"Tin Mừng có tính thời sự"
LORETO (Zenit. org)- Bài giảng của Đức Gioan Phaolô II giảng Chúa Nhật 5/9 tại Loreto, trong Thánh Lễ phong chân phước cho Cha Pere Tarrés I Claret (1905-1950), Alberto Marvelli (1818-1946) và Pina Suriano (1915- 1950). Hai vị giáo dân trong Phong Trào Công Giáo Tiến Hành
* * *
Bằng tiếng Ý
1. "Nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa?" (Khôn Ngoan 9:13). Câu hỏi, được đặt trong Sách Khôn ngoan có môt câu trả lời: Chỉ có Con Thiên Chúa, làm người vì phần rỗi chúng ta trong lòng trinh khiết của Đức Maria, mới có thể mạc khải chương trình của Thiên Chúa cho chúng ta. Chỉ Chúa Giêsu Kitô mới biết con đường "đạt sự khôn ngoan cõi lòng" (Thánh Vịnh Đáp ca) và đạt được hòa bình và ơn cứu độ.
Và con đường này là gì? Người nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay: Đó là con đường thánh giá. Những lời Người nói thì rõ: "Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không có thể làm môn đệ tôi được" (Lc 14:27)
"Vác thập giá theo Chúa Giêsu" có nghĩa là sẵn sàng đối với bất cứ hy sinh nào vì tình yêu Người. Điều đó có nghĩa không coi bất cứ sự gì hay bất cứ người nào hơn Người, dầu những kẻ thân nhất với chúng ta, hay chính mạng sống chúng ta.
2. Anh chị em thân mến, đang tập hợp trong "thung lũng rực rỡ Montorso," như lời Tổng giám mục Comastri đã diễn tả, tôi xin chân tình cám ơn Ngài vì những lời nồng ấm ngài nói với tôi. Với ngài, tôi chào các hồng y, các tổng giám muc và các giám mục hiện diện; tôi chào các linh mục, tu sĩ, những người thánh hiến, và hơn hết tôi chào các anh chị em, những thành viên Công Giáo Tiến Hành là những người dưới sự hướng dẫn của tổng cố vấn Đức Ông Francesco Lambiasi, và chủ tịch quốc gia, Bác Sĩ.Paola Bignardi mà tôi cám ơn vì lời chào nồng nhiệt của chị, đã muốn tập hợp ở đây, dưới mắt của Đức Bà Loreto, hầu lập lại sự cam kết của anh chị em trung thành gắn bó với Chúa Giêsu Kitô.
Anh chị em biết điều này: Gắn bó với Chúa Kitô là một sự lựa chọn đòi hỏi cao. Không phải do tình cờ mà Chúa Giêsu nói về "thánh giá." Nhưng, người phân biệt ngay sau đó: "theo tôi." Đó là một sứ điệp quan trọng: Chúng ta không vác thánh giá một mình. Người đi trước chúng ta, mở đàng với ánh sáng gương lành của Người và sức mạnh tình yêu của Người.
3. Thánh giá, được chấp nhận vì tình yêu, sinh ra tự do. Thánh Tông Đồ Phaolô đã kinh nghiệm điều này, "một con người đến tuổi già và bây giờ đang bị tù vì Chúa Kitô Giêsu," nhưng bên trong được hoàn toàn tự do, như ngài mô tả chính mình trong thư gởi cho Philemon. Điều này chính là ấn tượng được nói tới trong trang vừa được công bố: Phaolô đang bị xiềng xích, nhưng tâm hồn ngài tự do, bởi vì tràn đầy tình yêu Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao, từ trong cảnh tối tăm tù ngục ngài gánh chịu vì Chúa mình, ngài có thể nói về sự tự do với một người bạn ngoài tù. Philemon là là một Kitô hữu sống tại thành Colossae: Phaolô ngõ lời với ông để xin ông giải phóng Onesimus vẫn còn là một tên nô lê theo luật thời đó, nhưng là một người anh em qua bí tích rửa tội. Khi từ bỏ kẻ khác như là vật sở hữu của mình, Philemon sẽ nhận lãnh một người anh em như một quà tặng.
