8. Giới trẻ trong Gia đình
32. Do sự xâm nhập của công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng, không còn nghi ngờ gì nữa, văn hoá thời kỳ hậu hiện đại đang nổi lên và có tính hai mặt đang thấm nhập vào thánh điện gia đình. Đặc biệt nó ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ. Với các cơ hội được giáo dục vượt trội hơn người già, giới trẻ cũng có cơ hội thâm nhập tốt hơn vào thế giới của truyền thông. Điều này có thể là phúc và cũng có thể là hoạ vì thế giới truyền thông mang tính hai mặt. Giới trẻ liên lạc với người khác bằng thứ ngôn ngữ mới của văn hoá công nghệ. Điều này lý giải tại sao thời gian thực sự dành cho gia đình là rất cần thiết. Đó là thời gian của sự tự chủ và thăm dò bản chất chúng. Đó là thời gian mà gia đình cung cấp cho chúng sự ổn định. Khi chúng thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ, chúng hấp thụ những giá trị văn hoá mới vào những lúc không thích hợp. Hậu quả là nền văn hoá đang nổi lên tạo ra những khoảng trống giá trị giữa người già và người trẻ. Bản thân những người trẻ có thể phải trải qua một cuộc khủng hoảng về giá trị. Chúng bị giành giật bởi những giá trị được bảo tồn trong gia đình truyền thống vốn không phải luôn luôn là tích cực và những giá trị trần tục trên diễn đàn bên ngoài gia đình vốn không phải luôn luôn là tiêu cực. Khi các quan hệ gia đình trở nên xấu đi, sẽ dẫn đến khuynh hướng thoát ly, thỉnh thoảng thông qua ma tuý mà nạn nhân của những hành vi sai lầm sẽ giúp chúng quên đi sầu khổ.
33. Như các nghị hội khác của FABC đã lưu ý, giới trẻ Á Châu luôn là tiên phong của sự biến đổi về xã hội và tôn giáo ở nhiều quốc gia, dẫn dắt sự giải phóng xã hội và các phong trào ủng hộ tích cực khác nhau, tham gia vào các phong trào canh tân Giáo Hội và nổi lên như là những nhà lãnh đạo trong các chương trình mục vụ của Giáo Hội và trong các Cộng đồng Giáo Hội cơ bản. Nhận diện giới trẻ Á Châu là một trong năm ưu tiên mục vụ chủ yếu (xem FABC VI, Manila, 1995) củng cố niềm hy vọng của giới trẻ và trong giới trẻ. Á Châu trở thành lục địa của giới trẻ, giới trẻ không chỉ giản đơn là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo Hội Á Châu.
9. Trẻ em lao động
34. Một hiện tượng khác đang còn làm đau đớn các gia đình là sự lan rộng của trẻ em lao động. Do sự nghèo khổ và sự bất bình đẳng xã hội, hàng triệu trẻ em bị đẩy vào lực lượng lao động. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một quan điểm văn hoá cho rằng các bậc cha mẹ nghĩ rằng con cái họ là “những của cải” được sử dụng vì quyền lợi của cả gia đình. Vì thế, bản thân các bậc cha mẹ cho phép hoặc thậm chí khuyến khích con cái họ làm những việc lặt vặt ngoài đường phố, trong các xí nghiệp, các cửa hàng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, để có thêm thức ăn và giúp chu cấp cho công việc học hành của chúng [Trong khi Nhật Bản nghiêm cấm khắc khe trẻ em lao động, cần ghi nhận rằng Nhật Bản là đích đến của các trẻ em lao động từ các quốc gia khác, trích báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ, tháng Sáu 2004] Nhưng hậu quả phải có là của việc trẻ em lao động là sự trưởng thành và phát triển của trẻ em không hoàn chỉnh, tỷ lệ mù chữ cao, tình trạng suy dinh dưỡng và hiện tượng bị bỏ rơi hay “trẻ em đường phố” không cha không mẹ, không cửa không nhà và rơi vào con đường tội ác và phạm pháp tuổi vị thành niên.
32. Do sự xâm nhập của công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng, không còn nghi ngờ gì nữa, văn hoá thời kỳ hậu hiện đại đang nổi lên và có tính hai mặt đang thấm nhập vào thánh điện gia đình. Đặc biệt nó ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ. Với các cơ hội được giáo dục vượt trội hơn người già, giới trẻ cũng có cơ hội thâm nhập tốt hơn vào thế giới của truyền thông. Điều này có thể là phúc và cũng có thể là hoạ vì thế giới truyền thông mang tính hai mặt. Giới trẻ liên lạc với người khác bằng thứ ngôn ngữ mới của văn hoá công nghệ. Điều này lý giải tại sao thời gian thực sự dành cho gia đình là rất cần thiết. Đó là thời gian của sự tự chủ và thăm dò bản chất chúng. Đó là thời gian mà gia đình cung cấp cho chúng sự ổn định. Khi chúng thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ, chúng hấp thụ những giá trị văn hoá mới vào những lúc không thích hợp. Hậu quả là nền văn hoá đang nổi lên tạo ra những khoảng trống giá trị giữa người già và người trẻ. Bản thân những người trẻ có thể phải trải qua một cuộc khủng hoảng về giá trị. Chúng bị giành giật bởi những giá trị được bảo tồn trong gia đình truyền thống vốn không phải luôn luôn là tích cực và những giá trị trần tục trên diễn đàn bên ngoài gia đình vốn không phải luôn luôn là tiêu cực. Khi các quan hệ gia đình trở nên xấu đi, sẽ dẫn đến khuynh hướng thoát ly, thỉnh thoảng thông qua ma tuý mà nạn nhân của những hành vi sai lầm sẽ giúp chúng quên đi sầu khổ.
33. Như các nghị hội khác của FABC đã lưu ý, giới trẻ Á Châu luôn là tiên phong của sự biến đổi về xã hội và tôn giáo ở nhiều quốc gia, dẫn dắt sự giải phóng xã hội và các phong trào ủng hộ tích cực khác nhau, tham gia vào các phong trào canh tân Giáo Hội và nổi lên như là những nhà lãnh đạo trong các chương trình mục vụ của Giáo Hội và trong các Cộng đồng Giáo Hội cơ bản. Nhận diện giới trẻ Á Châu là một trong năm ưu tiên mục vụ chủ yếu (xem FABC VI, Manila, 1995) củng cố niềm hy vọng của giới trẻ và trong giới trẻ. Á Châu trở thành lục địa của giới trẻ, giới trẻ không chỉ giản đơn là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo Hội Á Châu.
9. Trẻ em lao động
34. Một hiện tượng khác đang còn làm đau đớn các gia đình là sự lan rộng của trẻ em lao động. Do sự nghèo khổ và sự bất bình đẳng xã hội, hàng triệu trẻ em bị đẩy vào lực lượng lao động. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một quan điểm văn hoá cho rằng các bậc cha mẹ nghĩ rằng con cái họ là “những của cải” được sử dụng vì quyền lợi của cả gia đình. Vì thế, bản thân các bậc cha mẹ cho phép hoặc thậm chí khuyến khích con cái họ làm những việc lặt vặt ngoài đường phố, trong các xí nghiệp, các cửa hàng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, để có thêm thức ăn và giúp chu cấp cho công việc học hành của chúng [Trong khi Nhật Bản nghiêm cấm khắc khe trẻ em lao động, cần ghi nhận rằng Nhật Bản là đích đến của các trẻ em lao động từ các quốc gia khác, trích báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ, tháng Sáu 2004] Nhưng hậu quả phải có là của việc trẻ em lao động là sự trưởng thành và phát triển của trẻ em không hoàn chỉnh, tỷ lệ mù chữ cao, tình trạng suy dinh dưỡng và hiện tượng bị bỏ rơi hay “trẻ em đường phố” không cha không mẹ, không cửa không nhà và rơi vào con đường tội ác và phạm pháp tuổi vị thành niên.