Khuôn mặt lãnh đạo
Xưa nay có những người đã qua đời hằng bao nhiêu năm, hằng bao thế kỷ, mà những công việc xưa kia họ đã thực hiện vẫn còn thời sự, có gía trị gây ảnh hưởng nơi con người. Họ là những vị anh hùng, những khuôn mặt lãnh đạo.
Hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolo thuộc vào những người như thế trong Hội Thánh Công Giáo.
Thánh Phero theo Kinh Thánh thuật kể lại là khuôn mặt lãnh đạo do thiên nhiên phú bẩm. Chúa Giêsu khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã tuyển chọn và cắt cử Ông làm người thủ lãnh nhóm 12 Tông đồ đầu tiên của Chúa ngay khi còn sinh thời. Ông đã đại diện anh em tông đồ Chúa Giêsu tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Và Kinh Thánh cũng tường thuật những yếu điểm của Phero.
Chúa Giêsu báo trước chính ngài sẽ phải chịu đau khổ. Theo tính con người, Phero can ngăn Thầy mình tìm cách tránh xa con đường đó cho khỏi phải đau khổ. Nhưng Chúa Giêsu lớn tiếng mắng Ông nặng lời cho đó là mưu chước của qủy dữ satan.
Nơi sân đường xử án nhà Thầy cả thượng phẩm, Phero đã chối thầy mình, Chúa Giêsu: tôi không biết người đó là ai, tới ba lần. Nhưng Chúa Giêsu không vì thế bỏ rơi Phero, và Phero cũng không bỏ Thầy mình.
Trái lại, sau khi sống lại, bên bờ hồ Genezareth Chúa Giêsu đã trao năng quyền thiêng liêng cho Phero: Con hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Hãy củng cố đức tin anh em con!, vì lòng gắn bó của Ông với Chúa Giêsu: Thầy biết con yêu mến Thầy.
Đức tin tràn đầy lòng yêu mến hàm chứa sức mạnh cao vời tựa như sóng thần giúp Phero ra đi làm chứng rao giảng về Thầy mình là Chúa Giêsu bất chấp những nguy hiểm tù tội, vượt biển sóng gió, lẩn trốn. Phero đã củng cố đức tin của anh em mình, của các tín hữu Hội Thánh Chúa thuở ban đầu bằng cách sống đi trước, sống chấp nhận gian khổ tù tội..
Khi bị lên án hành quyết đóng đinh vào thập tự ở Roma, nơi Thánh nhân tụ tập lập cộng đoàn Hội Thánh Chúa, theo truyền thuyết thuật lại, Phero đã xin cho được đóng đinh ngược đầu xuống đất, để không bị lẫn lộn với Chúa Giêsu cũng đã bị đóng đinh vào thập gía.
Chắc chắn, khi bị tử hình, Phero đã không biết được rồi sẽ ra sao với con đường đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian. Vì Hội Thánh chỉ mới trong giai đoạn tiên khởi chưa có chân đứng vững chắc trong xã hội.
Nhưng Phero có niềm tin tưởng: Người quyết định không phải là mình, nhưng chính là Chúa Giêsu!
Thánh tông đồ Phaolo cũng có đời sống đức tin của một khuôn mặt lãnh đạo như Phero. Kinh Thánh thuật lại Phaolo đến với Cộng đoàn Hội Thánh Chúa Giêsu trễ muộn sau này, khi Chúa Giêsu đã về trời, qua con đường vòng nguy hiểm.
Phaolo là người có học thức cao sâu rộng trong xã hội thời đó. Ông là người thuộc hệ phái Phariseo trong đạo Do Thái. Ông thuộc vào những người cực đoan, cương quyết ra tay truy lùng bách hại những ai tin vào Chúa Giêsu, tìm cách phá hoại Hội Thánh Chúa ở vùng Gierusalem sang các vùng nước lân cận.
Trên đường đi phá hoại Hội Thánh Chúa, Chúa Giêsu đã hiện ra với Ông. Ánh sáng chói lòa từ trời cao chiếu xuống khiến ông bị ngã ngựa, trở thành mù lòa. Qua đó Chúa Giêsu đã gặp gỡ Phaolo.
Phaolo đã nghe tiếng Chúa Giêsu nói với Ông. Từ đó ông được mặc khải về đức tin vào Chúa mà Phero và các Tông Đồ khác rao giảng. Và từ đó Ông trở lại thành hăng say nồng nhiệt bênh vực cho Chúa Giêsu
Phero và các Tông đồ khác rất do dự nghi ngại khi thấy Phaolo đến trình diện gia nhập đoàn tông đồ Chúa Giêsu , để rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu. Phaolo hiểu nhận ra điều này. Ông cảm nhận thấy mình được Chúa kêu gọi ra đi ngoài biên giới nước Do Thái để rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu.
Vì thế, Phaolo bất chấp những gian nan thử thách đầy nguy hiểm cho mạng sống, vì vượt biển đường dài xa nguy hiểm, bị đói khát, bị bắt bớ tù tội lên án, vẫn một lòng dấn thẩn cho Chúa Giêsu và Hội Thánh của người.
Nhờ có kiến thức học cao sâu rộng và tài hùng biện, Phaolo không sợ khi phải tranh luận biện hộ cho đức tin vào Chúa nơi công đường, nơi dân chúng khắp vùng Tiều Á từ nước Do Thái sang tận vùng Balkan bên Âu Châu. Khi đến Roma , Phaolo đã can đảm mạnh dạn trình bày giáo lý của Chúa Giêsu nơi tòa án tối cao của nhà vua.
Thánh Phaolo vì đức tin vào Chúa, bị lên án hành quyết chém đầu. Trong tin tưởng phó thác vào Chúa Ông đã sẵn sàng đặt đầu mình nghiêng ngả trên trụ chịu chém với tâm tình: Sự gì Chúa đã bắt đầu, ngài sẽ tiếp tục thực hiện. Tôi cũng không biết được sẽ như thế nào. Chúa luôn luôn là người quyết định thi hành!
Thánh Phero và Thánh Phaolo, nhất là Thánh Phaolo đã viết để lai cho Hội Thánh Chúa, cho nhân loại từ hai ngàn năm nay kho tàng qúy báu những bức thư mục vụ giáo lý về Đức tin vào Chúa.
Hai Thánh nhân là hai hình ảnh nổi bật nhất, cùng để lại những dấu ấn khắc ghi trong lịch sử xây dựng Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Thánh Phero được Chúa Giêsu trao cho năng quyền đứng đầu Hội Thánh qua hình ảnh chiếc chìa khóa tháo cởi và khóa lại.
Thánh Phaolo được Chúa hiện ra sai đi là Tông đồ cho mọi dân nước trên thế giới qua đời sống và giáo lý Ông viết để lại.
Thánh Phero và Thánh Phaolo Tông đồ Chúa Giêsu là những khuôn mặt lãnh đạo đạo tinh thần trong Hội Thánh đầy lòng tin tưởng phó thác vào Chúa với tầm nhìn suy nghĩ chiến lược sâu rộng cho hôm nay và ngày mai.
Lễ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay có những người đã qua đời hằng bao nhiêu năm, hằng bao thế kỷ, mà những công việc xưa kia họ đã thực hiện vẫn còn thời sự, có gía trị gây ảnh hưởng nơi con người. Họ là những vị anh hùng, những khuôn mặt lãnh đạo.
Hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolo thuộc vào những người như thế trong Hội Thánh Công Giáo.
Thánh Phero theo Kinh Thánh thuật kể lại là khuôn mặt lãnh đạo do thiên nhiên phú bẩm. Chúa Giêsu khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã tuyển chọn và cắt cử Ông làm người thủ lãnh nhóm 12 Tông đồ đầu tiên của Chúa ngay khi còn sinh thời. Ông đã đại diện anh em tông đồ Chúa Giêsu tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Và Kinh Thánh cũng tường thuật những yếu điểm của Phero.
Chúa Giêsu báo trước chính ngài sẽ phải chịu đau khổ. Theo tính con người, Phero can ngăn Thầy mình tìm cách tránh xa con đường đó cho khỏi phải đau khổ. Nhưng Chúa Giêsu lớn tiếng mắng Ông nặng lời cho đó là mưu chước của qủy dữ satan.
Nơi sân đường xử án nhà Thầy cả thượng phẩm, Phero đã chối thầy mình, Chúa Giêsu: tôi không biết người đó là ai, tới ba lần. Nhưng Chúa Giêsu không vì thế bỏ rơi Phero, và Phero cũng không bỏ Thầy mình.
Trái lại, sau khi sống lại, bên bờ hồ Genezareth Chúa Giêsu đã trao năng quyền thiêng liêng cho Phero: Con hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Hãy củng cố đức tin anh em con!, vì lòng gắn bó của Ông với Chúa Giêsu: Thầy biết con yêu mến Thầy.
Đức tin tràn đầy lòng yêu mến hàm chứa sức mạnh cao vời tựa như sóng thần giúp Phero ra đi làm chứng rao giảng về Thầy mình là Chúa Giêsu bất chấp những nguy hiểm tù tội, vượt biển sóng gió, lẩn trốn. Phero đã củng cố đức tin của anh em mình, của các tín hữu Hội Thánh Chúa thuở ban đầu bằng cách sống đi trước, sống chấp nhận gian khổ tù tội..
Khi bị lên án hành quyết đóng đinh vào thập tự ở Roma, nơi Thánh nhân tụ tập lập cộng đoàn Hội Thánh Chúa, theo truyền thuyết thuật lại, Phero đã xin cho được đóng đinh ngược đầu xuống đất, để không bị lẫn lộn với Chúa Giêsu cũng đã bị đóng đinh vào thập gía.
Chắc chắn, khi bị tử hình, Phero đã không biết được rồi sẽ ra sao với con đường đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian. Vì Hội Thánh chỉ mới trong giai đoạn tiên khởi chưa có chân đứng vững chắc trong xã hội.
Nhưng Phero có niềm tin tưởng: Người quyết định không phải là mình, nhưng chính là Chúa Giêsu!
Thánh tông đồ Phaolo cũng có đời sống đức tin của một khuôn mặt lãnh đạo như Phero. Kinh Thánh thuật lại Phaolo đến với Cộng đoàn Hội Thánh Chúa Giêsu trễ muộn sau này, khi Chúa Giêsu đã về trời, qua con đường vòng nguy hiểm.
Phaolo là người có học thức cao sâu rộng trong xã hội thời đó. Ông là người thuộc hệ phái Phariseo trong đạo Do Thái. Ông thuộc vào những người cực đoan, cương quyết ra tay truy lùng bách hại những ai tin vào Chúa Giêsu, tìm cách phá hoại Hội Thánh Chúa ở vùng Gierusalem sang các vùng nước lân cận.
Trên đường đi phá hoại Hội Thánh Chúa, Chúa Giêsu đã hiện ra với Ông. Ánh sáng chói lòa từ trời cao chiếu xuống khiến ông bị ngã ngựa, trở thành mù lòa. Qua đó Chúa Giêsu đã gặp gỡ Phaolo.
Phaolo đã nghe tiếng Chúa Giêsu nói với Ông. Từ đó ông được mặc khải về đức tin vào Chúa mà Phero và các Tông Đồ khác rao giảng. Và từ đó Ông trở lại thành hăng say nồng nhiệt bênh vực cho Chúa Giêsu
Phero và các Tông đồ khác rất do dự nghi ngại khi thấy Phaolo đến trình diện gia nhập đoàn tông đồ Chúa Giêsu , để rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu. Phaolo hiểu nhận ra điều này. Ông cảm nhận thấy mình được Chúa kêu gọi ra đi ngoài biên giới nước Do Thái để rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu.
Vì thế, Phaolo bất chấp những gian nan thử thách đầy nguy hiểm cho mạng sống, vì vượt biển đường dài xa nguy hiểm, bị đói khát, bị bắt bớ tù tội lên án, vẫn một lòng dấn thẩn cho Chúa Giêsu và Hội Thánh của người.
Nhờ có kiến thức học cao sâu rộng và tài hùng biện, Phaolo không sợ khi phải tranh luận biện hộ cho đức tin vào Chúa nơi công đường, nơi dân chúng khắp vùng Tiều Á từ nước Do Thái sang tận vùng Balkan bên Âu Châu. Khi đến Roma , Phaolo đã can đảm mạnh dạn trình bày giáo lý của Chúa Giêsu nơi tòa án tối cao của nhà vua.
Thánh Phaolo vì đức tin vào Chúa, bị lên án hành quyết chém đầu. Trong tin tưởng phó thác vào Chúa Ông đã sẵn sàng đặt đầu mình nghiêng ngả trên trụ chịu chém với tâm tình: Sự gì Chúa đã bắt đầu, ngài sẽ tiếp tục thực hiện. Tôi cũng không biết được sẽ như thế nào. Chúa luôn luôn là người quyết định thi hành!
Thánh Phero và Thánh Phaolo, nhất là Thánh Phaolo đã viết để lai cho Hội Thánh Chúa, cho nhân loại từ hai ngàn năm nay kho tàng qúy báu những bức thư mục vụ giáo lý về Đức tin vào Chúa.
Hai Thánh nhân là hai hình ảnh nổi bật nhất, cùng để lại những dấu ấn khắc ghi trong lịch sử xây dựng Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Thánh Phero được Chúa Giêsu trao cho năng quyền đứng đầu Hội Thánh qua hình ảnh chiếc chìa khóa tháo cởi và khóa lại.
Thánh Phaolo được Chúa hiện ra sai đi là Tông đồ cho mọi dân nước trên thế giới qua đời sống và giáo lý Ông viết để lại.
Thánh Phero và Thánh Phaolo Tông đồ Chúa Giêsu là những khuôn mặt lãnh đạo đạo tinh thần trong Hội Thánh đầy lòng tin tưởng phó thác vào Chúa với tầm nhìn suy nghĩ chiến lược sâu rộng cho hôm nay và ngày mai.
Lễ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long