Bài học từ tình tiết này thì rõ ràng: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thánh giá, không có sự tự do nào lớn hơn sự tự do của tình yêu; không có tình huynh đệ nào trọn hảo hơn tình huynh đệ phát xuất từ thánh giá Chúa Kitô
Bằng tiếng Tây-Ban-Nha
4. Ba vi chân phước, vừa được công bố, đã biến mình thành những môn đệ khiêm tốn và những chứng nhân anh hùng của thánh giá Chúa Giêsu.
Pedro Tarrés I Claret, trước làm bác sĩ và sau làm linh mục, đã hiến mình làm việc tông đồ giáo dân giữa những người trẻ thuộc Cong Giáo Tiến Hành Barcelona, sau đó ngài làm một người trợ tá của họ. Trong khi thi hành nghề thuốc ngài đã hiến mình với một sự quan tâm đặc biệt đến kẻ bịnh nghèo nhất, vì xác tín rằng "người bịnh là một biểu tượng của Chúa Kitô bị đau khổ."
Một khi làm linh mục, ngài cả gan hiến mình cách quảng đại cho những nhiệm vụ thừa tác vụ mình, giữ lòng trung với sự cam kết chấp nhận trong ngày áp chịu chức: "Chỉ có một mục đích, lạy Chúa : làm một linh mục thánh, bất kể phải trả giá nào." Ngài chấp nhận với đức tin và lòng nhẫn nại anh hùng một cơn binh ghê tởm, bắt ngài phải chết khi mới có 45 tuổi. Mặc dầu đau khổ, ngài thường lập đi lập lại: "Chúa tốt với tôi là dường nào!" Và, "tôi thật sự hạnh phúc."
Bằng tiếng Ý
5. Alberto Marvelli, thanh niên manh mẻ và tự do, người con quảng đại của Giáo Hội Rimini và của Công Giáo Tiến Hành, xem toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi đúng 28 năm của mình như là một quà tặng tình yêu dâng cho Chúa Giêsu vì lợi ích của các anh em mình. "Chúa Giêsu đã bao phủ tôi bằng ân sủng Người," ngài viết trong nhật ký của ngài. "Tôi chỉ thấy Người, tôi chỉ nghỉ đến Người." Alberto lấy Thánh Thể hằng ngày làm trung tâm sự sống của mình. Trong kinh nguyện ngài cũng xin sự linh hứng cho việc dấn thân chính trị của ngài, vì xác tín về sự cần thiết phải sống dầy đủ như con cái Chúa trong lịch sử, phải biến lịch sử thành một câu chuyện cứu rỗi.
Trong thời buổi khó khăn Thế Chiến Thứ Hai, gieo rắc sự chết và nhân lên sự bạo tàng ác độc và sự đau khổ, Chân phước Alberto sống một sự sống thiêng liêng mãnh liệt, từ đó nẩy lên tình yêu Chúa Giêsu hướng ngài tới chỗ quên chính mình luôn để vác thánh giá của người nghèo.
6. Chân Phước Pina Suriano, sinh trưởng tại Partinico, trong giáo phận Monreale, cũng yêu Chúa Giêsu với một tình yêu hăng nồng và trung thành đến nỗi có thể viết ra với hết chân tình: "Tôi không làm gì khác hơn là sống vì Chúa Giêsu. " Ngài nói về Chúa Giêsu với một con tim của người vợ: "lạy Chúa Giêsu, xin làm cho con nên của Chúa hơn mãi, con muốn sống và chết với Chúa và vì Chúa."
Khi còn là một cô gái, ngài là một thành viên của Giới nữ Trẻ thuộc Công Giáo Tiến Hành, sau này ngài là một người lãnh đạo giáo xứ của phong trào đó, ngài gặp trong tổ chức này một sự thúc giục quan trọng, để lớn lên về mặt nhân bản và văn hóa trong một bầu khí mãnh liệt của tình bạn huynh đệ. Từ từ ngài đạt tới một ý muốn đơn thuần và vững mạnh hiến cuộc đời trẻ trung của mình cho Chúa như một lễ dâng tình yêu, cách riêng vì sự thánh hóa và bền dỗ của các linh mục.
7. Anh chị em thân yêu, những người bạn của Công Giáo Tiến Hành đang tập hợp tại Loreto từ Italy, Tây-Ban-Nha và rất nhiều phần trên thế giới! Qua lễ phong chân phước của ba Tôi Tớ Chúa đây, Chúa nói với anh chị em hôm nay: Sự thánh thiện là ân huệ lớn nhất anh chị em có thể cống hiến cho Giáo Hội và thế giới.
Hãy mang trong con tim anh chị em điều mà Giáo Hội mang trong con tim mình: là cho nhiều người nam và nữ thời đại chúng ta được sự thu hút của Chúa Kitô chinh phục; là Tin Mừng của Người có thể chiếu sáng trở lại như một ánh sáng hy vọng cho kẻ nghèo, người đau yếu, những kẻ đói khát sự công chính; mong sao cho những công đồng Kitô hữu càng nên sống động, cởi mở, hấp dẫn hơn nữa; mong sao cho các thành thị đang đón chào và có thể là nơi chung sống cho mọi người; mong sao nhân loại có khả năng theo những con đường hòa bình và huynh đệ.
8. Anh chị em, với tư cách giáo dân, có trách nhiệm minh chứng đức tin qua những nhân đức riêng của anh chị em: lòng trung và sự nhân hậu trong gia đình, khả năng trong việc làm, sự bền bỉ trong việc phục vụ công ích, sự liên đới trong những tương quan xã hội, óc sáng tạo trong việc thi hành những công trình hữu ích cho việc phúc âm hóa và thăng tiến con người. Anh chi em cũng có trách nhiệm chứng tỏ, trong sự hiệp thông bên cạnh các mục tử, Tin Mừng có tính thời sự, và đức tin không tách lìa người tín hữu khỏi lịch sử, nhưng nhận chìm họ trong đó sâu hơn nữa.
Can đảm lên, Hỡi Công Giáo Tiến Hành! Xin Chúa hướng dẫn cuộc hành trình đổi mới của anh chị em!
Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Loreto đồng hành cùng anh chị em với sự lo lắng đầy nhân hậu, Giáo Hội mong đợi anh chị em với lòng tin cẩn; Đức giáo hoàng chào anh chị em, ủng hộ anh chị em và ban cho anh chị em phúc lành chân tình của ngài.
LORETO (Zenit. org)- Bài giảng của Đức Gioan Phaolô II giảng Chúa Nhật 5/9 tại Loreto, trong Thánh Lễ phong chân phước cho Cha Pere Tarrés I Claret (1905-1950), Alberto Marvelli (1818-1946) và Pina Suriano (1915- 1950). Hai vị giáo dân trong Phong Trào Công Giáo Tiến Hành
* * *
Bằng tiếng Ý
1. "Nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa?" (Khôn Ngoan 9:13). Câu hỏi, được đặt trong Sách Khôn ngoan có môt câu trả lời: Chỉ có Con Thiên Chúa, làm người vì phần rỗi chúng ta trong lòng trinh khiết của Đức Maria, mới có thể mạc khải chương trình của Thiên Chúa cho chúng ta. Chỉ Chúa Giêsu Kitô mới biết con đường "đạt sự khôn ngoan cõi lòng" (Thánh Vịnh Đáp ca) và đạt được hòa bình và ơn cứu độ.
Và con đường này là gì? Người nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay: Đó là con đường thánh giá. Những lời Người nói thì rõ: "Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không có thể làm môn đệ tôi được" (Lc 14:27)
"Vác thập giá theo Chúa Giêsu" có nghĩa là sẵn sàng đối với bất cứ hy sinh nào vì tình yêu Người. Điều đó có nghĩa không coi bất cứ sự gì hay bất cứ người nào hơn Người, dầu những kẻ thân nhất với chúng ta, hay chính mạng sống chúng ta.
2. Anh chị em thân mến, đang tập hợp trong "thung lũng rực rỡ Montorso," như lời Tổng giám mục Comastri đã diễn tả, tôi xin chân tình cám ơn Ngài vì những lời nồng ấm ngài nói với tôi. Với ngài, tôi chào các hồng y, các tổng giám muc và các giám mục hiện diện; tôi chào các linh mục, tu sĩ, những người thánh hiến, và hơn hết tôi chào các anh chị em, những thành viên Công Giáo Tiến Hành là những người dưới sự hướng dẫn của tổng cố vấn Đức Ông Francesco Lambiasi, và chủ tịch quốc gia, Bác Sĩ.Paola Bignardi mà tôi cám ơn vì lời chào nồng nhiệt của chị, đã muốn tập hợp ở đây, dưới mắt của Đức Bà Loreto, hầu lập lại sự cam kết của anh chị em trung thành gắn bó với Chúa Giêsu Kitô.
Anh chị em biết điều này: Gắn bó với Chúa Kitô là một sự lựa chọn đòi hỏi cao. Không phải do tình cờ mà Chúa Giêsu nói về "thánh giá." Nhưng, người phân biệt ngay sau đó: "theo tôi." Đó là một sứ điệp quan trọng: Chúng ta không vác thánh giá một mình. Người đi trước chúng ta, mở đàng với ánh sáng gương lành của Người và sức mạnh tình yêu của Người.
3. Thánh giá, được chấp nhận vì tình yêu, sinh ra tự do. Thánh Tông Đồ Phaolô đã kinh nghiệm điều này, "một con người đến tuổi già và bây giờ đang bị tù vì Chúa Kitô Giêsu," nhưng bên trong được hoàn toàn tự do, như ngài mô tả chính mình trong thư gởi cho Philemon. Điều này chính là ấn tượng được nói tới trong trang vừa được công bố: Phaolô đang bị xiềng xích, nhưng tâm hồn ngài tự do, bởi vì tràn đầy tình yêu Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao, từ trong cảnh tối tăm tù ngục ngài gánh chịu vì Chúa mình, ngài có thể nói về sự tự do với một người bạn ngoài tù. Philemon là là một Kitô hữu sống tại thành Colossae: Phaolô ngõ lời với ông để xin ông giải phóng Onesimus vẫn còn là một tên nô lê theo luật thời đó, nhưng là một người anh em qua bí tích rửa tội. Khi từ bỏ kẻ khác như là vật sở hữu của mình, Philemon sẽ nhận lãnh một người anh em như một quà tặng.
Bài học từ tình tiết này thì rõ ràng: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thánh giá, không có sự tự do nào lớn hơn sự tự do của tình yêu; không có tình huynh đệ nào trọn hảo hơn tình huynh đệ phát xuất từ thánh giá Chúa Kitô
Bằng tiếng Tây-Ban-Nha
4. Ba vi chân phước, vừa được công bố, đã biến mình thành những môn đệ khiêm tốn và những chứng nhân anh hùng của thánh giá Chúa Giêsu.
Pedro Tarrés I Claret, trước làm bác sĩ và sau làm linh mục, đã hiến mình làm việc tông đồ giáo dân giữa những người trẻ thuộc Cong Giáo Tiến Hành Barcelona, sau đó ngài làm một người trợ tá của họ. Trong khi thi hành nghề thuốc ngài đã hiến mình với một sự quan tâm đặc biệt đến kẻ bịnh nghèo nhất, vì xác tín rằng "người bịnh là một biểu tượng của Chúa Kitô bị đau khổ."
Một khi làm linh mục, ngài cả gan hiến mình cách quảng đại cho những nhiệm vụ thừa tác vụ mình, giữ lòng trung với sự cam kết chấp nhận trong ngày áp chịu chức: "Chỉ có một mục đích, lạy Chúa : làm một linh mục thánh, bất kể phải trả giá nào." Ngài chấp nhận với đức tin và lòng nhẫn nại anh hùng một cơn binh ghê tởm, bắt ngài phải chết khi mới có 45 tuổi. Mặc dầu đau khổ, ngài thường lập đi lập lại: "Chúa tốt với tôi là dường nào!" Và, "tôi thật sự hạnh phúc."
Bằng tiếng Ý
5. Alberto Marvelli, thanh niên manh mẻ và tự do, người con quảng đại của Giáo Hội Rimini và của Công Giáo Tiến Hành, xem toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi đúng 28 năm của mình như là một quà tặng tình yêu dâng cho Chúa Giêsu vì lợi ích của các anh em mình. "Chúa Giêsu đã bao phủ tôi bằng ân sủng Người," ngài viết trong nhật ký của ngài. "Tôi chỉ thấy Người, tôi chỉ nghỉ đến Người." Alberto lấy Thánh Thể hằng ngày làm trung tâm sự sống của mình. Trong kinh nguyện ngài cũng xin sự linh hứng cho việc dấn thân chính trị của ngài, vì xác tín về sự cần thiết phải sống dầy đủ như con cái Chúa trong lịch sử, phải biến lịch sử thành một câu chuyện cứu rỗi.
Trong thời buổi khó khăn Thế Chiến Thứ Hai, gieo rắc sự chết và nhân lên sự bạo tàng ác độc và sự đau khổ, Chân phước Alberto sống một sự sống thiêng liêng mãnh liệt, từ đó nẩy lên tình yêu Chúa Giêsu hướng ngài tới chỗ quên chính mình luôn để vác thánh giá của người nghèo.
6. Chân Phước Pina Suriano, sinh trưởng tại Partinico, trong giáo phận Monreale, cũng yêu Chúa Giêsu với một tình yêu hăng nồng và trung thành đến nỗi có thể viết ra với hết chân tình: "Tôi không làm gì khác hơn là sống vì Chúa Giêsu. " Ngài nói về Chúa Giêsu với một con tim của người vợ: "lạy Chúa Giêsu, xin làm cho con nên của Chúa hơn mãi, con muốn sống và chết với Chúa và vì Chúa."
Khi còn là một cô gái, ngài là một thành viên của Giới nữ Trẻ thuộc Công Giáo Tiến Hành, sau này ngài là một người lãnh đạo giáo xứ của phong trào đó, ngài gặp trong tổ chức này một sự thúc giục quan trọng, để lớn lên về mặt nhân bản và văn hóa trong một bầu khí mãnh liệt của tình bạn huynh đệ. Từ từ ngài đạt tới một ý muốn đơn thuần và vững mạnh hiến cuộc đời trẻ trung của mình cho Chúa như một lễ dâng tình yêu, cách riêng vì sự thánh hóa và bền dỗ của các linh mục.
7. Anh chị em thân yêu, những người bạn của Công Giáo Tiến Hành đang tập hợp tại Loreto từ Italy, Tây-Ban-Nha và rất nhiều phần trên thế giới! Qua lễ phong chân phước của ba Tôi Tớ Chúa đây, Chúa nói với anh chị em hôm nay: Sự thánh thiện là ân huệ lớn nhất anh chị em có thể cống hiến cho Giáo Hội và thế giới.
Hãy mang trong con tim anh chị em điều mà Giáo Hội mang trong con tim mình: là cho nhiều người nam và nữ thời đại chúng ta được sự thu hút của Chúa Kitô chinh phục; là Tin Mừng của Người có thể chiếu sáng trở lại như một ánh sáng hy vọng cho kẻ nghèo, người đau yếu, những kẻ đói khát sự công chính; mong sao cho những công đồng Kitô hữu càng nên sống động, cởi mở, hấp dẫn hơn nữa; mong sao cho các thành thị đang đón chào và có thể là nơi chung sống cho mọi người; mong sao nhân loại có khả năng theo những con đường hòa bình và huynh đệ.
8. Anh chị em, với tư cách giáo dân, có trách nhiệm minh chứng đức tin qua những nhân đức riêng của anh chị em: lòng trung và sự nhân hậu trong gia đình, khả năng trong việc làm, sự bền bỉ trong việc phục vụ công ích, sự liên đới trong những tương quan xã hội, óc sáng tạo trong việc thi hành những công trình hữu ích cho việc phúc âm hóa và thăng tiến con người. Anh chi em cũng có trách nhiệm chứng tỏ, trong sự hiệp thông bên cạnh các mục tử, Tin Mừng có tính thời sự, và đức tin không tách lìa người tín hữu khỏi lịch sử, nhưng nhận chìm họ trong đó sâu hơn nữa.
Can đảm lên, Hỡi Công Giáo Tiến Hành! Xin Chúa hướng dẫn cuộc hành trình đổi mới của anh chị em!
Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Loreto đồng hành cùng anh chị em với sự lo lắng đầy nhân hậu, Giáo Hội mong đợi anh chị em với lòng tin cẩn; Đức giáo hoàng chào anh chị em, ủng hộ anh chị em và ban cho anh chị em phúc lành chân tình của ngài.