điểm tiêu cực, vì “nhân vô thập toàn”. Thay vì nhìn những điều xấu, những điểm tiêu cực để chê trách thì chúng ta hãy nhìn những điểm tốt, những điểm tích cực để khen ngợi và khuyến khích họ. Vì tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã nói: “Kẻ dữ người lành đều là con cái Chúa, được Chúa thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải thương yêu nhau và phải có thái độ khoan dung”.
Thứ tư, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người tội lỗi. Cỏ lùng trong ruộng thì luôn là cỏ lùng, nhưng con người xấu có thể biến đổi trở thành con người tốt, tội nhân có thể trở thành thánh nhân. Vì thế, chúng ta cũng phải làm gì đó để xóa tan “cỏ lùng” nơi những người đang sống xung quanh chúng ta. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cầu nguyện cho tử tội Pranzini và anh ta đã tỏ dấu ăn năn trước khi lên đoạn đầu đài. Cũng vậy, chúng ta có thể cầu nguyện cho kẻ dữ, cho người tội lỗi, cho những người làm hại chúng ta…để họ có cơ hội trở về nẻo chính đường ngay.
Thứ năm, chúng ta không được lợi dụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng có thời hạn.
Đối với toàn thể nhân loại, thời hạn kiên nhẫn của Thiên Chúa chính là thời gian của vũ trụ này. Vũ trụ này kết thúc thì thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng hết. Đó chính là khi mùa gặt đến, đó là ngày cánh chung. Ngày đó, Thiên Chúa sử dụng sự sự công bằng. Ngài sẽ đến và phân chia lúa và cỏ lùng ra: “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” (Mt 13,30).
Đối với từng người chúng ta, thời gian Thiên Chúa kiên nhẫn là thời gian chúng ta đang còn sống trên trần gian này. Nhưng chúng ta không biết thời gian đó là bao lâu, vì nó sẽ kết thúc một cách bất ngờ như kẻ trộm đến ban đêm (x. 1Tx 5,2), như chiếc lưới thả xuống biển (x. Mt 13,47-53). Khi thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa kết thúc, Người sẽ dùng sự công bằng để xét xử chúng ta. Vì thế, mỗi người chúng ta không được lợi dung sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, không được lợi dụng tự do của mình để sống buông thả theo con đường tội lỗi mà cần phải luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, để đón chờ ngày Chúa đến trong tỉnh thức và sẵn sàng.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì sự kiên nhẫn và khoan dung của Chúa giúp nhiều người trong chúng con có cơ hội thay đổi đời sống. Xin cho mỗi người chúng con cũng có thái độ kiên nhẫn và khoan dung như Chúa, hầu giúp anh chị em chúng con có cơ hội làm lại cuộc đời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Trước sự việc cỏ lùng mọc chung với lúa, người đầy tớ thưa với ông chủ rằng: “Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không?” (Mt 13,28). Thái độ của người đầy tớ trong dụ ngôn cỏ lùng hôm nay có lẽ cũng là thái độ của đại đa số con người qua mọi thời đại: không muốn cho kẻ dữ hiện diện trên trần gian này, không muốn người lành và kẻ dữ sống chung với nhau. Vì thế, chúng ta mới thấy luật “tử hình” vẫn còn được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy. Người không muốn tiêu diệt kẻ dữ. Người muốn kẻ dữ, người lành sống chung với nhau cho đến tận thế, giống như Người muốn lúa và cỏ lùng sống chung với nhau cho đến mùa gặt. Tại sao Thiên Chúa lại không muốn tiêu diệt kẻ ác mà để họ sống chung với người lành? Người sợ khi tiêu diệt kẻ dữ, người ta làm tổn thương đến người lành, giống như khi nhổ cỏ lùng, người ta dễ nhầm lẫn mà nhổ luôn cả lúa chăng (x. Mt 14, 29-30). Mặt khác, Thiên Chúa là Đấng “chậm bất bình và giầu lòng khoan dung” (Tv 85,5a). Người yêu thương người lành, kẻ dữ như nhau: “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ed 18,23). Người không những muốn mà còn ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (x. Kn 12,19). Tóm lại, Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu tội nhân, luôn tạo cơ hội để tội nhân ăn năn hối cải (x. Rm 2,4). Nhờ vậy, lịch sử Giáo Hội mới có Thánh Phêrô, Thánh Madalêna, Thánh Phaolô, Thánh Augustinô…Cũng nhờ sự kiên nhẫn và lòng khoan dung của Thiên Chúa mà biết bao lần chúng ta có cơ hội làm lại cuộc đời sau những vấp ngã.
