Yêu kẻ thù : ích người lợi ta
“Hãy yêu kẻ thù, hãy cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” Chúa Giêsu đã nói như vậy. Để có thể yêu được kẻ thù, Chúa Giêsu nêu gương rằng chính Thiên Chúa Cha cũng yêu thương họ. Vậy ta hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.
Nhưng xét trên bình diện con người thôi, thì yêu kẻ thù cũng rất đáng, bởi nó mang lại hai điều : lợi cho mình mà cũng ích cho kẻ thù.
1. Lợi cho mình
Khi ta thù hận, căm ghét kẻ khác lại chính là lúc ta làm thương tổn chính bản thân ta. Kiểu nói Việt-Nam ta thật thâm sâu. Khi ta tức tối với ai, ta nói: tức mình quá sức. Khi ta bực bội với ai, ta nói: bực mình quá sức. Mình, chứ đâu phải lão kia, bà nọ, con nọ, thằng kia.
Các nhà tâm lý phân tích cho chúng ta thế này: Khi chúng ta ghét ai, là chúng ta cho họ quyền áp đảo trên chúng ta. Quyền này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến ta tăng huyết áp và đe doạ luôn cả sức khoẻ lẫn hạnh phúc của ta... Kẻ thù của ta chắc sẽ sướng rên lên, sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ biết rằng sự căm ghét họ xâu xé ta như thế. Lòng căm ghét của ta đối với họ không gây thương tổn gì cho họ cả, trái lại khiến ta ngày đêm như rơi vào địa ngục cuả thù ghét, không ngóc cổ lên được.
Có một chàng ăn mày đến xin cơm nơi nhà phú hộ kia. ông phú hộ chẳng những không cho tí cơm gì, mà còn sẵn tay đang cầm viên đá cuội ném ngay vào mặt chàng ăn mày. Chàng ta một tay bịt vết thương, một tay lượm viên đá cuội đó, cất kỹ vào bị ăn xin, với lời thầm nghĩ: ta sẽ dùng chính viên đá này ném lại vào mặt nhà ngươi, hỡi ông phú hộ kia ơi, khi ông sa cơ thất thế. Mà quả vậy ít lâu sau, người ta khám phá ra người phú hộ, giàu có là do gian lận: hối lộ, buôn lậu... nên theo luật ả-rập của họ, ông sẽ bị xử ném đá chết. Chàng ăn mày nghe tin, liền cầm viên đá cuội xưa đến với ý nghĩ sẽ ném mạnh vào mặt nhà phú hộ. Nhưng khi đến nơi, thấy mặt nhà phú hộ đã ra tiều tuỵ, người ăn mày vất hòn đá xuống đất, không ném vào khuôn mặt đã ra tiều tuỵ kia của người phú hộ. Chàng ăn mày nghĩ: “Bấy lâu nay ta cất giữ viên đá này như nuôi một mối thù, mà đến giờ cũng không trả được, bởi viên đá mà ta cất kỹ trong bị, nào có ra gì so với đống đá người ta sắp ném. Còn ta, thì do cứ giữ mãi viên đá căm thù đó mà ta chẳng ngóc đầu lên được. Nó chẳng lợi lộc gì, mà lại trì kéo ta không cho ta nghĩ ra con đường kiếm sống.”
Viên đạn căm thù có thể làm tổn thương kẻ thù, nhưng chỉ gây tổn thương kẻ thù sau khi đã xuyên qua thân xác ta. Ta bực mình, tức mình, giận mình... trước khi thằng nọ, con kia... bị ảnh hưởng bởi cái bực "mình" của ta.
Trong hồ sơ bệnh án của một bác sĩ kia, có ghi nhận một trường hợp này: Sau một thời gian điều trị bệnh cho cô B, thấy không thuyên giảm, bác sĩ A đề nghị Sở Y Tế cho cô B nghỉ việc, ăn lương hưu. Sở nhận đơn. Nhưng trước khi ra quyết định, thì cho thử máu lần nữa. Lạ thay, không thấy dấu hiệu của căn bệnh như ghi trog hồ sơ của bác sĩ A. Bác sĩ cũng ngạc nhiên, cho thử lần nữa, kết quả cũng âm tính. Bác sĩ hỏi cô bệnh nhân xem có uống thuốc gì, có chạy thầy chạy thuốc bắc nam nào khác không, thì cô lắc đầu : không. Chợt nghĩ ra điều gì đó, cô nói, nhưng mà mới đây, tôi có tha thứ cho một kẻ mà tôi coi là tử thù, thù đến chết, mối thù này làm tôi mất ăn mất ngủ nhiều năm.
Ngày nay nhiều người đồng ý với nhận định này: kẻ nuôi thù hận, dễ mắc các chứng bệnh như đau bao tử, sạn thận, sạn gan, tăng áp.... Ai oán thù, thì dễ bị những chứng đó, chứ không phải ngược lại, tức là thấy ai bị những bệnh trên ta kết luận, đúng là ông này có thù oán ai, chứ không sai, thì ta đã kết luận, kết án hơi hồ đò, và có thể sa vào tội xét đoán.
Ngạn ngữ Tây phương có câu: một vạn bạn vẫn chưa đủ, một kẻ thù đã là dư, đã là quá nhiều. Bởi vì chỉ cần một kẻ thù thôi, cũng đủ hành hạ ta, xâm chiếm trí óc ta, khiến ta không vươn lên được.
Biến thù thành bạn, lợi cho mình như thế đó. Và biến thù thành bạn còn lợi cho kẻ thù nữa.
2. Ích cho kẻ thù
Khi ta bị ai làm tổn thương, ta đáp lại hành động làm tổn thương đó bằng một lời nói, một cử chỉ tử tế, thì lợi cho mình, như phân tích trên đây, mà lại giúp ích nhiều cho người làm ta tổn thương, tức cho kẻ thù ta.
Bruce Larson có kể một mẩu chuyện hơi khôi hài một chút về chính mình để minh hoạ cho điểm trên đây : lợi cho thù. Số là vào một buổi chiều giờ cao điểm, Larson đang xếp hàng lên xe bus, thì có một bà phốt phát xông vào ngay trước mặt ông và suýt nữa làm ông té nhào. Larson bèn giở giọng xin lỗi cách xỏ xiên: "xin lỗi bà, tôi không cố ý xô vào bà mạnh như thế đâư” Phản ứng của bà trước câu nói giả vờ của Larson thật ngạc nhiên: Bà ta cứ nghĩ Larson xin lỗi thật, nên gương mặt bà giãn nở ra, các vết nhăn thay đổi vị trí, bà lên tiếng: "Lẽ ra tôi phải xin lỗi mới đúng chứ. Làm sao ông lại có thể tử tế với tôi đến thế sau khi tôi đã thô lỗ với ông. "Lúc này, thì chàng Larson nhà ta mới lâm vào bối rối, chàng chẳng biết nói gì. Bà kia đã đáp lại sự tử tế giả vờ của chàng giống như chàng tử tế thật. Và ít là ngay lúc đó, bà đã biến đổi thật. Gom hết thông minh của mình lại, chàng ta cũng chỉ có thể kết luận thế này: "Tử tế với thiên hạ, không bao giờ thiệt thòi đâư”
Sau đó trên đường tiếp tục đi xe bus về nhà, Larson cảm thấy xấu hổ và bối rối về sự nhỏ nhen và giả dối của mình. Chàng lặng lẽ cầu nguyện : “Lạy Chúa Chúa định dạy con điều gì đây.” Và chàng nghe như có tiếng Chúa nói lại: “Larson, Ta đã bảo con và những người như con từ bao lâu nay rằng: tình yêu luôn tạo ra một phản ứng giây chuyền." Larson lập tức nhận ra rằng khi đáp trả bằng tình yêu đối với những ai làm hại, những kẻ thù mình, thì mang lại lợi ích cho cả hai phía, hơn là trả đũa bằng căm ghét.
Khi đáp lại bằng tình yêu, là ta tung tình yêu ra đúng chỗ cần thiết nhất và chặn lại vòng tròn xoắn ốc, hay thù hận dây chuyền, thay vào đó sẽ là tình yêu dây chuyền, vòng tròn xoắn ốc tình yêu. "Lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng. Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan. Thay vào đó tình yêu lan toả
Thánh Ghandi nói lý lẽ hơn: Tình yêu phải tiêu diệt hận thù. Nếu hận thù không bị tiêu tan, ấy là vì tình yêu chưa đủ mạnh. Cũng chính Ghandi, ngưỡi chủ xướng dành lại đọc lập cho Ấn độ bằng con đường bất bạo động, đã nói về người Anh, là kẻ thù, là người áp bức dân tộc ông như sau: “Họ sẽ ra đi (về Nước Anh) như những người bạn.”
Có hai cửa hàng kia cùng ở cùng một khu phố, nên tranh giành khách của nhau là chuyện thường, thường nhiều quá, trở thành thù nghịch, ghen ghét và nói xấu hàng hoá của nhau. Nhưng sau đó, một người trở lại đạo Công Giáo, ông ta đến hỏi cha xứ "Con vẫn ghét kẻ thù của con, con không biết phải làm thế nào, xin cha giúp con" Cha xứ mớí hỏi kẻ thù của ông là ai vậy." "Chính ông bán hàng gần nhà (kình địch trong nghề nghiệp, thương trường chứ ai." Cha xứ chỉ gợi ý nhẹ nhàng thế này, "mỗi lần khách đến mua hàng gì mà ông không có, ông hãy giới thiệu họ sang tiệm gần bên. Hơi khó đấy, nhưng thử xem. " Cha xứ còn thêm, "xin Chúa giúp ông."
Người kia cố gắng làm theo, và kết quả là, tâm hồn ông thấy bình an: lợi cho mình, và khách hàng đến tiệm của cả hai người đông hơn. Lợi đôi đàng. Tại sao ? Thì ra khi người chủ tiệm nọ biết ông theo đạo này nghe lời cha xứ, cư xử tử tế như thế, thì quay ra thiện cảm với ông, và cũng giới thiệu khách của mình qua cửa hàng của ông Công Giáo kia nữa.
Vậy khi ta nghe lời Chúa : yêu thương kẻ thù, thì không những ta là người thực thi Lời Chúa, được Chúa ví như kẻ xây nhà trên đá, mà còn mang lại ích lợi đôi đàng, cho ta và cho kẻ thù của ta, mà bây đã nên bạn. Vậy dại gì mà ta không thực thi.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
“Hãy yêu kẻ thù, hãy cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” Chúa Giêsu đã nói như vậy. Để có thể yêu được kẻ thù, Chúa Giêsu nêu gương rằng chính Thiên Chúa Cha cũng yêu thương họ. Vậy ta hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.
Nhưng xét trên bình diện con người thôi, thì yêu kẻ thù cũng rất đáng, bởi nó mang lại hai điều : lợi cho mình mà cũng ích cho kẻ thù.
1. Lợi cho mình
Khi ta thù hận, căm ghét kẻ khác lại chính là lúc ta làm thương tổn chính bản thân ta. Kiểu nói Việt-Nam ta thật thâm sâu. Khi ta tức tối với ai, ta nói: tức mình quá sức. Khi ta bực bội với ai, ta nói: bực mình quá sức. Mình, chứ đâu phải lão kia, bà nọ, con nọ, thằng kia.
Các nhà tâm lý phân tích cho chúng ta thế này: Khi chúng ta ghét ai, là chúng ta cho họ quyền áp đảo trên chúng ta. Quyền này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến ta tăng huyết áp và đe doạ luôn cả sức khoẻ lẫn hạnh phúc của ta... Kẻ thù của ta chắc sẽ sướng rên lên, sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ biết rằng sự căm ghét họ xâu xé ta như thế. Lòng căm ghét của ta đối với họ không gây thương tổn gì cho họ cả, trái lại khiến ta ngày đêm như rơi vào địa ngục cuả thù ghét, không ngóc cổ lên được.
Có một chàng ăn mày đến xin cơm nơi nhà phú hộ kia. ông phú hộ chẳng những không cho tí cơm gì, mà còn sẵn tay đang cầm viên đá cuội ném ngay vào mặt chàng ăn mày. Chàng ta một tay bịt vết thương, một tay lượm viên đá cuội đó, cất kỹ vào bị ăn xin, với lời thầm nghĩ: ta sẽ dùng chính viên đá này ném lại vào mặt nhà ngươi, hỡi ông phú hộ kia ơi, khi ông sa cơ thất thế. Mà quả vậy ít lâu sau, người ta khám phá ra người phú hộ, giàu có là do gian lận: hối lộ, buôn lậu... nên theo luật ả-rập của họ, ông sẽ bị xử ném đá chết. Chàng ăn mày nghe tin, liền cầm viên đá cuội xưa đến với ý nghĩ sẽ ném mạnh vào mặt nhà phú hộ. Nhưng khi đến nơi, thấy mặt nhà phú hộ đã ra tiều tuỵ, người ăn mày vất hòn đá xuống đất, không ném vào khuôn mặt đã ra tiều tuỵ kia của người phú hộ. Chàng ăn mày nghĩ: “Bấy lâu nay ta cất giữ viên đá này như nuôi một mối thù, mà đến giờ cũng không trả được, bởi viên đá mà ta cất kỹ trong bị, nào có ra gì so với đống đá người ta sắp ném. Còn ta, thì do cứ giữ mãi viên đá căm thù đó mà ta chẳng ngóc đầu lên được. Nó chẳng lợi lộc gì, mà lại trì kéo ta không cho ta nghĩ ra con đường kiếm sống.”
Viên đạn căm thù có thể làm tổn thương kẻ thù, nhưng chỉ gây tổn thương kẻ thù sau khi đã xuyên qua thân xác ta. Ta bực mình, tức mình, giận mình... trước khi thằng nọ, con kia... bị ảnh hưởng bởi cái bực "mình" của ta.
Trong hồ sơ bệnh án của một bác sĩ kia, có ghi nhận một trường hợp này: Sau một thời gian điều trị bệnh cho cô B, thấy không thuyên giảm, bác sĩ A đề nghị Sở Y Tế cho cô B nghỉ việc, ăn lương hưu. Sở nhận đơn. Nhưng trước khi ra quyết định, thì cho thử máu lần nữa. Lạ thay, không thấy dấu hiệu của căn bệnh như ghi trog hồ sơ của bác sĩ A. Bác sĩ cũng ngạc nhiên, cho thử lần nữa, kết quả cũng âm tính. Bác sĩ hỏi cô bệnh nhân xem có uống thuốc gì, có chạy thầy chạy thuốc bắc nam nào khác không, thì cô lắc đầu : không. Chợt nghĩ ra điều gì đó, cô nói, nhưng mà mới đây, tôi có tha thứ cho một kẻ mà tôi coi là tử thù, thù đến chết, mối thù này làm tôi mất ăn mất ngủ nhiều năm.
Ngày nay nhiều người đồng ý với nhận định này: kẻ nuôi thù hận, dễ mắc các chứng bệnh như đau bao tử, sạn thận, sạn gan, tăng áp.... Ai oán thù, thì dễ bị những chứng đó, chứ không phải ngược lại, tức là thấy ai bị những bệnh trên ta kết luận, đúng là ông này có thù oán ai, chứ không sai, thì ta đã kết luận, kết án hơi hồ đò, và có thể sa vào tội xét đoán.
Ngạn ngữ Tây phương có câu: một vạn bạn vẫn chưa đủ, một kẻ thù đã là dư, đã là quá nhiều. Bởi vì chỉ cần một kẻ thù thôi, cũng đủ hành hạ ta, xâm chiếm trí óc ta, khiến ta không vươn lên được.
Biến thù thành bạn, lợi cho mình như thế đó. Và biến thù thành bạn còn lợi cho kẻ thù nữa.
2. Ích cho kẻ thù
Khi ta bị ai làm tổn thương, ta đáp lại hành động làm tổn thương đó bằng một lời nói, một cử chỉ tử tế, thì lợi cho mình, như phân tích trên đây, mà lại giúp ích nhiều cho người làm ta tổn thương, tức cho kẻ thù ta.
Bruce Larson có kể một mẩu chuyện hơi khôi hài một chút về chính mình để minh hoạ cho điểm trên đây : lợi cho thù. Số là vào một buổi chiều giờ cao điểm, Larson đang xếp hàng lên xe bus, thì có một bà phốt phát xông vào ngay trước mặt ông và suýt nữa làm ông té nhào. Larson bèn giở giọng xin lỗi cách xỏ xiên: "xin lỗi bà, tôi không cố ý xô vào bà mạnh như thế đâư” Phản ứng của bà trước câu nói giả vờ của Larson thật ngạc nhiên: Bà ta cứ nghĩ Larson xin lỗi thật, nên gương mặt bà giãn nở ra, các vết nhăn thay đổi vị trí, bà lên tiếng: "Lẽ ra tôi phải xin lỗi mới đúng chứ. Làm sao ông lại có thể tử tế với tôi đến thế sau khi tôi đã thô lỗ với ông. "Lúc này, thì chàng Larson nhà ta mới lâm vào bối rối, chàng chẳng biết nói gì. Bà kia đã đáp lại sự tử tế giả vờ của chàng giống như chàng tử tế thật. Và ít là ngay lúc đó, bà đã biến đổi thật. Gom hết thông minh của mình lại, chàng ta cũng chỉ có thể kết luận thế này: "Tử tế với thiên hạ, không bao giờ thiệt thòi đâư”
Sau đó trên đường tiếp tục đi xe bus về nhà, Larson cảm thấy xấu hổ và bối rối về sự nhỏ nhen và giả dối của mình. Chàng lặng lẽ cầu nguyện : “Lạy Chúa Chúa định dạy con điều gì đây.” Và chàng nghe như có tiếng Chúa nói lại: “Larson, Ta đã bảo con và những người như con từ bao lâu nay rằng: tình yêu luôn tạo ra một phản ứng giây chuyền." Larson lập tức nhận ra rằng khi đáp trả bằng tình yêu đối với những ai làm hại, những kẻ thù mình, thì mang lại lợi ích cho cả hai phía, hơn là trả đũa bằng căm ghét.
Khi đáp lại bằng tình yêu, là ta tung tình yêu ra đúng chỗ cần thiết nhất và chặn lại vòng tròn xoắn ốc, hay thù hận dây chuyền, thay vào đó sẽ là tình yêu dây chuyền, vòng tròn xoắn ốc tình yêu. "Lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng. Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan. Thay vào đó tình yêu lan toả
Thánh Ghandi nói lý lẽ hơn: Tình yêu phải tiêu diệt hận thù. Nếu hận thù không bị tiêu tan, ấy là vì tình yêu chưa đủ mạnh. Cũng chính Ghandi, ngưỡi chủ xướng dành lại đọc lập cho Ấn độ bằng con đường bất bạo động, đã nói về người Anh, là kẻ thù, là người áp bức dân tộc ông như sau: “Họ sẽ ra đi (về Nước Anh) như những người bạn.”
Có hai cửa hàng kia cùng ở cùng một khu phố, nên tranh giành khách của nhau là chuyện thường, thường nhiều quá, trở thành thù nghịch, ghen ghét và nói xấu hàng hoá của nhau. Nhưng sau đó, một người trở lại đạo Công Giáo, ông ta đến hỏi cha xứ "Con vẫn ghét kẻ thù của con, con không biết phải làm thế nào, xin cha giúp con" Cha xứ mớí hỏi kẻ thù của ông là ai vậy." "Chính ông bán hàng gần nhà (kình địch trong nghề nghiệp, thương trường chứ ai." Cha xứ chỉ gợi ý nhẹ nhàng thế này, "mỗi lần khách đến mua hàng gì mà ông không có, ông hãy giới thiệu họ sang tiệm gần bên. Hơi khó đấy, nhưng thử xem. " Cha xứ còn thêm, "xin Chúa giúp ông."
Người kia cố gắng làm theo, và kết quả là, tâm hồn ông thấy bình an: lợi cho mình, và khách hàng đến tiệm của cả hai người đông hơn. Lợi đôi đàng. Tại sao ? Thì ra khi người chủ tiệm nọ biết ông theo đạo này nghe lời cha xứ, cư xử tử tế như thế, thì quay ra thiện cảm với ông, và cũng giới thiệu khách của mình qua cửa hàng của ông Công Giáo kia nữa.
Vậy khi ta nghe lời Chúa : yêu thương kẻ thù, thì không những ta là người thực thi Lời Chúa, được Chúa ví như kẻ xây nhà trên đá, mà còn mang lại ích lợi đôi đàng, cho ta và cho kẻ thù của ta, mà bây đã nên bạn. Vậy dại gì mà ta không thực thi.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm