Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với nhóm Tin Lành Lutheran: Người tín hữu phải theo sát gương mẫu của Chúa Giêsu.
(EWTN News/CNA) Hôm thứ Năm khi được hỏi là ngài thích gì và không thích gì ở người Tin lành Lutheran, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời rằng ngài thích những người Tin Lành Lutheran thực sự theo Chúa Kitô và không thích người Công Giáo giả hình hay có đức tin hời hợt.
Ngài nói “Vâng, cha thích tất cả mọi người Tin Lành ngoan đạo. Có nhiều người rất tốt lành, những người thực sự theo sát Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên cha không thích những người Công Giáo và người Tin Lành có đức tin lờ vờ.”
Nhân dịp gặp đoàn hành hương Tin Lành, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời như trên và ngài cũng lên án những người Công Giáo có “thái độ giả hình” và rằng bạn không thể là một người Công Giáo mà không sống như một người Công Giáo.
Cuộc gặp đoàn hành hương Tin Lành đã xảy ra trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên đường tới Thụy Điển nhân dịp kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành. Cuộc họp tại Thụy Điển cũng đánh dấu 50 năm đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành.
Chuyến đi này tiếp theo những lần thăm viếng đại kết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kể cả việc gặp Đức Thượng Phụ Ilia II, lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Georgia và cuộc họp mới đây tại Vatican với Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Canterbury là Justin Welby.
Nhắc về sự giả hình khi đề cấp đến vấn đề người tỵ nạn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng có sự mâu thuẫn giữa việc một đàng muốn bảo vệ những tín hữu ở Trung Đông, trong khi đàng khác lại chống đối việc giúp đỡ những người tỵ nạn ở những nơi khác, muốn “ xua đuổi” những người “ đang thực sự rất cần giúp đỡ.”
Ngài nói “Nếu tôi nói tôi là người Công Giáo mà lại hành xử như thế này thì tôi là người giả hình.”
Chúng ta có thể tìm thấy “lối sống đức tin Công Giáo” một cách trái ngược, trong dụ ngôn người Samaritan tốt lành. “Một luật sĩ đi qua,nhìn thấy và bỏ đi. Một linh mục đi qua, nhìn thấy và cũng bỏ đi.” Nhưng “một người tội lỗi đi qua, cảm thấy xót thương, đã lại gần và giúp đỡ người gặp nạn.”
“Đây là con đường mà chúng ta phải theo, một con đường yêu thương đoàn kết giữa chúng ta. Hãy giúp đỡ những người khác, giúp những người khốn cùng, giúp anh chị em có nhu cầu và cầu nguyện.”
Với những kẻ chỉ “nói” thay vì “làm”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi đó là lối truyền đạo bằng “chất độc nguy hại nhất chống lại con đường yêu thương đoàn kết”
Ngài nhấn mạnh rằng “Không phải thuyết phục người ta về đức tin của mình bằng lời nói, nhưng các con phải là nhân chứng bằng đời sống đức tin của mình.”
“Khi chúng ta làm nhân chứng đức tin bằng chính cuộc sống của mình thì việc ấy sẽ đánh động trái tim của người khác và họ sẽ phải tự đặt câu hỏi “tại sao những người Công Giáo lại sống tốt lành như vậy.”
“Đó là cách truyền đạo mạnh mẽ nhất để chuẩn bị lòng trí họ sẵn sàng cho Chúa Thánh Thần và chính Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi trái tim họ, chứ không phải chúng ta.”
Nói với các bạn trẻ tại cuộc tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng khuyến khích họ “ trở nên nhân chứng của lòng thương xót” để tăng cường đức tin.
“Trong khi các nhà thần học thực hiện những cuộc đối thoại trong lãnh vực tín lý, chúng ta tiếp tục kiên trì tìm kiếm những cơ hội để gặp gỡ nhau, để biết về nhau hơn, để cùng cầu nguyện và giúp đỡ nhau và những người thiếu thốn.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng Giáo Hội phải luôn cải tiến – rằng Giáo Hội “đang tiến bước, đang trưởng thành”, nhưng có một số cải tiến trong quá khứ bị “nhầm lẫn” hoặc bị “phóng đại.”
“Những nhà cải cách vĩ đại của Giáo Hội là những vị thánh, những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành.”
“Có lẽ họ không phải là các nhà thần học hay thày dạy vĩ đại, nhưng chỉ là những người khiêm nhường với “trái tim đầy tràn lời dạy của Chúa và chính họ đã thực sự canh tân Giáo Hội.” Những con người tốt lành như thế này có mặt cả ở cộng đồng Tin Lành Lutheran và cả ở trong Giáo Hội Công Giáo.”
“Tin Lành Lutheran và Công Giáo gắn bó với nhau vì chúng ta đều là những người tin vào Chúa Kitô. Chúng ta không chọn Chúa, nhưng chính Chúa đã chọn chúng ta và đây là một hồng ân.”
“Chúng ta trở nên công chính không phải bởi chính chúng ta hay bởi người khác, “Chỉ có Máu Thánh Chúa Kitô đã cứu chúng ta và làm cho chúng ta nên công chính.”
Vào cuối cuộc tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đùa là đến phiên ngài hỏi những khách hành hương Tin Lành Lutheran một câu hỏi rằng “Ai tốt hơn” Tin Lành hay Công Giáo? Mọi người hân hoan cười vui thay cho câu trả lời.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Hôm thứ Năm khi được hỏi là ngài thích gì và không thích gì ở người Tin lành Lutheran, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời rằng ngài thích những người Tin Lành Lutheran thực sự theo Chúa Kitô và không thích người Công Giáo giả hình hay có đức tin hời hợt.
Ngài nói “Vâng, cha thích tất cả mọi người Tin Lành ngoan đạo. Có nhiều người rất tốt lành, những người thực sự theo sát Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên cha không thích những người Công Giáo và người Tin Lành có đức tin lờ vờ.”
Nhân dịp gặp đoàn hành hương Tin Lành, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời như trên và ngài cũng lên án những người Công Giáo có “thái độ giả hình” và rằng bạn không thể là một người Công Giáo mà không sống như một người Công Giáo.
Cuộc gặp đoàn hành hương Tin Lành đã xảy ra trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên đường tới Thụy Điển nhân dịp kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành. Cuộc họp tại Thụy Điển cũng đánh dấu 50 năm đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành.
Chuyến đi này tiếp theo những lần thăm viếng đại kết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kể cả việc gặp Đức Thượng Phụ Ilia II, lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Georgia và cuộc họp mới đây tại Vatican với Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Canterbury là Justin Welby.
Nhắc về sự giả hình khi đề cấp đến vấn đề người tỵ nạn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng có sự mâu thuẫn giữa việc một đàng muốn bảo vệ những tín hữu ở Trung Đông, trong khi đàng khác lại chống đối việc giúp đỡ những người tỵ nạn ở những nơi khác, muốn “ xua đuổi” những người “ đang thực sự rất cần giúp đỡ.”
Ngài nói “Nếu tôi nói tôi là người Công Giáo mà lại hành xử như thế này thì tôi là người giả hình.”
Chúng ta có thể tìm thấy “lối sống đức tin Công Giáo” một cách trái ngược, trong dụ ngôn người Samaritan tốt lành. “Một luật sĩ đi qua,nhìn thấy và bỏ đi. Một linh mục đi qua, nhìn thấy và cũng bỏ đi.” Nhưng “một người tội lỗi đi qua, cảm thấy xót thương, đã lại gần và giúp đỡ người gặp nạn.”
“Đây là con đường mà chúng ta phải theo, một con đường yêu thương đoàn kết giữa chúng ta. Hãy giúp đỡ những người khác, giúp những người khốn cùng, giúp anh chị em có nhu cầu và cầu nguyện.”
Với những kẻ chỉ “nói” thay vì “làm”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi đó là lối truyền đạo bằng “chất độc nguy hại nhất chống lại con đường yêu thương đoàn kết”
Ngài nhấn mạnh rằng “Không phải thuyết phục người ta về đức tin của mình bằng lời nói, nhưng các con phải là nhân chứng bằng đời sống đức tin của mình.”
“Khi chúng ta làm nhân chứng đức tin bằng chính cuộc sống của mình thì việc ấy sẽ đánh động trái tim của người khác và họ sẽ phải tự đặt câu hỏi “tại sao những người Công Giáo lại sống tốt lành như vậy.”
“Đó là cách truyền đạo mạnh mẽ nhất để chuẩn bị lòng trí họ sẵn sàng cho Chúa Thánh Thần và chính Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi trái tim họ, chứ không phải chúng ta.”
Nói với các bạn trẻ tại cuộc tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng khuyến khích họ “ trở nên nhân chứng của lòng thương xót” để tăng cường đức tin.
“Trong khi các nhà thần học thực hiện những cuộc đối thoại trong lãnh vực tín lý, chúng ta tiếp tục kiên trì tìm kiếm những cơ hội để gặp gỡ nhau, để biết về nhau hơn, để cùng cầu nguyện và giúp đỡ nhau và những người thiếu thốn.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng Giáo Hội phải luôn cải tiến – rằng Giáo Hội “đang tiến bước, đang trưởng thành”, nhưng có một số cải tiến trong quá khứ bị “nhầm lẫn” hoặc bị “phóng đại.”
“Những nhà cải cách vĩ đại của Giáo Hội là những vị thánh, những người lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành.”
“Có lẽ họ không phải là các nhà thần học hay thày dạy vĩ đại, nhưng chỉ là những người khiêm nhường với “trái tim đầy tràn lời dạy của Chúa và chính họ đã thực sự canh tân Giáo Hội.” Những con người tốt lành như thế này có mặt cả ở cộng đồng Tin Lành Lutheran và cả ở trong Giáo Hội Công Giáo.”
“Tin Lành Lutheran và Công Giáo gắn bó với nhau vì chúng ta đều là những người tin vào Chúa Kitô. Chúng ta không chọn Chúa, nhưng chính Chúa đã chọn chúng ta và đây là một hồng ân.”
“Chúng ta trở nên công chính không phải bởi chính chúng ta hay bởi người khác, “Chỉ có Máu Thánh Chúa Kitô đã cứu chúng ta và làm cho chúng ta nên công chính.”
Vào cuối cuộc tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đùa là đến phiên ngài hỏi những khách hành hương Tin Lành Lutheran một câu hỏi rằng “Ai tốt hơn” Tin Lành hay Công Giáo? Mọi người hân hoan cười vui thay cho câu trả lời.
Giuse Thẩm Nguyễn