Mẫu gương kiên nhẫn và khoan dung của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta điều gì?
Thứ nhất, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với Giáo Hội. Đặc tính của Giáo Hội là thánh thiện, vì do Chúa Giêsu thiết lập, nhưng Giáo Hội được làm nên bởi những con người, nên trong Giáo Hội vẫn có những con người sai lầm, tội lỗi. Cho nên, thay vì phê phán, chỉ trích, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cầu nguyện cho những người thuộc về Giáo Hội được thánh thiện hơn.
Thứ hai, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những thành viên trong gia đình. Chắc chắn ai ai cũng muốn mỗi thành viên trong gia đình của mình sống tốt, hòa hợp với nhau. Nhưng vì “bá nhân bá tính”, nên không thể tránh khỏi sai sót, lỗi lầm, dẫn đến những bất bình, va chạm. Vì thế, hãy lấy đức yêu thương, tha thứ mà đối xử và chịu đựng lẫn nhau. Thánh Phaolô căn dặn rằng: “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” (x. Cl 3,12-14).
Thứ ba, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày: bạn bè, đồng nghiệp, thành viên trong các hội đoàn, thành viên trong cộng đoàn giáo xứ… Họ là những con người nên nơi họ có những điểm tốt, điểm tích cực, nhưng đồng thời cũng không thể tránh khỏi những điểm xấu, những điểm tiêu cực, vì “nhân vô thập toàn”. Thay vì nhìn những điều xấu, những điểm tiêu cực để chê trách thì chúng ta hãy nhìn những điểm tốt, những điểm tích cực để khen ngợi và khuyến khích họ. Vì tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã nói: “Kẻ dữ người lành đều là con cái Chúa, được Chúa thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải thương yêu nhau và phải có thái độ khoan dung”.
Thứ tư, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người tội lỗi. Cỏ lùng trong ruộng thì luôn là cỏ lùng, nhưng con người xấu có thể biến đổi trở thành con người tốt, tội nhân có thể trở thành thánh nhân. Vì thế, chúng ta cũng phải làm gì đó để xóa tan “cỏ lùng” nơi những người đang sống xung quanh chúng ta. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cầu nguyện cho tử tội Pranzini và anh ta đã tỏ dấu ăn năn trước khi lên đoạn đầu đài. Cũng vậy, chúng ta có thể cầu nguyện cho kẻ dữ, cho người tội lỗi, cho những người làm hại chúng ta…để họ có cơ hội trở về nẻo chính đường ngay.
Thứ năm, chúng ta không được lợi dụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng có thời hạn.
Đối với toàn thể nhân loại, thời hạn kiên nhẫn của Thiên Chúa chính là thời gian của vũ trụ này. Vũ trụ này kết thúc thì thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng hết. Đó chính là khi mùa gặt đến, đó là ngày cánh chung. Ngày đó, Thiên Chúa sử dụng sự sự công bằng. Ngài sẽ đến và phân chia lúa và cỏ lùng ra: “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” (Mt 13,30).
Đối với từng người chúng ta, thời gian Thiên Chúa kiên nhẫn là thời gian chúng ta đang còn sống trên trần gian này. Nhưng chúng ta không biết thời gian đó là bao lâu, vì nó sẽ kết thúc một cách bất ngờ như kẻ trộm đến ban đêm (x. 1Tx 5,2), như chiếc lưới thả xuống biển (x. Mt 13,47-53). Khi thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa kết thúc, Người sẽ dùng sự công bằng để xét xử chúng ta. Vì thế, mỗi người chúng ta không được lợi dung sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, không được lợi dụng tự do của mình để sống buông thả theo con đường tội lỗi mà cần phải luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, để đón chờ ngày Chúa đến trong tỉnh thức và sẵn sàng.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì sự kiên nhẫn và khoan dung của Chúa giúp nhiều người trong chúng con có cơ hội thay đổi đời sống. Xin cho mỗi người chúng con cũng có thái độ kiên nhẫn và khoan dung như Chúa, hầu giúp anh chị em chúng con có cơ hội làm lại cuộc đời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành