Bài giảng trong thánh lẫ cho các đoàn hành hương viếng Đức Mẹ Tapao
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, anh chị em đã đến núi Tapao viếng Ảnh và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ. Bây giờ, anh chị em về đây để dự Thánh lễ - tức là dự cuộc hiến tế của Chúa Giêsu trên Thập giá - được hiện diện lại trên bàn thờ này. Anh chị em đã qua tay Đức Mẹ để đến cùng Chúa Giêsu. Chuyến hành hương này làm cho tôi nghĩ đến bữa tiệc cưới ở Cana. Thánh Gioan tông đồ tường thuật như sau:
“Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana, xứ Galilêa. Và có mẹ Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới” (Ga 2,1).
Đức Mẹ được giới thiệu như là người mẹ gia đình, là người cầu bầu, người trung gian để khấn xin Chúa giúp đỡ gia đình đôi tân hôn lúng túng vì hết rượu giữa bữa tiệc.
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Trước hết, Đức Mẹ được giới thiệu là Mẹ Chúa Giêsu. Người đã được giới thiệu như vậy đến ba lần. Sự kiện này chứng tỏ thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria là một hiện thực. Thiên chức ấy không thay đổi bản tính loài người của Đức Mẹ. Người vẫn là loài người như chúng ta, cùng một tổ tông, một nòi giống như chúng ta. Công đồng Vatican II vẫn quả quyết Đức Mẹ là một tín hữu. Nhưng vì Thiên Chúa đã chọn Người để sinh ra Chúa Giêsu, nên Người thực sự là Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.
Nhờ thiên chức cao cả này, Đức Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho rất nhiều ân huệ mà người thường như chúng ta không bao giờ có.
Lòng sùng kính đặc biệt của Dân Chúa.
Ngoài ra, cũng chính do thiên chức Mẹ Thiên Chúa này, mà Đức Mẹ được Dân Chúa, tức là Giáo Hội sùng kính. “Bà được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ” (lời bà Isave). “Từ đây, thiên hạ muôn đời sẽ khen tôi có phước” (Magnificat). Bà có phước hơn mọi người nữ (Kinh kính mừng). Thánh Công đồng Vatican II đã dạy: “Đức Mẹ đáng được tôn vinh và đặc biệt sùng kính… Dân Chúa sùng kính, cầu khẩn và noi gương… Sự tôn kính ấy tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng, dâng lên Ngôi Lời Nhập Thể, và lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần… Giáo Hội đã chấp nhận nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của giáo lý lành mạnh và chính thống” (LG, số 66).
Công đồng cũng ân cần nhắc nhở như sau: “Các nhà thần học và những người rao giảng Lời Chúa, khi xét đến phẩm chức phi thường của Đức Mẹ, hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng.
Phần các tín hữu, Công đồng dạy, hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm (ướt át) chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG số 67).
Đấng cầu bầu toàn năng và phổ quát.
Kế đến, bài Phúc Âm ghi lại lời cầu bầu của Đức Mẹ. Là mẹ, Đức Maria đã để ý đến cảnh lúng túng của gia đình đôi tân hôn. Một gia đình, giữa bữa tiệc cưới, rủi ro không còn rượu! Người cảm thông và chia sẻ sự bối rối, hổ thẹn của gia đình. Đức Mẹ vẫn theo dõi và quan tâm đến nhu cầu và hoàn cảnh của chúng ta, nhất là của những đứa con đang gặp sự gian nan, khốn khó. Người đã tự động can thiệp với Chúa Giêsu. Là người phàm như ai khác, Người vẫn không làm được gì quá sức và khả năng của mình. Người phải chạy đến cùng Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là con của Người. Đức Maria thưa cùng Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (2,3). Đức Mẹ đã cầu nguyện cho gia đình đôi tân hôn và Chúa Giêsu đã nhậm lời cầu bầu của Đức Mẹ.
Là con của Đức Mẹ, chúng ta phải biết quan tâm đến những người đang chung sống hay đang ở xung quanh chúng ta. Hãy để ý đến những nhu cầu, hoàn cảnh, những khó khăn và thử thách của họ. Hãy làm những gì có thể để nâng đỡ hay cứu giúp họ. Hãy giới thiệu và đưa họ đến với Chúa Giêsu. Hãy cầu nguyện như Đức Mẹ và mời họ cầu nguyện. Đừng đưa họ đến những thầy phù phiếm, mê tín, gian dối. Chỉ có Chúa mới làm được phép lạ, nhất là khi chúng ta cậy nhờ lời cầu bầu của Đức Maria, Mẹ của Người.
Nghe lời Đức Mẹ nhắc nhở.
Sau hết, Đức Maria bảo các gia nhân: “Hãy làm những gì Thầy dạy”. Vậy, chúng ta hãy mở sách Phúc Âm để nghe những điều căn bản Chúa Giêsu đã dạy:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, anh chị em đã đến núi Tapao viếng Ảnh và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ. Bây giờ, anh chị em về đây để dự Thánh lễ - tức là dự cuộc hiến tế của Chúa Giêsu trên Thập giá - được hiện diện lại trên bàn thờ này. Anh chị em đã qua tay Đức Mẹ để đến cùng Chúa Giêsu. Chuyến hành hương này làm cho tôi nghĩ đến bữa tiệc cưới ở Cana. Thánh Gioan tông đồ tường thuật như sau:
“Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana, xứ Galilêa. Và có mẹ Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới” (Ga 2,1).
Đức Mẹ được giới thiệu như là người mẹ gia đình, là người cầu bầu, người trung gian để khấn xin Chúa giúp đỡ gia đình đôi tân hôn lúng túng vì hết rượu giữa bữa tiệc.
Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Trước hết, Đức Mẹ được giới thiệu là Mẹ Chúa Giêsu. Người đã được giới thiệu như vậy đến ba lần. Sự kiện này chứng tỏ thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria là một hiện thực. Thiên chức ấy không thay đổi bản tính loài người của Đức Mẹ. Người vẫn là loài người như chúng ta, cùng một tổ tông, một nòi giống như chúng ta. Công đồng Vatican II vẫn quả quyết Đức Mẹ là một tín hữu. Nhưng vì Thiên Chúa đã chọn Người để sinh ra Chúa Giêsu, nên Người thực sự là Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.
Nhờ thiên chức cao cả này, Đức Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho rất nhiều ân huệ mà người thường như chúng ta không bao giờ có.
- Ơn vô nhiễm nguyên tội, ngay từ lúc đầu thai, vì thân xác của Chúa Giêsu xuất phát từ huyết nhục của Đức Mẹ, vì cung lòng của Đức Mẹ đã trở thành Đền thờ của Ngôi Hai nhập thể và là Nhà tạm của Thánh Thể Người. Do đó, hồn xác của Đức Mẹ đáng được Chúa gìn giữ vô nhiễm tội tổ tông, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu mà Người được hưởng trước. Giáo Hội đã nâng ân huệ này lên bậc tín điều.
- Ơn toàn thánh, tức là Đức Mẹ được tràn đầy ơn thánh sủng, tràn đầy Chúa Thánh Thần. Nhờ ơn vô nhiễm nguyên tội mà Đức Mẹ suốt đời không sai phạm một tội lỗi nào. Người là đấng toàn thánh.
- Ơn hiệp công cứu chuộc, vì liên lỉ kết hợp với Chúa Kitô, và hiệp thông với Người trong chương trình cứu chuộc. Đức Mẹ đã chấp nhận làm mẹ Chúa Cứu Thế, và đã chia sẻ mọi khó khăn đau khổ của Người, nhất là cuộc khổ nạn và sự chết của Người trên thập giá. Hơn ai hết, Người là đấng “Hiệp thông cứu chuộc” thứ nhất và vĩ đại nhất. “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”-lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2,35).
- Ơn hồn xác về trời, vì thân xác đã cưu mang Con Thiên Chúa, đã được Chúa gìn giữ toàn thiện, nhờ công trạng của Chúa Giêsu, và nhất là đã tham dự và chia sẻ chương trình cứu độ của Con Thiên Chúa, nên Chúa đã đưa hồn xác Người lên trời, sau khi Người từ giã cuộc đời. Ân huệ này cũng là một tín điều phải tin như các tín điều trong Kinh Tin Kính.
- Sau hết, ơn là Mẹ của các tín hữu, của Giáo Hội, Nữ vương trên trời. Vì không những Đức Mẹ đã được trối làm mẹ của thánh Gioan, đại diện cho toàn thể nhân loại, mà nhất là vì Người đã hiệp thông với Chúa Giêsu trong chương trình cứu chuộc. Cứu chuộc là một cuộc tạo dựng mới, là sự tái sinh của các tín hữu, của Dân tộc mới là Giáo Hội.
Lòng sùng kính đặc biệt của Dân Chúa.
Ngoài ra, cũng chính do thiên chức Mẹ Thiên Chúa này, mà Đức Mẹ được Dân Chúa, tức là Giáo Hội sùng kính. “Bà được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ” (lời bà Isave). “Từ đây, thiên hạ muôn đời sẽ khen tôi có phước” (Magnificat). Bà có phước hơn mọi người nữ (Kinh kính mừng). Thánh Công đồng Vatican II đã dạy: “Đức Mẹ đáng được tôn vinh và đặc biệt sùng kính… Dân Chúa sùng kính, cầu khẩn và noi gương… Sự tôn kính ấy tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng, dâng lên Ngôi Lời Nhập Thể, và lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần… Giáo Hội đã chấp nhận nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của giáo lý lành mạnh và chính thống” (LG, số 66).
Công đồng cũng ân cần nhắc nhở như sau: “Các nhà thần học và những người rao giảng Lời Chúa, khi xét đến phẩm chức phi thường của Đức Mẹ, hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng.
Phần các tín hữu, Công đồng dạy, hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm (ướt át) chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG số 67).
Đấng cầu bầu toàn năng và phổ quát.
Kế đến, bài Phúc Âm ghi lại lời cầu bầu của Đức Mẹ. Là mẹ, Đức Maria đã để ý đến cảnh lúng túng của gia đình đôi tân hôn. Một gia đình, giữa bữa tiệc cưới, rủi ro không còn rượu! Người cảm thông và chia sẻ sự bối rối, hổ thẹn của gia đình. Đức Mẹ vẫn theo dõi và quan tâm đến nhu cầu và hoàn cảnh của chúng ta, nhất là của những đứa con đang gặp sự gian nan, khốn khó. Người đã tự động can thiệp với Chúa Giêsu. Là người phàm như ai khác, Người vẫn không làm được gì quá sức và khả năng của mình. Người phải chạy đến cùng Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là con của Người. Đức Maria thưa cùng Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (2,3). Đức Mẹ đã cầu nguyện cho gia đình đôi tân hôn và Chúa Giêsu đã nhậm lời cầu bầu của Đức Mẹ.
Là con của Đức Mẹ, chúng ta phải biết quan tâm đến những người đang chung sống hay đang ở xung quanh chúng ta. Hãy để ý đến những nhu cầu, hoàn cảnh, những khó khăn và thử thách của họ. Hãy làm những gì có thể để nâng đỡ hay cứu giúp họ. Hãy giới thiệu và đưa họ đến với Chúa Giêsu. Hãy cầu nguyện như Đức Mẹ và mời họ cầu nguyện. Đừng đưa họ đến những thầy phù phiếm, mê tín, gian dối. Chỉ có Chúa mới làm được phép lạ, nhất là khi chúng ta cậy nhờ lời cầu bầu của Đức Maria, Mẹ của Người.
Nghe lời Đức Mẹ nhắc nhở.
Sau hết, Đức Maria bảo các gia nhân: “Hãy làm những gì Thầy dạy”. Vậy, chúng ta hãy mở sách Phúc Âm để nghe những điều căn bản Chúa Giêsu đã dạy:
- “Con hãy yêu mến Thiên Chúa, là Thiên Chúa con hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn con… Con hãy yêu thương kẻ khác như chính mình con” (Mt 22,37-39).
- “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48).
- “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34).
- “Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình thì chính các con hãy làm cho người ta như thế” (Mt 7,12).
- “Nếu khi sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh, thì hãy để lại của lễ trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).
- “Các con là sự sáng thế gian… Sự sáng của các con phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời” (Mt 5,15).
- “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng và tâm hồn của các con sẽ gặp được bình an” (Mt 11,29).
- “Tiên vàn, các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).