TIỀN CÓ CỨU ĐỘ CON NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
(Chúa Nhật 8, Thường Niên, A)
Khi đến tuổi trưởng thành, người ta phải đối diện với thực tế cuộc sống như: nghề nghệp, đi tu hay xây dựng gia đình...? Vì thế, đòi mỗi người phải có sự chọn lựa, để chọn sao cho trọn, nhằm tránh đừng “đứng núi này trông núi nọ”. Tuy nhiên, khi đã chọn cho mình một nghề nghệp hay một ơn gọi, con người cần phải tiến xa hơn nữa để chọn lựa cho mình một giá trị tinh thần trong cuộc đời phù hợp với nghề nghiệp, lương tâm và ơn gọi, hầu mang lại sự hạnh phúc và bình an, nhất là ơn cứu độ của mình.
Hôm nay, Đức Giêsu cũng giúp cho các môn đệ đi đến tận căn khi xác định chọn Chúa hay tiền tài, Ngài nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được" (Lc 16,13b). Một là Thiên Chúa, hai là tiền của. Không có chuyện “bắt cá hai tay”. Thật vậy, chúng ta có hoàn toàn tự do để chọn lựa. Nhưng như một quy luật, chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự chọn lựa của mình.
1. Ý nghĩa Lời Chúa
Cả ba bài đọc hôm nay đều nói về sự chọn lựa và hậu quả của sự chọn lựa đó. Nếu chọn Chúa thì con người sẽ được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Ngược lại, không chọn Chúa và đi theo những trào lưu tục hóa, hay những cái mau qua chóng hết thì ắt sẽ bị đau khổ hay dẫn tới hành vi gian ác.
Khởi đi từ bài đọc I: nói về việc dân Israel bị lưu đầy bên Babylon. Trong lúc đau khổ như thế, họ lên tiếng than thân trách phận và trách luôn cả Chúa. Họ cho rằng Chúa đã bỏ mặc họ cho người ta hành hạ và làm nhục. Từ đó, niềm tin của dân chúng đã bị hao mòn và dần dần lạnh nhạt với Thiên Chúa, đã đi theo và tôn thờ thần Baal là thần của dân ngoại.
Khi ấy, tiên tri Isaia lên tiếng khuyên răn và củng cố lòng tin của dân, ông nói: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15). Vì thế, tuy không nói, nhưng ông ngầm gợi lại hình ảnh của một bà mẹ để thấy được rằng Thiên Chúa không bao giờ quên lời hứa của mình, là đã chọn họ làm dân riêng và sẽ cứu độ.
Sang bài đọc II: khi thấy dân thành Corintô đang có dấu hiệu bị phân tán do những tật xấu như: tham lam, ích kỷ, tự phụ và hay có sự phê phán, xét đoán người khác, làm cho trong cộng đoàn mất sự bình an và nghi kị nhau. Nhận ra điều đó, thánh Phaolô đã mạnh mẽ lên tiếng khuyên ngăn dân chúng đừng có đi vào con đường nguy hiểm đó, con đường đó là con đường dẫn đến diệt vong, bởi lẽ những hành vi xấu xa ấy xuất phát nơi Ma Quỷ chứ không đến từ Thiên Chúa.
Nếu chọn Chúa thì phải gạt ra bên lề tất cả những tật xấu đó và để dành quyền xét xử cho Thiên Chúa, bởi vì chỉ có Người mới thấu xuốt lòng dạ con người, và cũng chỉ có mình Người mới có quyền xét xử mà thôi. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7, 1-2).
Cuối cùng là bài Tin Mừng: Đức Giêsu thấy rất rõ mối nguy hại của đồng tiền, nên Ngài lên tiếng dạy cho mọi người phải biết chọn lựa. Chọn Chúa hay tiền của. Nếu chọn Chúa thì phải từ bỏ những điều bất chính của đồng tiền gây nên, để chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa mà thôi: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ” (Lc 16, 13a). Chọn Chúa thì phải coi tiền bạc chỉ là phương tiện. Nếu đã coi nó là phương tiện, tức khắc, nó trở thành nô lệ. Chúa mới là niềm cậy trông, phó thác và cùng đích, là niềm vui và hy vọng, là Chủ của cuộc đời. Nói như thế, Đức Giêsu không dạy người ta: “ngồi mát ăn bát vàng”; hay “bắc nước chờ gạo người”; hoặc “không làm cũng có ăn”. Không phải như vậy, vì nếu như thế thì một cách vô hình trung, Chúa cổ xúy cho cái nghèo, hay bảo người ta “an phận thủ thường”. Nhưng Ngài muốn nói rằng: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Khi chọn Chúa, chúng ta có quyền tin tưởng vào tình thương của Ngài qua sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc. Hãy nhìn những con quạ mà suy: chúng không gieo, không gặt, cũng không có kho có lẫm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quý giá hơn loài chim biết bao!” (Lc 12, 22-24).
2. Chọn sao cho trọn
Trong cuộc sống, nhất là thời điểm hiện đại như ngày nay, con người luôn bị cuốn vào vòng soáy của đủ thứ. Mọi chuyện trong xã hội thay đổi từng ngày. Nhiều giá trị cuộc sống cũng bị đổi thay không ngừng theo thời gian làm cho con người ngày nay cũng hay thay đổi và chạy theo những trào lưu hoặc xu hướng thời đại mà ít quan tâm đến tính bền vững của sự lựa chọn. Họ thượng tôn đồng tiền lên làm chúa của mình. Vì thế, không lạ gì khi có nhiều người cho rằng: đồng tiền giải quyết được mọi sự: “Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý”. Hoặc: “Mạnh về gạo, bạo về tiền”; “Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời”. Ngay cả việc đạo, nhiều người cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”.
Tuy nhiên, có phải vậy không? Thưa không! Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng nếu coi nó như ông chủ thì sẽ không thể mua được: mái ấm; thời gian; mục đích; hạnh phúc; bình an; trân trọng; nhân cách; tình nghĩa; tâm hồn; đời sau; Thiên Đàng. Còn nếu nó là đầy tớ thì mới hy vọng đạt được những thứ trên.
Sứ điệp mà bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắm tới chính là chúng ta chọn Chúa hay chọn đồng tiền? Chọn điều chính yếu hay phụ thuộc? Đồng thời cũng mời gọi con người không được lo lắng, nhưng biết tin tưởng vào Chúa Quan Phòng.
Thật vậy, không được lo lắng, bởi vì lo lắng thái quá sẽ mất niềm hy vọng, mà ơn cứu độ của chúng ta nhờ vào hy vọng. Nhưng Chúa dạy chúng ta hãy biết lo liệu, bởi vì: “Không biết lo xa ắt phải rầu gần”. Lo liệu là một trong Bẩy ơn của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ giúp cho con người biết khôn ngoan để cậy trông vào Chúa Quan Phòng. Đừng lo lắng, bồn chồn quá sức, bởi vì quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, và giây phút hiện tại là tốt đẹp nhất, vì thế, ai đang làm gì và nắm giữ vai trò nào thì chúng ta cứ thi hành với lòng mến, chu toàn, tin tưởng và trao phó cho Chúa: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (32) Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” (Mt 6,31-32). Ý của Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự khôn ngoan và biết tiên liệu.
3. Sống Lời Chúa
Thật ra, Đức Giêsu không lên án tiền của, bởi vì đã có lần Đức Giêsu nói: “Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12,33). Nếu biết sử dụng thì nó thì nó là tên đầy tớ tốt. Còn không thì nó sẽ là ông chủ tồi. Thật vậy, chính đồng tiền nó sẽ gây nên lòng tham, vì: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10). Đồng tiền, nó có thể làm cho chúng ta mù mắt và bất chấp mọi sự để đạt được mục đích, cho dù “mục đích rẻ tiền hay bẩn thỉu”. Đồng tiền nó rất rễ điều khiển con người, khiến con người bị lớp bụi ham lợi phủ lên lương tâm, làm cho lương tâm trở nên mù quáng và từ đó dẫn đến mọi chuyện bất chính, khuất tất. Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Giuđa là điển hình cho vấn đề này: ông đã được Chúa chọn, gọi để đi theo Ngài, để rồi sẽ như các tông đồ khác kế tục sứ vụ của Chúa, ấy vậy mà chỉ vì 30 đồng bạc, ông sẵn sàng bán Thầy của mình để Thầy phải chết.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Chúng ta cứ xem chuyện ông phú hộ giàu có và Larazô nghèo khó. Ông ta dửng dưng với người anh em chỉ vì chúa của ông ta là đồng tiền và cái bụng. Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong " (1 Tm 6, 9).
Khi diễn tả về việc đồng tiền hay làm cho con người “thay trắng đổi đen”, ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Ngồi trên đống cát, ai cũng quân tử và hiền nhân. Nhưng khi ngồi trên đống vàng mới biết ai thực sự là hiền nhân, quân tử”.
Thật vậy, người môn đệ của Chúa mà ham tiền hơn cả Chúa, hơn cả sứ mạng, thì hạng người đó là đồ bỏ, vì nó đã bị “hư thối”, bị “hết đát”, không dùng được nữa, họ như muối mà hết mặn thì chỉ còn đổ ra đường cho người ta trà đạp lên mà thôi. Nhưng có lẽ đau đớn hơn cả khi những người đó ham tiền thì chẳng khác nào một khối “ung thư di căn”. Họ sẽ dùng mọi lời lẽ khôn khéo xảo quyệt để ngụy biện cho hành vi trục lợi của mình. Khiến cho nhiều người bị họ “đánh lận con đen” nên không biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
Những người ham tiền, họ sẵn sàng tôn thờ chúng mà bỏ Chúa, bất chấp tình nghĩa cha con, anh em, bạn bè. Đọc lại lịch sử các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ: nhiều đấng bị ngay chính con của mình làm hại chỉ vì ham tiền, tham danh vọng. Cũng vì ham tiền, nên họ có thể sẵn sàng hồ nghi sự quan phòng của Thiên Chúa, và họ khấn vái tứ phương: “gió chiều nào thì ngả theo chiều đó”, miễn sao được lợi. Những hạng người này được ví như người “ba phải”, kẻ “bắt cá hai tay”
Tuy nhiên, người bắt cá hai tay khó có thể thành công, mà nếu có thành công thì không bền vững. Bởi vì, họ bắt được con cá này thì ngỡ con khác to hơn. Đi tìm con khác thì hóa ra nó nhỏ hơn con trước, nhưng như một cái giá phải trả, con cá trước đã cao chạy xa bay, và con cá sau cũng không còn nữa, nên cuối cùng không bắt được con nào. Những người như thế là những người vô dụng và đáng bị nguyền rủa: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25, 30).
Lạy Chúa, xin tha thứ cho mỗi người chúng con vì những lần con đã thượng tôn tiền của mà đánh mất hay làm ngơ trước tiếng nói của Lương Tâm. Xin cũng cho mỗi người chúng con biết chọn Chúa làm Chủ cuộc đời mình và tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Amen.
(Chúa Nhật 8, Thường Niên, A)
Khi đến tuổi trưởng thành, người ta phải đối diện với thực tế cuộc sống như: nghề nghệp, đi tu hay xây dựng gia đình...? Vì thế, đòi mỗi người phải có sự chọn lựa, để chọn sao cho trọn, nhằm tránh đừng “đứng núi này trông núi nọ”. Tuy nhiên, khi đã chọn cho mình một nghề nghệp hay một ơn gọi, con người cần phải tiến xa hơn nữa để chọn lựa cho mình một giá trị tinh thần trong cuộc đời phù hợp với nghề nghiệp, lương tâm và ơn gọi, hầu mang lại sự hạnh phúc và bình an, nhất là ơn cứu độ của mình.
Hôm nay, Đức Giêsu cũng giúp cho các môn đệ đi đến tận căn khi xác định chọn Chúa hay tiền tài, Ngài nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được" (Lc 16,13b). Một là Thiên Chúa, hai là tiền của. Không có chuyện “bắt cá hai tay”. Thật vậy, chúng ta có hoàn toàn tự do để chọn lựa. Nhưng như một quy luật, chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự chọn lựa của mình.
1. Ý nghĩa Lời Chúa
Cả ba bài đọc hôm nay đều nói về sự chọn lựa và hậu quả của sự chọn lựa đó. Nếu chọn Chúa thì con người sẽ được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Ngược lại, không chọn Chúa và đi theo những trào lưu tục hóa, hay những cái mau qua chóng hết thì ắt sẽ bị đau khổ hay dẫn tới hành vi gian ác.
Khởi đi từ bài đọc I: nói về việc dân Israel bị lưu đầy bên Babylon. Trong lúc đau khổ như thế, họ lên tiếng than thân trách phận và trách luôn cả Chúa. Họ cho rằng Chúa đã bỏ mặc họ cho người ta hành hạ và làm nhục. Từ đó, niềm tin của dân chúng đã bị hao mòn và dần dần lạnh nhạt với Thiên Chúa, đã đi theo và tôn thờ thần Baal là thần của dân ngoại.
Khi ấy, tiên tri Isaia lên tiếng khuyên răn và củng cố lòng tin của dân, ông nói: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15). Vì thế, tuy không nói, nhưng ông ngầm gợi lại hình ảnh của một bà mẹ để thấy được rằng Thiên Chúa không bao giờ quên lời hứa của mình, là đã chọn họ làm dân riêng và sẽ cứu độ.
Sang bài đọc II: khi thấy dân thành Corintô đang có dấu hiệu bị phân tán do những tật xấu như: tham lam, ích kỷ, tự phụ và hay có sự phê phán, xét đoán người khác, làm cho trong cộng đoàn mất sự bình an và nghi kị nhau. Nhận ra điều đó, thánh Phaolô đã mạnh mẽ lên tiếng khuyên ngăn dân chúng đừng có đi vào con đường nguy hiểm đó, con đường đó là con đường dẫn đến diệt vong, bởi lẽ những hành vi xấu xa ấy xuất phát nơi Ma Quỷ chứ không đến từ Thiên Chúa.
Nếu chọn Chúa thì phải gạt ra bên lề tất cả những tật xấu đó và để dành quyền xét xử cho Thiên Chúa, bởi vì chỉ có Người mới thấu xuốt lòng dạ con người, và cũng chỉ có mình Người mới có quyền xét xử mà thôi. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7, 1-2).
Cuối cùng là bài Tin Mừng: Đức Giêsu thấy rất rõ mối nguy hại của đồng tiền, nên Ngài lên tiếng dạy cho mọi người phải biết chọn lựa. Chọn Chúa hay tiền của. Nếu chọn Chúa thì phải từ bỏ những điều bất chính của đồng tiền gây nên, để chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa mà thôi: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ” (Lc 16, 13a). Chọn Chúa thì phải coi tiền bạc chỉ là phương tiện. Nếu đã coi nó là phương tiện, tức khắc, nó trở thành nô lệ. Chúa mới là niềm cậy trông, phó thác và cùng đích, là niềm vui và hy vọng, là Chủ của cuộc đời. Nói như thế, Đức Giêsu không dạy người ta: “ngồi mát ăn bát vàng”; hay “bắc nước chờ gạo người”; hoặc “không làm cũng có ăn”. Không phải như vậy, vì nếu như thế thì một cách vô hình trung, Chúa cổ xúy cho cái nghèo, hay bảo người ta “an phận thủ thường”. Nhưng Ngài muốn nói rằng: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Khi chọn Chúa, chúng ta có quyền tin tưởng vào tình thương của Ngài qua sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc. Hãy nhìn những con quạ mà suy: chúng không gieo, không gặt, cũng không có kho có lẫm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quý giá hơn loài chim biết bao!” (Lc 12, 22-24).
2. Chọn sao cho trọn
Trong cuộc sống, nhất là thời điểm hiện đại như ngày nay, con người luôn bị cuốn vào vòng soáy của đủ thứ. Mọi chuyện trong xã hội thay đổi từng ngày. Nhiều giá trị cuộc sống cũng bị đổi thay không ngừng theo thời gian làm cho con người ngày nay cũng hay thay đổi và chạy theo những trào lưu hoặc xu hướng thời đại mà ít quan tâm đến tính bền vững của sự lựa chọn. Họ thượng tôn đồng tiền lên làm chúa của mình. Vì thế, không lạ gì khi có nhiều người cho rằng: đồng tiền giải quyết được mọi sự: “Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý”. Hoặc: “Mạnh về gạo, bạo về tiền”; “Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời”. Ngay cả việc đạo, nhiều người cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”.
Tuy nhiên, có phải vậy không? Thưa không! Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng nếu coi nó như ông chủ thì sẽ không thể mua được: mái ấm; thời gian; mục đích; hạnh phúc; bình an; trân trọng; nhân cách; tình nghĩa; tâm hồn; đời sau; Thiên Đàng. Còn nếu nó là đầy tớ thì mới hy vọng đạt được những thứ trên.
Sứ điệp mà bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắm tới chính là chúng ta chọn Chúa hay chọn đồng tiền? Chọn điều chính yếu hay phụ thuộc? Đồng thời cũng mời gọi con người không được lo lắng, nhưng biết tin tưởng vào Chúa Quan Phòng.
Thật vậy, không được lo lắng, bởi vì lo lắng thái quá sẽ mất niềm hy vọng, mà ơn cứu độ của chúng ta nhờ vào hy vọng. Nhưng Chúa dạy chúng ta hãy biết lo liệu, bởi vì: “Không biết lo xa ắt phải rầu gần”. Lo liệu là một trong Bẩy ơn của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ giúp cho con người biết khôn ngoan để cậy trông vào Chúa Quan Phòng. Đừng lo lắng, bồn chồn quá sức, bởi vì quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, và giây phút hiện tại là tốt đẹp nhất, vì thế, ai đang làm gì và nắm giữ vai trò nào thì chúng ta cứ thi hành với lòng mến, chu toàn, tin tưởng và trao phó cho Chúa: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (32) Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” (Mt 6,31-32). Ý của Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự khôn ngoan và biết tiên liệu.
3. Sống Lời Chúa
Thật ra, Đức Giêsu không lên án tiền của, bởi vì đã có lần Đức Giêsu nói: “Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12,33). Nếu biết sử dụng thì nó thì nó là tên đầy tớ tốt. Còn không thì nó sẽ là ông chủ tồi. Thật vậy, chính đồng tiền nó sẽ gây nên lòng tham, vì: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10). Đồng tiền, nó có thể làm cho chúng ta mù mắt và bất chấp mọi sự để đạt được mục đích, cho dù “mục đích rẻ tiền hay bẩn thỉu”. Đồng tiền nó rất rễ điều khiển con người, khiến con người bị lớp bụi ham lợi phủ lên lương tâm, làm cho lương tâm trở nên mù quáng và từ đó dẫn đến mọi chuyện bất chính, khuất tất. Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Giuđa là điển hình cho vấn đề này: ông đã được Chúa chọn, gọi để đi theo Ngài, để rồi sẽ như các tông đồ khác kế tục sứ vụ của Chúa, ấy vậy mà chỉ vì 30 đồng bạc, ông sẵn sàng bán Thầy của mình để Thầy phải chết.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Chúng ta cứ xem chuyện ông phú hộ giàu có và Larazô nghèo khó. Ông ta dửng dưng với người anh em chỉ vì chúa của ông ta là đồng tiền và cái bụng. Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong " (1 Tm 6, 9).
Khi diễn tả về việc đồng tiền hay làm cho con người “thay trắng đổi đen”, ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Ngồi trên đống cát, ai cũng quân tử và hiền nhân. Nhưng khi ngồi trên đống vàng mới biết ai thực sự là hiền nhân, quân tử”.
Thật vậy, người môn đệ của Chúa mà ham tiền hơn cả Chúa, hơn cả sứ mạng, thì hạng người đó là đồ bỏ, vì nó đã bị “hư thối”, bị “hết đát”, không dùng được nữa, họ như muối mà hết mặn thì chỉ còn đổ ra đường cho người ta trà đạp lên mà thôi. Nhưng có lẽ đau đớn hơn cả khi những người đó ham tiền thì chẳng khác nào một khối “ung thư di căn”. Họ sẽ dùng mọi lời lẽ khôn khéo xảo quyệt để ngụy biện cho hành vi trục lợi của mình. Khiến cho nhiều người bị họ “đánh lận con đen” nên không biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
Những người ham tiền, họ sẵn sàng tôn thờ chúng mà bỏ Chúa, bất chấp tình nghĩa cha con, anh em, bạn bè. Đọc lại lịch sử các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ: nhiều đấng bị ngay chính con của mình làm hại chỉ vì ham tiền, tham danh vọng. Cũng vì ham tiền, nên họ có thể sẵn sàng hồ nghi sự quan phòng của Thiên Chúa, và họ khấn vái tứ phương: “gió chiều nào thì ngả theo chiều đó”, miễn sao được lợi. Những hạng người này được ví như người “ba phải”, kẻ “bắt cá hai tay”
Tuy nhiên, người bắt cá hai tay khó có thể thành công, mà nếu có thành công thì không bền vững. Bởi vì, họ bắt được con cá này thì ngỡ con khác to hơn. Đi tìm con khác thì hóa ra nó nhỏ hơn con trước, nhưng như một cái giá phải trả, con cá trước đã cao chạy xa bay, và con cá sau cũng không còn nữa, nên cuối cùng không bắt được con nào. Những người như thế là những người vô dụng và đáng bị nguyền rủa: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25, 30).
Lạy Chúa, xin tha thứ cho mỗi người chúng con vì những lần con đã thượng tôn tiền của mà đánh mất hay làm ngơ trước tiếng nói của Lương Tâm. Xin cũng cho mỗi người chúng con biết chọn Chúa làm Chủ cuộc đời mình và tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Amen.