Suy Niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm A
Cuộc sống là một lựa chọn. Có những lựa chọn thông thường hằng ngày. Nhưng cũng có những lựa chọn quan trọng liên quan đến cả đời người. Vì thế, khi lựa chọn, nhất là đối với những lựa chọn quan trọng, cần phải tự mình phân định để biết cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào tốt cái nào tốt hơn. Tự mình phân định vẫn chưa đủ, cần phải hỏi ý kiến của những người khôn ngoan để chính họ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan về những điều chúng ta lựa chọn. Trên bình diện tôn giáo, người Kitô hữu chọn Chúa. Chọn Chúa nên phải từ bỏ những gì không thuộc về Chúa, chống đối Chúa, ngăn cản chúng ta đến với Chúa.
Chọn Chúa nên phải từ bỏ tiền của. Đoạn Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta chọn Chúa thì phải từ bỏ tiền của. Bởi vì, “không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia; hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ kia. Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được” (Mt 6,24). Tự bản chất, tiền của là tốt, là hồng ân Chúa ban. Sử dụng đúng, tiền của mang lại cho con người nhiều lợi ích: nuôi sống bản thân, gia đình, làm việc bác ái, giúp việc công ích…Nhưng tiền của sẽ xấu nếu như con người coi nó như ông chủ: thu tích tiền của mà không biết chia sẻ (x. Lc 12,16-21), có tiền của mà không giúp anh em đang trong hoàn cảnh túng thiếu như dụ ngôn nhà phú hộ và ông Lazarô (x. Lc 16,19-21); coi tiền của hơn Chúa như Giuđa bán Chúa với giá 30 đồng bạc (x. Mt 26,14-15)…Thánh Phaolô tông đồ cũng nói: “Lòng ham tiền của là cội rễ mọi điều ác” (1Tm 6,10).
Chọn Chúa thì phải tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài. Vì Ngài là người cha nhân lành, không bao giờ quên chúng ta là con cái của Ngài. Tiên tri Isaia trong bài đọc I cho chúng ta biết: “Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu”(Is 49,15).
Tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa thì không lo lắng gì. Đức Giêsu dạy: “Các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc… Cha trên trời biết rõ chúng con cần những sự đó”(Mt 6,31-32). Không lo lắng vì “Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư?”(Mt 6,27). Đức Giêsu đã đưa ra hai hình ảnh để thuyết phục chúng ta. Hình ảnh thứ nhất là chim trời: “Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng”(Mt 6,26). Hình ảnh thứ hai là hoa huệ: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó”(Mt 6, 28-29). Nếu Thiên Chúa đã quan tâm đến chim trời, hoa đồng cỏ nội một cách chu đáo như thế, thì đối với con người chắc chắn Chúa quan tâm một cách đặc biệt hơn vì con người đáng giá hơn con chim sẻ bội phần và vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Không lo lắng gì không có nghĩa là cứ sống trong thụ động theo kiểu “há miệng chờ sung.” Nhưng phải biết cộng tác với Chúa tùy theo khả năng và ơn gọi của mình. Nghĩa là chúng ta phải biết lo liệu. Phải biết làm việc. Đức Giêsu đã làm việc, Ngài nói: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc”(Ga 5,17). Tin mừng cho chúng ta thấy, Thiên Chúa đã thưởng công cho kẻ siêng năng làm việc và lên án kẻ lười biếng không chịu làm việc qua dụ ngôn những nén bạc (x. Mt 25,14-30). Thánh Phaolô cũng đã siêng năng làm việc, Ngài “đêm ngày làm lụng vất vả để khỏi thêm gánh nặng cho người khác” (x. 2Tx 3, 8), Ngài nói: “Ai không làm thì đứng có ăn” (2Tx 3,10). Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho.” Vì thế, phải làm việc để có của nuôi sống mình và phục vụ tha nhân. Nhưng phải làm việc trong niềm tin tưởng vào Chúa chứ không phải chỉ cậy dựa vào sức mình.
Tin tưởng vào Chúa thì phải luôn gắn bó với Ngài. Gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Vì thế, sáng vừa thức dậy, hãy dâng tất cả mọi công việc mình làm trong ngày cho Chúa, xin Chúa giúp đỡ. Mặt khác, để những công việc của chúng ta không những mưu ích cho phần xác mà còn mưu ích cho phần hồn, khi làm việc, thỉnh thoảng dừng lại để cầu nguyện với Chúa bằng những lời cầu nguyện vắn tắt, chẳng hạn như: “Lạy Chúa xin giúp con làm tốt công việc này.” Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói rằng:“ Hoạt động mà không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Máy móc tự động có thể làm tốt hơn ta” (x. Số 117 Đường Hy Vọng). Cho nên, phải liên kết giữa làm việc và cầu nguyện. Cầu nguyện để hỏi ý Chúa. Cầu nguyện để phó thác công việc mình làm cho Chúa.
Tin tưởng vào Chúa thì phải lo tìm kiếm Nước Trời. Bởi vì, con người có hai phần hồn xác. Tìm kiếm của ăn phần xác là cần nhưng của ăn phần hồn còn cần thiết hơn. Đức Giêsu nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn mọi sự khác, Người sẽ ban cho”(Mt 6,33). Tìm kiếm Nước Trời bằng việc cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích, sống bác ái yêu thương. Tìm kiếm Nước Trời bằng cách lo chu toàn bổn phận của mình trong hiện tại. Bởi vì, quá khứ của chúng ta đã qua không thể làm cho nó quay trở lại được. Còn tương lai thì chưa đến và có thể không đến với chúng ta. Đức Giêsu đã nói: “Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34).
Tóm lại, cuộc sống là một lựa chọn. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Lựa chọn sai sẽ dẫn đến bất hạnh. Lựa chọn đúng sẽ đem lại hạnh phúc. Chính vì thế, có những người đã phải sa Hỏa Ngục, vì suốt cuộc đời này họ đã lựa chọn sai: chọn ma quỷ, thế gian, xác thịt. Ngược lại, có những người đã được lên Thiên Đàng vì suốt cuộc đời này họ đã chọn đúng: chọn Chúa và những gì thuộc về Chúa.
Ước gì mỗi người chúng ta biết chọn Chúa, chọn những gì thuộc về Chúa để chúng ta có Chúa ở đời này và đặc biệt là được hưởng mặt Chúa nhãn tiền ở đời sau. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Cuộc sống là một lựa chọn. Có những lựa chọn thông thường hằng ngày. Nhưng cũng có những lựa chọn quan trọng liên quan đến cả đời người. Vì thế, khi lựa chọn, nhất là đối với những lựa chọn quan trọng, cần phải tự mình phân định để biết cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào tốt cái nào tốt hơn. Tự mình phân định vẫn chưa đủ, cần phải hỏi ý kiến của những người khôn ngoan để chính họ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan về những điều chúng ta lựa chọn. Trên bình diện tôn giáo, người Kitô hữu chọn Chúa. Chọn Chúa nên phải từ bỏ những gì không thuộc về Chúa, chống đối Chúa, ngăn cản chúng ta đến với Chúa.
Chọn Chúa nên phải từ bỏ tiền của. Đoạn Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta chọn Chúa thì phải từ bỏ tiền của. Bởi vì, “không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia; hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ kia. Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được” (Mt 6,24). Tự bản chất, tiền của là tốt, là hồng ân Chúa ban. Sử dụng đúng, tiền của mang lại cho con người nhiều lợi ích: nuôi sống bản thân, gia đình, làm việc bác ái, giúp việc công ích…Nhưng tiền của sẽ xấu nếu như con người coi nó như ông chủ: thu tích tiền của mà không biết chia sẻ (x. Lc 12,16-21), có tiền của mà không giúp anh em đang trong hoàn cảnh túng thiếu như dụ ngôn nhà phú hộ và ông Lazarô (x. Lc 16,19-21); coi tiền của hơn Chúa như Giuđa bán Chúa với giá 30 đồng bạc (x. Mt 26,14-15)…Thánh Phaolô tông đồ cũng nói: “Lòng ham tiền của là cội rễ mọi điều ác” (1Tm 6,10).
Chọn Chúa thì phải tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài. Vì Ngài là người cha nhân lành, không bao giờ quên chúng ta là con cái của Ngài. Tiên tri Isaia trong bài đọc I cho chúng ta biết: “Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu”(Is 49,15).
Tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa thì không lo lắng gì. Đức Giêsu dạy: “Các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc… Cha trên trời biết rõ chúng con cần những sự đó”(Mt 6,31-32). Không lo lắng vì “Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư?”(Mt 6,27). Đức Giêsu đã đưa ra hai hình ảnh để thuyết phục chúng ta. Hình ảnh thứ nhất là chim trời: “Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng”(Mt 6,26). Hình ảnh thứ hai là hoa huệ: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó”(Mt 6, 28-29). Nếu Thiên Chúa đã quan tâm đến chim trời, hoa đồng cỏ nội một cách chu đáo như thế, thì đối với con người chắc chắn Chúa quan tâm một cách đặc biệt hơn vì con người đáng giá hơn con chim sẻ bội phần và vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Không lo lắng gì không có nghĩa là cứ sống trong thụ động theo kiểu “há miệng chờ sung.” Nhưng phải biết cộng tác với Chúa tùy theo khả năng và ơn gọi của mình. Nghĩa là chúng ta phải biết lo liệu. Phải biết làm việc. Đức Giêsu đã làm việc, Ngài nói: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc”(Ga 5,17). Tin mừng cho chúng ta thấy, Thiên Chúa đã thưởng công cho kẻ siêng năng làm việc và lên án kẻ lười biếng không chịu làm việc qua dụ ngôn những nén bạc (x. Mt 25,14-30). Thánh Phaolô cũng đã siêng năng làm việc, Ngài “đêm ngày làm lụng vất vả để khỏi thêm gánh nặng cho người khác” (x. 2Tx 3, 8), Ngài nói: “Ai không làm thì đứng có ăn” (2Tx 3,10). Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho.” Vì thế, phải làm việc để có của nuôi sống mình và phục vụ tha nhân. Nhưng phải làm việc trong niềm tin tưởng vào Chúa chứ không phải chỉ cậy dựa vào sức mình.
Tin tưởng vào Chúa thì phải luôn gắn bó với Ngài. Gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Vì thế, sáng vừa thức dậy, hãy dâng tất cả mọi công việc mình làm trong ngày cho Chúa, xin Chúa giúp đỡ. Mặt khác, để những công việc của chúng ta không những mưu ích cho phần xác mà còn mưu ích cho phần hồn, khi làm việc, thỉnh thoảng dừng lại để cầu nguyện với Chúa bằng những lời cầu nguyện vắn tắt, chẳng hạn như: “Lạy Chúa xin giúp con làm tốt công việc này.” Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói rằng:“ Hoạt động mà không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Máy móc tự động có thể làm tốt hơn ta” (x. Số 117 Đường Hy Vọng). Cho nên, phải liên kết giữa làm việc và cầu nguyện. Cầu nguyện để hỏi ý Chúa. Cầu nguyện để phó thác công việc mình làm cho Chúa.
Tin tưởng vào Chúa thì phải lo tìm kiếm Nước Trời. Bởi vì, con người có hai phần hồn xác. Tìm kiếm của ăn phần xác là cần nhưng của ăn phần hồn còn cần thiết hơn. Đức Giêsu nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn mọi sự khác, Người sẽ ban cho”(Mt 6,33). Tìm kiếm Nước Trời bằng việc cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa, lãnh nhận các Bí tích, sống bác ái yêu thương. Tìm kiếm Nước Trời bằng cách lo chu toàn bổn phận của mình trong hiện tại. Bởi vì, quá khứ của chúng ta đã qua không thể làm cho nó quay trở lại được. Còn tương lai thì chưa đến và có thể không đến với chúng ta. Đức Giêsu đã nói: “Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34).
Tóm lại, cuộc sống là một lựa chọn. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Lựa chọn sai sẽ dẫn đến bất hạnh. Lựa chọn đúng sẽ đem lại hạnh phúc. Chính vì thế, có những người đã phải sa Hỏa Ngục, vì suốt cuộc đời này họ đã lựa chọn sai: chọn ma quỷ, thế gian, xác thịt. Ngược lại, có những người đã được lên Thiên Đàng vì suốt cuộc đời này họ đã chọn đúng: chọn Chúa và những gì thuộc về Chúa.
Ước gì mỗi người chúng ta biết chọn Chúa, chọn những gì thuộc về Chúa để chúng ta có Chúa ở đời này và đặc biệt là được hưởng mặt Chúa nhãn tiền ở đời sau. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành