Về "Ngày Hôn Lễ Con Chiên"

VATICAN (Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Gioan Phaolo II trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần 15/9, mà Ngài dành để giải thích thánh ca trong Chương 19 Sách Khải Huyền.

* * *

. Sách Khải Huyền được rải rắc nhữngbài thánh ca dâng lên Thiên Chúa, Đức Chúa của vũ trụ và lịch sử. Bây giờ chúng ta nghe một thánh ca chúng ta thường hát trong trong phụng vụ kinh chiều, cách nhau bốn tuần.

Bài thánh thi được tưới lên những tiếng "Alleluia," một tiếng gốc Do thái có nghĩa là "hãy ngợi khen Đúc tới năm lần. Phụng vụ chỉ lựa một số câu từ bản văn của Chương 19. Trong khung tường thuật của đoạn này, những tiếng đó được "đoàn người đông đảo" ở trên trời vang lên. Giống như một đoạn đồng ca oai vệ cất lên từ những người được tuyển chọn, ca mừng Đúc Chúa trong niềm vui và lễ hội (x. Kh. 19:1).

2. Vì lẽ này, Giáo Hội tại thế, đánh dấu nhịp điệu bài hát ca ngợi của mình với bài ca ngợi của những người lành đã chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Như vậy, một kênh truyền thông được thiết lập giữa lịch sử và cõi đời đời. Kênh đó khởi sự trong phụng vụcủa cộng đồng giáo hội trên thế gian và kết thúc trong cộng đồng trên trời, nơi các anh chị em chúng ta đã tới, những người đã đi trước chúng ta trên con đường đức tin.

Trong sự hiệp thông ngợi khen này, ba chủ đề về thực chất được cử hành. . Trước hết, những đặc tính cả thể của Thiên Chúa, "sự cứu độ", "vinh quang" và "quyền phép" của Người (c.1; x.c,7), nghĩa là tính siêu việt và tính toàn năng cứu độ. Sự cầu nguyện là chiêm ngắm vinh quang thần linh của mầu nhiệm khôn tả, của đại dương ánh sáng và của tình yêu là chínhThiên Chúa.

Trong phần thứ hai, bài thánh ca tán dương "Vương Quốc" của Đức Chúa, nghĩa là, chương trình Thiên Chúa cứu chuộc loài người. Lấy lại chủ đề đấng cứu thế của những Thánh vịnh gọi là Thánh vịnh Vương Quốc Thiên Chúa (x. Tv 46, 95-98), ở đây được công bố rằng "Đức Chúa đã thiết lập quyền cai trị của Người "(Kh 19:6), đấng can thiệp với quyền uy trong lịch sử.



Điều này chắc chắn được giao phó cho quyền tự do con người, có thể làm lành và làm dữ, nhưng nó có dấu ấn cuối cùng của nó trong những quyết định của Chúa Quan Phòng. Sách Khải Huyền cử hành chính xác mục đích mà lịch sử hướng tới qua công trình hữu hiệu của Thiên Chúa, mặc cho nhưng bảo táp, những vết thương và những phá phách do sự dữ, con người và Satan gây nên.

Trong một trang khác sách Khải Huyền có hát: "Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng Đấng hiện có và đã có, chúng con xin cảm tạ Ngài đã sử dụng quyền năng mạnh mẽ và lên trời hiển trị (11:17).

3. Chủ đề thứ ba của thánh thi là điển hình của Sách Khải Huyền và của hệ thống các biểu tượng của nó: "Vì nay đã tới ngày cử hành hôn lễ Con Chiên, và Hiền Thê của Người đã trang điểm sẵn sàng" (19:7). Vì chúng ta sẽ có dịp may suy tư sâu xa hơn nữa trong những bài suy gẫm tương lai về thánh ca này, mục đích dứt khoát mà cuốn sách sau cùng Kinh Thánh dẫn chúng ta tới, là sự gặp gỡ hôn lễ giữa Thiên thần, tức là Chúa Kitô, và hiền thê được thanh tẩy và biến hình, tức là nhân loại được cứu chuộc.

Kiểu nói "ngày hôn lễ của Con Chiên đã tới" qui chiếu về thời điểm tối cao--"hôn lễ," như bản văn chúng ta nói-- của sự thân tình giữa tạo vật và Đấng Sáng Tạo, trong niềm vui và hoà bình của sự cứu độ.

. Chúng ta hãy kết thúc với những lời trong một bài diễn văn của Thánh Augustine, minh họa và tán dương Thánh ca Alleluia trong ý nghĩa thiêng liêng của nó: " Chúng ta đồng hát lời này và, kết hợp xung quang lời này trong sự hiệp thông tinh thần, chúng ta khuyến khích nhau ngợi khen Chúa. Chúa có thể được tán tán dương với một lương tâm bình an bởi người không can phạm một sự gì mất lòng Người. Hơn nữa, về thời gian hiện tại mà chúng ta là những ngươi hành hương trên mặt đất, chúng ta hát 'Alleluia' như là một sự an ủi tăng cường chúng ta trong cuộc sống; 'Alleliua' mà chúng ta tuyên đọc bây giờ thì giống như bài hát của người đi du lịch; khi đi trên con đường làm kiệt sức này chúng ta tiến tới quê hương nơi chúng ta an nghỉ, trong đó, với tất cả những quan tâm hiện nay biến đi, chỉ còn một kinh 'Alleluia' (Số. 255,1: "Discorsi" (Những bàigiảng thuyết], IV/2,Rome, 1984, tr.597).

Cuối bài huấn dụ với bản tóm tắt được đọc bằng tiếng Anh:

Trong bài thánh ca hôm nay trích từ Sách Khải Huyền, chúng ta thường gặp tiếng Alleluia, ví như môt chiềc cầu nối kết những người được tuyển chọn trong việc cử hành Đức Chúa trong niềm vui và tạ ơn. Bài Thánh ca mô tả Giáo Hội trên thế gian kết hợp bài ca tạ ơn của mình với tiếng nói của những người lành thánh trên trời, những người luôn chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa. Như vậy, một kênh truyền thông được thiết lập giữa lịch sử và cõi đời đời, kết nối những phụng vụ đưới đất và trên trời trong một bài ngợi khen chung. Cũng một "sự hiệp thông ngợi khen" này nhắc người tín hữu ba chủ đề thiết yếu; tức là quyền năng và vinh quang Thiên Chúa, vương quốc của Người cống hiến sự cứu rỗi cho nhân loại, và tương quan hôn lễ giữa Con Chiên, là Chúa Kitô, và hiền thê thanh sạch và biến hình của Người, tức là nhân loại được cứu chuộc. Mong sao tiếng Alleluia chung của chúng ta luôn luôn an ủi và tăng cường chúng ta trên con đường hành hương của chúng ta.

Đức Giáo Hoàng cũng nói lời chào này bằng tiếng Anh:

Tôi vui mừng chào những người hành hương nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết này, cách riêng những kẻ đến từ Anh Quốc, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Trên anh chị em và những người thân của anh chị em, tôi cầu xin những phúc lành hoà bình và niềm vui của Thiên Chúa.