HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 4 MÙA VỌNG A
Is 7,10-14 ; Rm 1,1-7 ; Mt 1,18-24
SỐNG CÔNG CHÍNH ĐÓN MỪNG ĐẤNG EMMANUEN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 1,18-24.
(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay đề cao đức công chính của thánh Giu-se, biểu lộ qua cách xử lý trước việc thụ thai lạ lùng của Đức Ma-ri-a.
3. CHÚ THÍCH:
- C 18-19: + Bà Ma-ri-a Mẹ Người: Ma-ri-a là tên của Đức Ma-ri-a, là Mẹ sinh ra Đức Giê-su. + Đã thành hôn với ông Giu-se: Theo phong tục Do thái, nghi lễ đính hôn cử hành trước lễ rước dâu cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước lễ rước dâu. Nhưng nếu có con trong thời gian này thì vẫn được công nhận là con chính thức. Ở đây cho thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã là vợ chồng hợp pháp nhờ lễ đính hôn. + Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần: Việc thụ thai của Đức Ma-ri-a không phải do thánh Giu-se. Trước mặt người đời, Đức Giê-su được nhìn nhận là con bác thợ mộc Giu-se, dù thực sự Giu-se chỉ là cha nuôi (x Lc 3,23). + Giu-se là người công chính: Công chính là sự tuân giữ Lề Luật Chúa cách trọn hảo, và đối xử công minh ngay chính với tha nhân. Sự công chính của Giu-se ở đây không phải là công chính về Lề Luật, vì khi quyết định bỏ Ma-ri-a, Giu-se không làm theo Luật dạy là làm tờ chứng thư ly dị và trao cho vợ (x. Đnl 24,1-4). Do đó sự công chính của Giu-se hệ tại điểm này: Một là Giu-se đã tôn trọng việc Thiên Chúa thực hiện nơi Ma-ri-a. Hai là Giu-se không dám cưới một người đã được Thiên Chúa chọn để dành riêng làm việc của Ngài. Ba là Giu-se không dám nhận làm cha một hài nhi Thần Linh khi chưa nhận được chỉ thị từ nơi Thiên Chúa. + Không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo: Giu-se bị lâm vào một hoàn cảnh nan giải: Một đàng không thể nghi ngờ người bạn mà ông biết là rất trong sạch. Đàng khác vì là người công chính, Giu-se không dám dành cho mình người phụ nữ mà Thiên Chúa đã chọn. Ông phải làm thế nào để vừa bảo toàn được danh dự cho Ma-ri-a, vừa giữ được sự công chính ? Cuối cùng ông quyết định âm thầm bỏ Ma-ri-a để con trẻ sinh ra vẫn có cha, mà ông cũng giữ được sự công minh chính trực trước mặt Thiên Chúa.
- C 20-21: + Ông đang toan tính như vậy: Giu-se chưa kịp thi hành ý định thì Thiên Chúa đã sai thiên thần đến trấn an và trao sứ mệnh cho ông. + Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít: Giu-se được trao sứ mệnh làm cha để con trẻ Giê-su được thuộc về dòng dõi Đa-vít, hầu ứng nghiệm lời sứ thần: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít tổ tiên Người” (x. Lc 1,32), và lời tuyên sấm của các ngôn sứ về dòng dõi Đấng Thiên Sai (x. Is 9,6; 2 Sm 12,16). + Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần: Sứ thần đánh tan sự e ngại của Giu-se bằng cách ra lệnh cho ông mau tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về làm vợ mình vì việc thụ thai là do quyền năng của Thiên Chúa. + Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Đặt tên cho con trẻ là thừa nhận mình là cha của con về pháp luật. Tên Giê-su hay Giô-suê, Giê-su-a có nghĩa là “Gia-vê Đấng cứu độ”. Đây cũng là tên riêng của nhiều người khác trong thời Cựu Ước (x. Xh 24,13; Nkm 7,7). + Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ: Sứ mệnh của Con trẻ là cứu dân khỏi quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và sự chết (x. Tv 130,8), khác với quan niệm cứu thế mang tính trần tục mà dân Do thái đang mong đợi.
- C 22-23: + Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai: Đây là lời tuyên sấm của I-sai-a (x. Is 7,14) nói lên tính siêu phàm của Đấng Thiên Sai. Người do một bà mẹ đồng trinh sinh ra. + Em-ma-nu-en: nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Tên gọi này bao hàm sứ mệnh của Đấng Thiên Sai: Nhờ Đức Giê-su mà Thiên Chúa sẽ hiện diện giữa dân Ngài để cứu độ họ. Tin mừng Mát-thêu cũng kết thúc bằng lời hứa của Đức Giê-su: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
- C 24-25: Sau khi được sứ thần báo mộng, Giu-se không còn ngần ngại. Ông lập tức tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về nhà làm vợ như lệnh sứ thần truyền. + Ông không ăn ở với bà: Sở dĩ ông Giu-se đón Ma-ri-a về nhà làm vợ mà lại không ăn ở với bà như vợ chồng, vì ông tôn trọng lời khấn trọn đời đồng trinh của Ma-ri-a khi “Xin Vâng” để đáp lại lời Chúa mời gọi làm Mẹ của Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,31.38). + Cho đến khi bà sinh một con trai và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Giu-se đã vâng lời sứ thần để đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
4. CÂU HỎI:
Một số người Tin Lành đã dựa vào chữ “cho đến khi” này để khẳng định: Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi sinh Hài Nhi Giê-su như lời ngôn sứ I-sai-a. rồi sau khi sinh, bà lại sống đời làm vợ của ông Giu-se theo đúng nghĩa vợ chồng, nghĩa là có ăn ở với nhau và đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác như Tin Mừng Mát-thêu ghi lại (x. Mt 13,55). Ngoài ra, Tin Mừng Lu-ca cũng có câu: “Ma-ri-a sinh con trai đầu lòng” (x. Lc 2,7).
*GIẢI ĐÁP:
- Chữ “Cho đến khi” trong câu này không có nghĩa là Giu-se đã không ăn ở với Ma-ri-a cho đến khi bà sinh con, rồi sau đó ăn ở như vợ chồng sau khi bà sinh con. Vì khi viết câu này, tác giả Mát-thêu chỉ muốn nhấn mạnh tới sự kiện Giu-se đã không can thiệp gì vào việc Ma-ri-a sinh con, đúng như lời sấm của I-sai-a về một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai (x. Is 7,14). Mát-thêu không lưu tâm tới việc hai ông bà có ăn ở với nhau như vợ chồng hay không sau khi bà sinh con, vì câu Tin Mừng chỉ viết: “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (c. 25).
- Về chữ “con trai đầu lòng” (Lc 2,7), Lu-ca chỉ nhắc lại khoản luật trong Xuất hành (x. Xh 13,2.12.15) sắp được áp dụng cho Đức Giê-su (x. Lc 2,23). Con trai đầu lòng ở đây chỉ có nghĩa là “đứa con thứ nhất, đứa con sinh ra đầu tiên” (primo genitus) chứ không ám chỉ còn có các con khác sẽ sinh ra sau đó.
- Tin Mừng Mát-thêu cũng trưng dẫn lời của một thính giả thông báo rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy” (Mt 12,47). Câu này tượng tự câu nhận định của dân làng Na-da-rét về Đức Giê-su: “Anh em của ông không là các ông Gia-cô-bê, Giô-xép, Si-mon và Giu-đa sao ? Và chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” (Mt 13,55-56; Mc 6,3). Đây là những anh em bà con của Đức Giê-su mà thôi. Nếu thực Đức Giê-su có nhiều anh chị em ruột khác thì người ta đã phải nói: Kìa có Mẹ và các em trai… Các em gái của Thầy” thay vì chỉ nói anh em hay chị em của ông như câu trên. - Cuối cùng sách Công Vụ Tông Đồ cũng viết: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với các anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Anh em đây chỉ là bà con họ nội về phía thánh Giu-se.
- Bằng chứng cho thấy Đức Giê-su là con trai duy nhất của Đức Ma-ri-a là trước khi chết, Đức Giê-su đã trối Mẹ Ma-ri-a để làm mẹ của Gio-an và trối Gio-an để làm con của Mẹ. Và “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Nếu có anh chị em khác nữa thì Đức Giê-su chắc đã không làm như vậy và môn đệ Gio-an cũng không thể rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su được.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông Giu-se chồng bà là người công chính (Mt 1,19)... Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy (Mt 1,24).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỘT HÀNH ĐỘNG KHIÊM TỐN VÀ TRUNG THỰC
Khi vụ OÁT-TƠ GHẾT (Water Gate) xảy ra, thì Tổng Thống NÍCH-SƠN (Nixon) vốn được dân chúng Hoa Kỳ tín nhiệm và đánh giá cao, đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cũng vì muốn thắng cử mà Ních-sơn đã biết nhưng làm ngơ cho các thuộc hạ tổ chức nghe lén điện thoại của đảng đối lập. Bây giờ bị họ phát hiện và ghép vào tội nghe lén, một hành động vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày để tìm lối thoát trong danh dự. Thế rồi một ngày nọ, sau khi làm việc ở văn phòng tại Tòa Bạch Ốc về nhà, Ních-sơn ngồi một mình khá lâu trong phòng riêng. Bỗng ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang nằm trên bàn làm việc. Ông liền cầm lấy mở ra và đọc được câu lời Chúa như sau: “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”. Về sau ông cho biết: Chính lời đó đã nhắc nhở ông phải trung thực trong hành động. Thế là ông mau chóng quyết định dứt khoát. Mấy ngày sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình phát sóng đi toàn nước Mỹ chính thức nhận lỗi, và xin tha thứ. Ông cũng chính thức xin từ chức Tổng Thống, một chức vụ đầy quyền lực và vinh quang mà nhiều chính khách luôn mơ ước. Đây là một hành động được đánh giá là can đảm và có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can đảm trung thực và khiêm tốn nhận lỗi đó mà dân chúng đã thông cảm và kính phục ông như trước.
2) GƯƠNG KHIÊM TỐN CẦN KIỆM CỦA Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ:
Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ là người châu Mỹ Latin đầu tiên và cũng là một tu sĩ dòng Tên đầu tiên được bầu vào vị trí lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
Tờ báo New York Times (Mỹ) đã nhận định việc bầu chọn Hồng Y GIOOC-DƠ MA-RI-Ô BEC-GÔ-GLI-Ô, 76 tuối, làm giáo hoàng thứ 266 thể hiện quyết tâm mang tính lịch sử của Hội Đồng Hồng Y là cải tạo Giáo Hội Công Giáo trước nhiều áp lực hiện tại. Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ được kỳ vọng sẽ mang lại sự cởi mở mạnh mẽ hơn cho Giáo Hội Công Giáo.
Ngài được sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Ý tại thủ đô BUENOS AIRES (Argentina), nổi tiếng là một người khiêm nhường, luôn lên tiếng bênh vực người nghèo và có một cuộc sống cần kiệm khiêm tốn.
Vị Tân Giáo hoàng đã bay đến thủ đô RÔ-MA nước Ý để tham dự Mật nghị Hồng Y bằng vé máy bay hạng du lịch rẻ tiền. Sau đó ngài cũng đã kêu gọi người dân ÁC-HEN-TI-NA hãy chia sẻ số tiền vé máy bay cho người nghèo, thay vì phải bay đến Rô-ma để chúc mừng ngài. Tờ New York Times đã dẫn lời linh mục FÊ-ĐÊ-RI-CÔ LOM-BÁC-ĐI, phát ngôn viên của Vatican, cho biết Giáo hoàng PHAN-XI-CÔ đã có một hành động khiêm tốn là lập tức gọi điện cho vị Giáo hoàng tiền nhiệm BÊ-NÊ-ĐÍCH-TÔ ngay sau khi vừa được Mật nghị bầu chọn làm Giáo Hoàng.
Một phát ngôn viên khác của Vatican, linh mục THOMAS ROSICA, cũng thuật lại về cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế giới (World Youth Day) ở CANADA cách đây 10 năm. Khi đó, Đức Giáo Hoàng đang là Tổng giám mục BUENOS AIRES cho biết: ngài đã bán ngôi biệt thự dành riêng cho Tổng giám mục để ra sống ở một căn hộ giản dị bên ngoài Tòa Tổng giám mục. Ngài cũng tự nấu ăn và thường đi lại bằng xe buýt, thay vì đi xe hơi công vụ.
Khi Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ mới được bầu chọn, Tổng thống Mỹ BA-RACK O-BA-MA là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đã gửi lời chúc mừng ngài. Từ Nhà Trắng, ông đã phát biều về vị Tân Giáo Hoàng như sau: “Với tư cách là nhà vô địch của người nghèo và những người yếu đuối, Đức Giáo Hoàng đã truyền bá thông điệp của lòng yêu thương và sự cảm thông cho thế giới hôm nay”.
3) HỘI THÁNH PHẢI TRỞ THÀNH EM-MA-NU-EN, CHAN HÒA GIỮA MỌI NGƯỜI:
Có một cuốn phim do đạo diễn đã sáng tác ra mang ý nghĩa rất phù hợp với mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta như sau:
Một Đức Giáo Hoàng kia không thích lễ nghi rườm rà trong Tòa Thánh Vatican nên đã cải trang trốn lính canh ra khỏi điện Va-ti-can và đi lạc đến một ngôi làng hẻo lánh nghèo khó cách xa thành phố, do bị bệnh dịch hoành hành nên ngôi làng bị cách ly với bên ngoài. Trong làng gần nhà thờ có một cái giếng ngầm cung cấp nước cho dân làng bằng cái cối xay gió. Nhưng bấy giờ cối xay gió đang bị hư và không ai biết sửa đành bỏ không. Cuộc sống của dân làng rất khổ cực khiến giáo dân chỉ lo chữa bệnh và kiếm ăn nên không ai đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật như trước, nên nhà thờ bị bỏ hoang tiêu điều. Rồi chính Linh mục chính xứ bị thất nghiệp nên bỏ nhà thờ đi ra ngoài làm nghề chăn cừu cho một nhà giàu. Trước hoàn cảnh đó, Đức Giáo Hoàng đã đã dấn thân khôi phục: kêu gọi dân làng làm vệ sinh môi trường cho khu nhà thờ bằng việc hốt rác, đi tiếp xúc với những trẻ em bụi đời, và động viên nhiều người hợp tác sửa lại cối xay gió kéo nước ngầm cho dân làng. Sau một thời gian làm việc vất vả với rất nhiều khó khăn trở ngại. Cuối cùng cối xay gió đã được sửa chữa và hoạt động bơm nước lại. Cho tới lúc đó dân làng mới biết Ngài chính là Giáo hoàng bị mất tích và được người ta đến đón về Tòa Thánh.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Đức Giáo Hoàng chủ tọa một Thánh lễ có rất đông người tham dự, trong đó có dân chúng của cái làng nghèo khổ kia và cả vị Linh mục chính xứ nữa đã quay về nhà thờ ở với đoàn chiên là giáo dân của mình.
Bài học đạo diễn muốn nới qua cuốn phim là: Nếu Hội thánh chỉ sinh hoạt trong các lễ nghi ở nhà thờ thì sẽ dần dần xa lìa dân chúng và quần chúng cũng xa lìa Hội thánh. Nhưng nếu Hội thánh biết quan tâm ở cùng dân chúng để dấn thân phục vụ các nhu cầu thiết thực của họ, thì quân chúng cũng sẽ đến liên kết quanh Hội thánh. Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", thì Hội thánh cũng phải ở cùng các tín hữu và mỗi tín hữu cũng sẽ là EM-MA-NU-EN đối với lương dân.
4) PHỤC VỤ CHÚA HIỆN THÂN NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HÈN:
Vào một buổi sáng mùa đông, một bác thợ giầy kia đã thức dậy rất sớm. Bác ta mau dọn dẹp chỗ làm việc sạch sẽ ngăn nắp rồi đến ngồi vào ghế tại phòng khách chờ đợi vị khách quí sắp đến thăm. Vị khách đó không ai khác hơn chính là Chúa Giê-su. Vì đêm vừa qua, trong giấc mơ, bác đã được Người hiện ra báo chính Người sẽ đến thăm bác trong ngày hôm nay.
Bác thợ giầy ngồi trong phòng khách chờ đợi Chúa đến trong tâm trạng rất háo hức vui mừng. Khi những tia nắng sớm vừa rọi qua khung cửa, bác liền nghe thấy tiếng gõ cửa. Lòng hồi hộp sung sướng, bác vội ra mở cửa, tưởng sẽ được gặp Chúa. Nhưng kẻ đang đứng trước mặt không phải là Chúa Giê-su mà là người đi phát thư mọi khi.
Chính tiết trời mùa Đông lạnh giá đã làm cho mặt mũi tay chân của người phát thư bị sưng đỏ. Bác thợ giầy không nỡ để nhân viên bưu điện phải bị rét run đứng ngòai cửa, nên mời ông ta vào nhà, rồi bác đi pha một bình trà nóng bưng ra mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm và uống nước trà nóng, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.
Bác thợ giầy lại vào phòng khách ngồi chờ Chúa đến. Nhìn qua khung kính, bác thợ giầy thấy một bé gái đang khóc ngay trước cửa nhà. Bác ra mở cửa hỏi thì được biết trên đường đi chợ về nhà, em đã lạc mất mẹ và do tuyết rơi trắng xóa đường đi nên em không tìm ra lối trở về nhà. Người thợ giầy liền lấy giấy bút viết vài chữ thật to dán ngoài cánh cửa để báo cho vị khách quý Giê-su biết mình có việc gấp phải vắng nhà một lát.
Nhưng đi tìm đường để dẫn em bé kia về nhà trong cảnh đường trắng xóa không dễ chút nào, hai ông cháu nhiều lần bị lạc đường, nên mãi đến chiều bác mới tìm ra nhà của em nhỏ, và khi quay lại nhà mình thì trời đã tối mịt.
Về đến nhà, bác thấy có một người đang ngồi trước nhà đợi bác, nhưng không phải là Chúa, mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Bà cho biết đứa con của bà đang ốm nặng và bà đã không biết phải trị bệnh thế nào cho con. Nghe thế, bác thợ giầy lại hối hả đến nhà bà và giúp bà đưa con đến bệnh viện săn sóc.. Mãi đến nửa đêm khi về lại nhà thì vì quá mệt nên bác đã vội nằm lăn ra giường ngủ luôn không kịp thay quần áo ăn bữa tối. Rồi trong giấc mơ, bác thợ giầy nghe thấy tiếng Chúa nói thầm bên tai: ”Hôm nay Ta cảm ơn con đã cho ta uống ly trà nóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta bị lạc về tới nhà. Cám ơn con đã săn sóc ủi an Ta khi bị đau ốm. Cám ơn con đã đón tiếp Ta suốt cả ngày hôm nay quên cả ăn uống”. Qua đó bác thợ giày đã hiểu ra rằng: Giúp đỡ phục vụ người nghèo là đã phục vụ chính Chúa Giê-su.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật thứ Bốn Mùa Vọng hôm nay trình bày cho chúng ta biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Chúa đến qua gương vâng phục và sống công chính như thánh Giu-se, và giúp chúng ta sống mầu nhiệm Em-ma-nu-en của Chúa Giê-su như thế nào:
1) GIU-SE, ĐẤNG CÔNG CHÍNH CỦA Thiên Chúa:
Công chính theo nghĩa Thánh Kinh là luôn tuân giữ Lề Luật của Chúa và cư xử với tha nhân trong tinh thần công bình và ngay chính:
+ Giu-se luôn cư xử theo đức công bình: Ông không hề nghi ngờ Ma-ri-a đã phạm tội ngoại tình, vì hoàn toàn tin tưởng vào sự trong sáng của Ma-ri-a, nên đã “không tố cáo bà”.
+ Giu-se cũng là một người ngay chính: Sự ngay chính biểu lộ qua việc ông không cưới Ma-ri-a về nhà, không dám nhận thai nhi là con của mình và tính âm thầm bỏ đi, khi chưa hiểu thánh ý của Thiên Chúa.
2) GIU-SE, ĐẦY TỚ TRUNG TÍN LẮNG NGHE VÀ VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA:
+ Tin Mừng Mát-thêu đề cập đến việc sứ thần đến truyền tin cho ông Giu-se trong giấc mộng. Sứ thần đã đánh tan sự bối rối của Giu-se khi cho ông biết nguồn gốc thần linh của Thai Nhi trong lòng Ma-ri-a.
+ Sứ thần còn lệnh cho Giu-se phải làm ba việc để cộng tác vào chương trình cứu độ: Một là “đón Ma-ri-a về nhà” làm vợ để Ma-ri-a khỏi bị mang tiếng oan. Hai là tôn trọng lời khấn trọn đời của Ma-ri-a bằng việc “không ăn ở với bà”. Ba là “đặt tên con trẻ là Giê-su” để thừa nhận trẻ Giê-su là con mình, hầu tránh cho Đức Giê-su khỏi bị tiếng xấu khi thi hành sứ mệnh, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se” (Lc 3,23).
+ Ngoài ra, Giu-se cũng bêu gương tuân giữ Luật Chúa: Dâng con đầu lòng vào Đền thờ sau khi trẻ Giê-su sinh ra được bốn mươi ngày, rồi chuộc lại bằng một cặp chim gáy hay bồ câu con theo Luật dạy. Hằng năm, Giu-se đều đưa Đức Ma-ri-a và trẻ Giê-su hành hương về Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Đặc biệt năm trẻ Giê-su mười hai tuổi, đã xảy ra biến cố trẻ Giê-su bị lạc trong Đền thờ x. Lc 2,41-52).
Thánh Giuse chính là mẫu gương đạo đức Mùa Vọng cho các tín hữu chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy học với Thánh Giuse để luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nếu chúng ta biết vâng phục và hoàn toàn tin cậy phó thác trong tay Chúa quan phòng noi gương Giu-se, chúng ta cũng sẽ được nên công chính giống như ngài.
3) PHẢI TRỞ NÊN EM-MA-NU-EN : Thiên Chúa Ở CÙNG CHÚNG TA:
Thiên Chúa đã đến ở với loài người qua việc tạo dựng vũ trụ vạn vật “vì và cho » loài người. Ngài còn luôn quan phòng để mọi tạo vật được tồn tại và tiến hóa theo thánh ý Ngài. Ngài còn hiện diện với loài người qua Lời Chúa trong Thánh Kinh, để dạy dỗ loài người nhận biết tin thờ và vâng theo thánh ý của Ngài. Nhất là Ngài còn sai Con Một xuống trần gian nhập thể làm người, trở thành Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, để ban ơn cứu độ cho chúng ta.
Trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta cần nhận ra Đức Giê-su- là Đấng “Em-ma-nu-en”, đang ở với chúng ta qua mọi người chung quanh, nhất là nhận ra Chúa đang hiện thân qua những người nghèo hèn, đau khổ, tật bệnh và bị bỏ rơi… để khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, là điều kiện để nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.
4. THẢO LUẬN: Trong những ngày Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để trở thành một người công chính noi gương thánh Giu-se ? Bạn sẽ ứng xử thế nào đối với những người nghèo hèn là hiện thân của Chúa Giê-su là Đấng EM-MA-NU-EN ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc của Chúa như thánh Giu-se hôm nay. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa như ngài. Ước gì mỗi ngày con tập bỏ đi một sở thích không cần thiết, bỏ qua một lời nói đụng chạm đến tha nhân. Ước gì chúng con nhìn thấy Chúa đang ở trong những người đau khổ nghèo hèn chung quanh để ân cần phục vụ họ, hầu sau này chúng con đáng được Chúa đón về quê trời hưởng hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết sống khiêm nhường, luôn tin cậy phó thác vào Chúa Quan Phòng như Đức Ma-ri-a xưa. Trong những giờ phút đen tối của cuộc đời, khi chúng con bị người thân hiểu lầm, bị người chung quanh nói xấu xa lánh mà không thể tự mình giải oan, xin giúp chúng con luôn bình tĩnh cậy trông phó thác trong tay Chúa quan phòng như Mẹ khi xưa. Chúng con tin rằng Chúa sẽ kịp thời giải oan và còn “biến sự dữ ra sự lành” để giúp chúng con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Is 7,10-14 ; Rm 1,1-7 ; Mt 1,18-24
SỐNG CÔNG CHÍNH ĐÓN MỪNG ĐẤNG EMMANUEN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 1,18-24.
(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay đề cao đức công chính của thánh Giu-se, biểu lộ qua cách xử lý trước việc thụ thai lạ lùng của Đức Ma-ri-a.
3. CHÚ THÍCH:
- C 18-19: + Bà Ma-ri-a Mẹ Người: Ma-ri-a là tên của Đức Ma-ri-a, là Mẹ sinh ra Đức Giê-su. + Đã thành hôn với ông Giu-se: Theo phong tục Do thái, nghi lễ đính hôn cử hành trước lễ rước dâu cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước lễ rước dâu. Nhưng nếu có con trong thời gian này thì vẫn được công nhận là con chính thức. Ở đây cho thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã là vợ chồng hợp pháp nhờ lễ đính hôn. + Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần: Việc thụ thai của Đức Ma-ri-a không phải do thánh Giu-se. Trước mặt người đời, Đức Giê-su được nhìn nhận là con bác thợ mộc Giu-se, dù thực sự Giu-se chỉ là cha nuôi (x Lc 3,23). + Giu-se là người công chính: Công chính là sự tuân giữ Lề Luật Chúa cách trọn hảo, và đối xử công minh ngay chính với tha nhân. Sự công chính của Giu-se ở đây không phải là công chính về Lề Luật, vì khi quyết định bỏ Ma-ri-a, Giu-se không làm theo Luật dạy là làm tờ chứng thư ly dị và trao cho vợ (x. Đnl 24,1-4). Do đó sự công chính của Giu-se hệ tại điểm này: Một là Giu-se đã tôn trọng việc Thiên Chúa thực hiện nơi Ma-ri-a. Hai là Giu-se không dám cưới một người đã được Thiên Chúa chọn để dành riêng làm việc của Ngài. Ba là Giu-se không dám nhận làm cha một hài nhi Thần Linh khi chưa nhận được chỉ thị từ nơi Thiên Chúa. + Không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo: Giu-se bị lâm vào một hoàn cảnh nan giải: Một đàng không thể nghi ngờ người bạn mà ông biết là rất trong sạch. Đàng khác vì là người công chính, Giu-se không dám dành cho mình người phụ nữ mà Thiên Chúa đã chọn. Ông phải làm thế nào để vừa bảo toàn được danh dự cho Ma-ri-a, vừa giữ được sự công chính ? Cuối cùng ông quyết định âm thầm bỏ Ma-ri-a để con trẻ sinh ra vẫn có cha, mà ông cũng giữ được sự công minh chính trực trước mặt Thiên Chúa.
- C 20-21: + Ông đang toan tính như vậy: Giu-se chưa kịp thi hành ý định thì Thiên Chúa đã sai thiên thần đến trấn an và trao sứ mệnh cho ông. + Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít: Giu-se được trao sứ mệnh làm cha để con trẻ Giê-su được thuộc về dòng dõi Đa-vít, hầu ứng nghiệm lời sứ thần: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít tổ tiên Người” (x. Lc 1,32), và lời tuyên sấm của các ngôn sứ về dòng dõi Đấng Thiên Sai (x. Is 9,6; 2 Sm 12,16). + Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần: Sứ thần đánh tan sự e ngại của Giu-se bằng cách ra lệnh cho ông mau tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về làm vợ mình vì việc thụ thai là do quyền năng của Thiên Chúa. + Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Đặt tên cho con trẻ là thừa nhận mình là cha của con về pháp luật. Tên Giê-su hay Giô-suê, Giê-su-a có nghĩa là “Gia-vê Đấng cứu độ”. Đây cũng là tên riêng của nhiều người khác trong thời Cựu Ước (x. Xh 24,13; Nkm 7,7). + Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ: Sứ mệnh của Con trẻ là cứu dân khỏi quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và sự chết (x. Tv 130,8), khác với quan niệm cứu thế mang tính trần tục mà dân Do thái đang mong đợi.
- C 22-23: + Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai: Đây là lời tuyên sấm của I-sai-a (x. Is 7,14) nói lên tính siêu phàm của Đấng Thiên Sai. Người do một bà mẹ đồng trinh sinh ra. + Em-ma-nu-en: nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Tên gọi này bao hàm sứ mệnh của Đấng Thiên Sai: Nhờ Đức Giê-su mà Thiên Chúa sẽ hiện diện giữa dân Ngài để cứu độ họ. Tin mừng Mát-thêu cũng kết thúc bằng lời hứa của Đức Giê-su: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
- C 24-25: Sau khi được sứ thần báo mộng, Giu-se không còn ngần ngại. Ông lập tức tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về nhà làm vợ như lệnh sứ thần truyền. + Ông không ăn ở với bà: Sở dĩ ông Giu-se đón Ma-ri-a về nhà làm vợ mà lại không ăn ở với bà như vợ chồng, vì ông tôn trọng lời khấn trọn đời đồng trinh của Ma-ri-a khi “Xin Vâng” để đáp lại lời Chúa mời gọi làm Mẹ của Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,31.38). + Cho đến khi bà sinh một con trai và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Giu-se đã vâng lời sứ thần để đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
4. CÂU HỎI:
Một số người Tin Lành đã dựa vào chữ “cho đến khi” này để khẳng định: Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi sinh Hài Nhi Giê-su như lời ngôn sứ I-sai-a. rồi sau khi sinh, bà lại sống đời làm vợ của ông Giu-se theo đúng nghĩa vợ chồng, nghĩa là có ăn ở với nhau và đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác như Tin Mừng Mát-thêu ghi lại (x. Mt 13,55). Ngoài ra, Tin Mừng Lu-ca cũng có câu: “Ma-ri-a sinh con trai đầu lòng” (x. Lc 2,7).
*GIẢI ĐÁP:
- Chữ “Cho đến khi” trong câu này không có nghĩa là Giu-se đã không ăn ở với Ma-ri-a cho đến khi bà sinh con, rồi sau đó ăn ở như vợ chồng sau khi bà sinh con. Vì khi viết câu này, tác giả Mát-thêu chỉ muốn nhấn mạnh tới sự kiện Giu-se đã không can thiệp gì vào việc Ma-ri-a sinh con, đúng như lời sấm của I-sai-a về một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai (x. Is 7,14). Mát-thêu không lưu tâm tới việc hai ông bà có ăn ở với nhau như vợ chồng hay không sau khi bà sinh con, vì câu Tin Mừng chỉ viết: “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (c. 25).
- Về chữ “con trai đầu lòng” (Lc 2,7), Lu-ca chỉ nhắc lại khoản luật trong Xuất hành (x. Xh 13,2.12.15) sắp được áp dụng cho Đức Giê-su (x. Lc 2,23). Con trai đầu lòng ở đây chỉ có nghĩa là “đứa con thứ nhất, đứa con sinh ra đầu tiên” (primo genitus) chứ không ám chỉ còn có các con khác sẽ sinh ra sau đó.
- Tin Mừng Mát-thêu cũng trưng dẫn lời của một thính giả thông báo rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy” (Mt 12,47). Câu này tượng tự câu nhận định của dân làng Na-da-rét về Đức Giê-su: “Anh em của ông không là các ông Gia-cô-bê, Giô-xép, Si-mon và Giu-đa sao ? Và chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” (Mt 13,55-56; Mc 6,3). Đây là những anh em bà con của Đức Giê-su mà thôi. Nếu thực Đức Giê-su có nhiều anh chị em ruột khác thì người ta đã phải nói: Kìa có Mẹ và các em trai… Các em gái của Thầy” thay vì chỉ nói anh em hay chị em của ông như câu trên. - Cuối cùng sách Công Vụ Tông Đồ cũng viết: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với các anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Anh em đây chỉ là bà con họ nội về phía thánh Giu-se.
- Bằng chứng cho thấy Đức Giê-su là con trai duy nhất của Đức Ma-ri-a là trước khi chết, Đức Giê-su đã trối Mẹ Ma-ri-a để làm mẹ của Gio-an và trối Gio-an để làm con của Mẹ. Và “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Nếu có anh chị em khác nữa thì Đức Giê-su chắc đã không làm như vậy và môn đệ Gio-an cũng không thể rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su được.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông Giu-se chồng bà là người công chính (Mt 1,19)... Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy (Mt 1,24).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỘT HÀNH ĐỘNG KHIÊM TỐN VÀ TRUNG THỰC
Khi vụ OÁT-TƠ GHẾT (Water Gate) xảy ra, thì Tổng Thống NÍCH-SƠN (Nixon) vốn được dân chúng Hoa Kỳ tín nhiệm và đánh giá cao, đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cũng vì muốn thắng cử mà Ních-sơn đã biết nhưng làm ngơ cho các thuộc hạ tổ chức nghe lén điện thoại của đảng đối lập. Bây giờ bị họ phát hiện và ghép vào tội nghe lén, một hành động vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày để tìm lối thoát trong danh dự. Thế rồi một ngày nọ, sau khi làm việc ở văn phòng tại Tòa Bạch Ốc về nhà, Ních-sơn ngồi một mình khá lâu trong phòng riêng. Bỗng ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang nằm trên bàn làm việc. Ông liền cầm lấy mở ra và đọc được câu lời Chúa như sau: “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”. Về sau ông cho biết: Chính lời đó đã nhắc nhở ông phải trung thực trong hành động. Thế là ông mau chóng quyết định dứt khoát. Mấy ngày sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình phát sóng đi toàn nước Mỹ chính thức nhận lỗi, và xin tha thứ. Ông cũng chính thức xin từ chức Tổng Thống, một chức vụ đầy quyền lực và vinh quang mà nhiều chính khách luôn mơ ước. Đây là một hành động được đánh giá là can đảm và có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can đảm trung thực và khiêm tốn nhận lỗi đó mà dân chúng đã thông cảm và kính phục ông như trước.
2) GƯƠNG KHIÊM TỐN CẦN KIỆM CỦA Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ:
Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ là người châu Mỹ Latin đầu tiên và cũng là một tu sĩ dòng Tên đầu tiên được bầu vào vị trí lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
Tờ báo New York Times (Mỹ) đã nhận định việc bầu chọn Hồng Y GIOOC-DƠ MA-RI-Ô BEC-GÔ-GLI-Ô, 76 tuối, làm giáo hoàng thứ 266 thể hiện quyết tâm mang tính lịch sử của Hội Đồng Hồng Y là cải tạo Giáo Hội Công Giáo trước nhiều áp lực hiện tại. Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ được kỳ vọng sẽ mang lại sự cởi mở mạnh mẽ hơn cho Giáo Hội Công Giáo.
Ngài được sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Ý tại thủ đô BUENOS AIRES (Argentina), nổi tiếng là một người khiêm nhường, luôn lên tiếng bênh vực người nghèo và có một cuộc sống cần kiệm khiêm tốn.
Vị Tân Giáo hoàng đã bay đến thủ đô RÔ-MA nước Ý để tham dự Mật nghị Hồng Y bằng vé máy bay hạng du lịch rẻ tiền. Sau đó ngài cũng đã kêu gọi người dân ÁC-HEN-TI-NA hãy chia sẻ số tiền vé máy bay cho người nghèo, thay vì phải bay đến Rô-ma để chúc mừng ngài. Tờ New York Times đã dẫn lời linh mục FÊ-ĐÊ-RI-CÔ LOM-BÁC-ĐI, phát ngôn viên của Vatican, cho biết Giáo hoàng PHAN-XI-CÔ đã có một hành động khiêm tốn là lập tức gọi điện cho vị Giáo hoàng tiền nhiệm BÊ-NÊ-ĐÍCH-TÔ ngay sau khi vừa được Mật nghị bầu chọn làm Giáo Hoàng.
Một phát ngôn viên khác của Vatican, linh mục THOMAS ROSICA, cũng thuật lại về cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế giới (World Youth Day) ở CANADA cách đây 10 năm. Khi đó, Đức Giáo Hoàng đang là Tổng giám mục BUENOS AIRES cho biết: ngài đã bán ngôi biệt thự dành riêng cho Tổng giám mục để ra sống ở một căn hộ giản dị bên ngoài Tòa Tổng giám mục. Ngài cũng tự nấu ăn và thường đi lại bằng xe buýt, thay vì đi xe hơi công vụ.
Khi Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ mới được bầu chọn, Tổng thống Mỹ BA-RACK O-BA-MA là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đã gửi lời chúc mừng ngài. Từ Nhà Trắng, ông đã phát biều về vị Tân Giáo Hoàng như sau: “Với tư cách là nhà vô địch của người nghèo và những người yếu đuối, Đức Giáo Hoàng đã truyền bá thông điệp của lòng yêu thương và sự cảm thông cho thế giới hôm nay”.
3) HỘI THÁNH PHẢI TRỞ THÀNH EM-MA-NU-EN, CHAN HÒA GIỮA MỌI NGƯỜI:
Có một cuốn phim do đạo diễn đã sáng tác ra mang ý nghĩa rất phù hợp với mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta như sau:
Một Đức Giáo Hoàng kia không thích lễ nghi rườm rà trong Tòa Thánh Vatican nên đã cải trang trốn lính canh ra khỏi điện Va-ti-can và đi lạc đến một ngôi làng hẻo lánh nghèo khó cách xa thành phố, do bị bệnh dịch hoành hành nên ngôi làng bị cách ly với bên ngoài. Trong làng gần nhà thờ có một cái giếng ngầm cung cấp nước cho dân làng bằng cái cối xay gió. Nhưng bấy giờ cối xay gió đang bị hư và không ai biết sửa đành bỏ không. Cuộc sống của dân làng rất khổ cực khiến giáo dân chỉ lo chữa bệnh và kiếm ăn nên không ai đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật như trước, nên nhà thờ bị bỏ hoang tiêu điều. Rồi chính Linh mục chính xứ bị thất nghiệp nên bỏ nhà thờ đi ra ngoài làm nghề chăn cừu cho một nhà giàu. Trước hoàn cảnh đó, Đức Giáo Hoàng đã đã dấn thân khôi phục: kêu gọi dân làng làm vệ sinh môi trường cho khu nhà thờ bằng việc hốt rác, đi tiếp xúc với những trẻ em bụi đời, và động viên nhiều người hợp tác sửa lại cối xay gió kéo nước ngầm cho dân làng. Sau một thời gian làm việc vất vả với rất nhiều khó khăn trở ngại. Cuối cùng cối xay gió đã được sửa chữa và hoạt động bơm nước lại. Cho tới lúc đó dân làng mới biết Ngài chính là Giáo hoàng bị mất tích và được người ta đến đón về Tòa Thánh.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Đức Giáo Hoàng chủ tọa một Thánh lễ có rất đông người tham dự, trong đó có dân chúng của cái làng nghèo khổ kia và cả vị Linh mục chính xứ nữa đã quay về nhà thờ ở với đoàn chiên là giáo dân của mình.
Bài học đạo diễn muốn nới qua cuốn phim là: Nếu Hội thánh chỉ sinh hoạt trong các lễ nghi ở nhà thờ thì sẽ dần dần xa lìa dân chúng và quần chúng cũng xa lìa Hội thánh. Nhưng nếu Hội thánh biết quan tâm ở cùng dân chúng để dấn thân phục vụ các nhu cầu thiết thực của họ, thì quân chúng cũng sẽ đến liên kết quanh Hội thánh. Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", thì Hội thánh cũng phải ở cùng các tín hữu và mỗi tín hữu cũng sẽ là EM-MA-NU-EN đối với lương dân.
4) PHỤC VỤ CHÚA HIỆN THÂN NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HÈN:
Vào một buổi sáng mùa đông, một bác thợ giầy kia đã thức dậy rất sớm. Bác ta mau dọn dẹp chỗ làm việc sạch sẽ ngăn nắp rồi đến ngồi vào ghế tại phòng khách chờ đợi vị khách quí sắp đến thăm. Vị khách đó không ai khác hơn chính là Chúa Giê-su. Vì đêm vừa qua, trong giấc mơ, bác đã được Người hiện ra báo chính Người sẽ đến thăm bác trong ngày hôm nay.
Bác thợ giầy ngồi trong phòng khách chờ đợi Chúa đến trong tâm trạng rất háo hức vui mừng. Khi những tia nắng sớm vừa rọi qua khung cửa, bác liền nghe thấy tiếng gõ cửa. Lòng hồi hộp sung sướng, bác vội ra mở cửa, tưởng sẽ được gặp Chúa. Nhưng kẻ đang đứng trước mặt không phải là Chúa Giê-su mà là người đi phát thư mọi khi.
Chính tiết trời mùa Đông lạnh giá đã làm cho mặt mũi tay chân của người phát thư bị sưng đỏ. Bác thợ giầy không nỡ để nhân viên bưu điện phải bị rét run đứng ngòai cửa, nên mời ông ta vào nhà, rồi bác đi pha một bình trà nóng bưng ra mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm và uống nước trà nóng, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.
Bác thợ giầy lại vào phòng khách ngồi chờ Chúa đến. Nhìn qua khung kính, bác thợ giầy thấy một bé gái đang khóc ngay trước cửa nhà. Bác ra mở cửa hỏi thì được biết trên đường đi chợ về nhà, em đã lạc mất mẹ và do tuyết rơi trắng xóa đường đi nên em không tìm ra lối trở về nhà. Người thợ giầy liền lấy giấy bút viết vài chữ thật to dán ngoài cánh cửa để báo cho vị khách quý Giê-su biết mình có việc gấp phải vắng nhà một lát.
Nhưng đi tìm đường để dẫn em bé kia về nhà trong cảnh đường trắng xóa không dễ chút nào, hai ông cháu nhiều lần bị lạc đường, nên mãi đến chiều bác mới tìm ra nhà của em nhỏ, và khi quay lại nhà mình thì trời đã tối mịt.
Về đến nhà, bác thấy có một người đang ngồi trước nhà đợi bác, nhưng không phải là Chúa, mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Bà cho biết đứa con của bà đang ốm nặng và bà đã không biết phải trị bệnh thế nào cho con. Nghe thế, bác thợ giầy lại hối hả đến nhà bà và giúp bà đưa con đến bệnh viện săn sóc.. Mãi đến nửa đêm khi về lại nhà thì vì quá mệt nên bác đã vội nằm lăn ra giường ngủ luôn không kịp thay quần áo ăn bữa tối. Rồi trong giấc mơ, bác thợ giầy nghe thấy tiếng Chúa nói thầm bên tai: ”Hôm nay Ta cảm ơn con đã cho ta uống ly trà nóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta bị lạc về tới nhà. Cám ơn con đã săn sóc ủi an Ta khi bị đau ốm. Cám ơn con đã đón tiếp Ta suốt cả ngày hôm nay quên cả ăn uống”. Qua đó bác thợ giày đã hiểu ra rằng: Giúp đỡ phục vụ người nghèo là đã phục vụ chính Chúa Giê-su.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật thứ Bốn Mùa Vọng hôm nay trình bày cho chúng ta biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Chúa đến qua gương vâng phục và sống công chính như thánh Giu-se, và giúp chúng ta sống mầu nhiệm Em-ma-nu-en của Chúa Giê-su như thế nào:
1) GIU-SE, ĐẤNG CÔNG CHÍNH CỦA Thiên Chúa:
Công chính theo nghĩa Thánh Kinh là luôn tuân giữ Lề Luật của Chúa và cư xử với tha nhân trong tinh thần công bình và ngay chính:
+ Giu-se luôn cư xử theo đức công bình: Ông không hề nghi ngờ Ma-ri-a đã phạm tội ngoại tình, vì hoàn toàn tin tưởng vào sự trong sáng của Ma-ri-a, nên đã “không tố cáo bà”.
+ Giu-se cũng là một người ngay chính: Sự ngay chính biểu lộ qua việc ông không cưới Ma-ri-a về nhà, không dám nhận thai nhi là con của mình và tính âm thầm bỏ đi, khi chưa hiểu thánh ý của Thiên Chúa.
2) GIU-SE, ĐẦY TỚ TRUNG TÍN LẮNG NGHE VÀ VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA:
+ Tin Mừng Mát-thêu đề cập đến việc sứ thần đến truyền tin cho ông Giu-se trong giấc mộng. Sứ thần đã đánh tan sự bối rối của Giu-se khi cho ông biết nguồn gốc thần linh của Thai Nhi trong lòng Ma-ri-a.
+ Sứ thần còn lệnh cho Giu-se phải làm ba việc để cộng tác vào chương trình cứu độ: Một là “đón Ma-ri-a về nhà” làm vợ để Ma-ri-a khỏi bị mang tiếng oan. Hai là tôn trọng lời khấn trọn đời của Ma-ri-a bằng việc “không ăn ở với bà”. Ba là “đặt tên con trẻ là Giê-su” để thừa nhận trẻ Giê-su là con mình, hầu tránh cho Đức Giê-su khỏi bị tiếng xấu khi thi hành sứ mệnh, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se” (Lc 3,23).
+ Ngoài ra, Giu-se cũng bêu gương tuân giữ Luật Chúa: Dâng con đầu lòng vào Đền thờ sau khi trẻ Giê-su sinh ra được bốn mươi ngày, rồi chuộc lại bằng một cặp chim gáy hay bồ câu con theo Luật dạy. Hằng năm, Giu-se đều đưa Đức Ma-ri-a và trẻ Giê-su hành hương về Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Đặc biệt năm trẻ Giê-su mười hai tuổi, đã xảy ra biến cố trẻ Giê-su bị lạc trong Đền thờ x. Lc 2,41-52).
Thánh Giuse chính là mẫu gương đạo đức Mùa Vọng cho các tín hữu chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy học với Thánh Giuse để luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nếu chúng ta biết vâng phục và hoàn toàn tin cậy phó thác trong tay Chúa quan phòng noi gương Giu-se, chúng ta cũng sẽ được nên công chính giống như ngài.
3) PHẢI TRỞ NÊN EM-MA-NU-EN : Thiên Chúa Ở CÙNG CHÚNG TA:
Thiên Chúa đã đến ở với loài người qua việc tạo dựng vũ trụ vạn vật “vì và cho » loài người. Ngài còn luôn quan phòng để mọi tạo vật được tồn tại và tiến hóa theo thánh ý Ngài. Ngài còn hiện diện với loài người qua Lời Chúa trong Thánh Kinh, để dạy dỗ loài người nhận biết tin thờ và vâng theo thánh ý của Ngài. Nhất là Ngài còn sai Con Một xuống trần gian nhập thể làm người, trở thành Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, để ban ơn cứu độ cho chúng ta.
Trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta cần nhận ra Đức Giê-su- là Đấng “Em-ma-nu-en”, đang ở với chúng ta qua mọi người chung quanh, nhất là nhận ra Chúa đang hiện thân qua những người nghèo hèn, đau khổ, tật bệnh và bị bỏ rơi… để khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, là điều kiện để nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.
4. THẢO LUẬN: Trong những ngày Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để trở thành một người công chính noi gương thánh Giu-se ? Bạn sẽ ứng xử thế nào đối với những người nghèo hèn là hiện thân của Chúa Giê-su là Đấng EM-MA-NU-EN ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc của Chúa như thánh Giu-se hôm nay. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa như ngài. Ước gì mỗi ngày con tập bỏ đi một sở thích không cần thiết, bỏ qua một lời nói đụng chạm đến tha nhân. Ước gì chúng con nhìn thấy Chúa đang ở trong những người đau khổ nghèo hèn chung quanh để ân cần phục vụ họ, hầu sau này chúng con đáng được Chúa đón về quê trời hưởng hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết sống khiêm nhường, luôn tin cậy phó thác vào Chúa Quan Phòng như Đức Ma-ri-a xưa. Trong những giờ phút đen tối của cuộc đời, khi chúng con bị người thân hiểu lầm, bị người chung quanh nói xấu xa lánh mà không thể tự mình giải oan, xin giúp chúng con luôn bình tĩnh cậy trông phó thác trong tay Chúa quan phòng như Mẹ khi xưa. Chúng con tin rằng Chúa sẽ kịp thời giải oan và còn “biến sự dữ ra sự lành” để giúp chúng con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM