Tình yêu không phải là “thiện cảm” mà là “thiện chí”
Toàn văn của khoản luật trả đũa được ghi trong sách Xuất hành (Xh 21,24) như sau: "Mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng”. Mục đích của khoản luật này là tuy cho phép trả đũa nhưng giới hạn sự trả đũa đúng mức bị gây hại: kẻ thù làm mình hư một mắt, mình có thể trả đũa làm cho nó hư lại một mắt (không được hai mắt hay mắt rưỡi ; nó đánh mình bầm, mình có thể đánh nó bầm lại, chứ không đổ máu).
Một điều đáng buồn là ngay trong thời đại Tân Ước này, nhiều người chẳng những chưa giữ được giới hạn tối thiểu của luật Cựu Ước mà còn tệ hơn thế nhiều. Họ sống theo luật "Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại". Hãy nhìn tình hình xung đột bên Trung Đông giữa Palestine và Israel; một người của bên này (Israel) bị bắn tỉa chết là liền, sau đó một làng của bên kia (Palestine) bị máy bay bên này ném bom. Trên bình diện nhỏ hơn : hai đứa trẻ đánh nhau, quả là chuyện nhỏ, nhưng đã kéo theo hai gia đình xung đột với nhau; khi hai người cãi nhau, người này chửi một câu thì người kia đáp lại ba câu; người này nói "cha mầy" thì người kia đáp lại "Tổ tiên sư cha mầy"...
Làm thế nào để chấm dứt xung đột ? Cách giải quyết "Mắt đền mắt răng đền răng" rất khó dừng lại ở giới hạn hợp lý mà thường có khuynh hướng leo thang trả đũa. Còn nếu giải quyết bằng cách "Hòn đất ném đi hòn chì ném lại" thì xung đột càng leo thang hơn nữa.
Đến đây chúng ta mới thấy giáo huấn của Đức Giêsu rất khôn ngoan. Xung đột chỉ chấm dứt được khi một bên chịu nhường nhịn. Nhường nhịn không có nghĩa là mình yếu, mình thua, nhưng là mình đang cố gắng nên thánh như Thiên Chúa ở trên trời là Đấng Thánh.
Martin Luther King là một mục sư da đen, người đã đấu tranh để người da đen không còn bị người da trắng ngược đãi. Ông có một cách hiểu rất dễ chấp nhận về lời Chúa Giêsu dạy "hãy yêu thương kẻ thù”, như sau: "Trong Tân ước chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nới tâm hồn con người. Khi vươn lên tới đỉnh tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ. Chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ. Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu dạy: ‘Anh em hãy yêu thương kẻ thù’. Phần tôi, Luther King nói, tôi sung sướng vì Chúa Giêsu đã không nói: ‘Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em’ bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi.”
Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đã ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày de dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người.
“Hãy hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn Thiện” (Mt 5, 48).
LM. Anphong Nguyễn Công Minh OFM
Toàn văn của khoản luật trả đũa được ghi trong sách Xuất hành (Xh 21,24) như sau: "Mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng”. Mục đích của khoản luật này là tuy cho phép trả đũa nhưng giới hạn sự trả đũa đúng mức bị gây hại: kẻ thù làm mình hư một mắt, mình có thể trả đũa làm cho nó hư lại một mắt (không được hai mắt hay mắt rưỡi ; nó đánh mình bầm, mình có thể đánh nó bầm lại, chứ không đổ máu).
Một điều đáng buồn là ngay trong thời đại Tân Ước này, nhiều người chẳng những chưa giữ được giới hạn tối thiểu của luật Cựu Ước mà còn tệ hơn thế nhiều. Họ sống theo luật "Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại". Hãy nhìn tình hình xung đột bên Trung Đông giữa Palestine và Israel; một người của bên này (Israel) bị bắn tỉa chết là liền, sau đó một làng của bên kia (Palestine) bị máy bay bên này ném bom. Trên bình diện nhỏ hơn : hai đứa trẻ đánh nhau, quả là chuyện nhỏ, nhưng đã kéo theo hai gia đình xung đột với nhau; khi hai người cãi nhau, người này chửi một câu thì người kia đáp lại ba câu; người này nói "cha mầy" thì người kia đáp lại "Tổ tiên sư cha mầy"...
Làm thế nào để chấm dứt xung đột ? Cách giải quyết "Mắt đền mắt răng đền răng" rất khó dừng lại ở giới hạn hợp lý mà thường có khuynh hướng leo thang trả đũa. Còn nếu giải quyết bằng cách "Hòn đất ném đi hòn chì ném lại" thì xung đột càng leo thang hơn nữa.
Đến đây chúng ta mới thấy giáo huấn của Đức Giêsu rất khôn ngoan. Xung đột chỉ chấm dứt được khi một bên chịu nhường nhịn. Nhường nhịn không có nghĩa là mình yếu, mình thua, nhưng là mình đang cố gắng nên thánh như Thiên Chúa ở trên trời là Đấng Thánh.
Martin Luther King là một mục sư da đen, người đã đấu tranh để người da đen không còn bị người da trắng ngược đãi. Ông có một cách hiểu rất dễ chấp nhận về lời Chúa Giêsu dạy "hãy yêu thương kẻ thù”, như sau: "Trong Tân ước chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nới tâm hồn con người. Khi vươn lên tới đỉnh tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ. Chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ. Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu dạy: ‘Anh em hãy yêu thương kẻ thù’. Phần tôi, Luther King nói, tôi sung sướng vì Chúa Giêsu đã không nói: ‘Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em’ bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi.”
Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đã ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày de dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người.
“Hãy hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn Thiện” (Mt 5, 48).
LM. Anphong Nguyễn Công Minh OFM