VIỆC DẠY GIÁO LÝ THỜI KỲ CHA ĐẮC LỘ
Nhân dịp tuyên phong Chân Phước cho Thày Anrê Phú yên, một trong những Thày Giảng giúp Cha Đắc Lộ trong việc truyền giáo ở Đàng Trong, giúp Cha dạy giáo lý cho chầu nhưng và giáo hữu trong khoảng tiền bán thế kỷ thứ XVII, tôi muốn nói sơ qua về việc dạy giáo lý trong thời kỳ này. Chắc chắn bài này sẽ không được trình bày sâu xa như sự mong ước, vì lý do thời gian cấp bách và vì giới hạn chuyên môn của mình. Tuy nhiên, khi viết bài này, tôi muốn ghi nhận một vài nét đặc biệt trong việc dậy giáo lý thời vào thời Thày Giảng Anrê Phú Yên, để có thể nhận thấy hoạt động tông đồ của Thày và để các giáo lý viên Việt Nam Hải Ngoại rút được kinh nghiệm nơi người Anh cả trong công tác dạy giáo lý viên của mình.
Trong bài này tôi sẽ nói ba điểm sau
I. TRUYỀN THỐNG SOẠN SÁCH GIÁO LÝ
Mỗi người chúng ta đều biết rõ thế nào là một cuốn sách giáo lý, vì tại Việt Nam và bây giờ ở Hải Ngoại, chúng ta đã quen thuộc với nhiều loại sách giáo lý: như giáo lý các Địa Phận : Hà nội, Bùi Chu, Sài Gòn vậy việc soạn sách giáo lý diễn ra thế nào trong lịch sử Giáo Hội.
Như chúng ta biết, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các tông đồ đi rao giảng khắp nơi và dạy dỗ mọi điều Ngài truyền (xc. Mt 28,16-20). Chúa cũng đã hứa với các tông đồ, sẽ sai Thánh Thần xuống để nhắc nhở mọi điều Ngài dạy các ông (xc. Ga, 16,12-15). Các tông đồ đã vâng mệnh lệnh này và đi rao giảng.
Việc rao giảng của các ông trước tiên là các bài huấn giáo có ý trình bày các sự kiện cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện qua cuộc tử nạ và phục sinh của Ngài (xc. Bài giảng của Phêrô ngày Lễ Ngũ Tuần (xc.Cv 2,14-41; 10,34-43). Trong thời kỳ này, sự kiện Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại, lên trời, được tôn vinh là Chúa, việc ngự bên hữu Chúa Cha, như là Đấng cứu thế mọi loài, được coi như là nội dung chính yếu trong bài giảng của các tông đò Phêrô, Phaolô và Stêphanô (xc. Cv 7,1-53) và các tông đồ khác. Các ông tường thuật biến cố vượt qua, rồi cuộc đời của Chúa Kitô, với những chứng từ trong Cựu Ước liên hệ tới sự kiện này, và đưa ra những áp dụng cụ thể cho những ai muốn theo Chúa Kitô, nhất là thái độ thống hối, trở lại, thực hành bác ái và tin vào Chúa Kitô.
Dần dần việc rao giảng này được đúc kết theo một số công thức. Trước tiên chúng ta có công thức tuyên xưng đức tin khi chịu phép rửa tội. Rồi Kinh Tin Kính các thánh các thánh Tông Đồ (Symbolum Apostolorum). Kinh Tin Kính này được dùng để tuyên xưng đức tin trong nghi thức rửa tội và khai tâm Kitô Giáo, và là Kinh Tin Kính chúng ta đọc hằng ngày. Người ta truyền lại rằng trước khi các thánh Tông Đồ chia tay nhau đi rao giảng, các ông họp nhau lại và định một số điều phải tin để sau này các nơi cứ đó mà dạy dỗ muôn dân. Chúng ta có thể nói kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ là một bản văn giáo lý thứ nhất, nếu sách giáo lý được hiểu là bản tóm lược các điều phải tin, phải lãnh nhận, phải làm, phải sống và cầu nguyện. sau đó có Kinh Tin Kính công đồng Nicenô Constantinopolitano là Kinh Tin Kính chúng ta đọc trong Thánh Lễ.
Về sau các giáo phận, các vùng có sáng kiến soạn sách giáo lý cho giáo phận, cho vùng, cho nước của mình, theo chỉ thị của giám mục hay các công đồng địa phương, như bên Pháp có cuốn giáo lý của giáo phận Meaux, được sọan vào năm 1686, và năm 1806 có cuốn giáo lý khác thay thế, gọi là cuốn giáo lý cho tất cả vương quốc Pháp.
Nội dung cuốn giáo lý thay đổi tùy theo nơi; nhưng thường gồm những điều giải thích các khỏan trong Kinh Tin kính, Kinh Lạy Cha, các kinh đọc trong thánh lễ, các điểm liên hệ tới các bí tích. Về sau có thêm việc giải thích các sách phúc âm và thư các thánh tông đồ, giải thích bí tích thánh thể, rồi phần luân lý, phần bàn về các sự sau (cánh chung). Sang thế kỷ XIV, thủ bản giáo lý gồm có Kinh Tin Kính, 10 điều răn Đức Chúa Trời, các ngỳa lễ của giáo hội, các việc bác ái phải làm, việc linh hồn được thưởng kiến dung nhan Thiên Chúa. Sau đó sách giáo lý nói rõ 12 điều phải tin, 10 giới răn, bảy mối tội đầu, việc cầu nguyện, việc lãnh nhận các bí tích.
Vào thế kỷ thứ XVI, có sách giáo lý soạn theo kiểu hỏi thưa, gồm sáu bài giáo lý : 5 bài giáo lý về Kinh Tin Kính, bài giáo lý thứ 6 về 10 giới răn và kinh Lạy Cha.
Năm 1566 sau công đồng chung Tridentino, thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ V, cuốn giáo lý Rôma đã được công bố, theo ý muốn của công đồng. Đây là cuốn giáo lý chung đầu tiên tóm lược các giáo lý của giáo hội. Sách giáo lý Rôma gồm 4 phần : phần 1 trình bày giáo lý về điều phải tin và Kinh Tin Kính. phần 2 giáo lý về bí tích. Phần 3 giáo lý về các giới răn. Và phần 4 giáo lý về cầu nguyện, Kinh lạy Cha, các nhân đức, các việc bác ái, về tội và về các sự sau. Mục đích của cuốn giáo lý này là để các linh mục có một thủ bản mà dùng khi dạy giáo lý cho các bổn đạo.
Năm 1992, với ấn bản mẫu tiếng Pháp và năm 1996, ấn bản mẫu La tinh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ký tông hiến “kho tàng đức tin”(Depositum fide) công bố sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, được sọan theo ý muốn của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, năm 1985, khóa họp đặc biệt để kiểm điểm việc thực thi các chỉ thị của công đồng chung Vaticano II. Sách giáo lý gồm có 4 phần : phần thứ I các điều tôi phải tin; phần thứ II những điều tôi cử hành; phần thứ III, những điều tôi phải làm, và sau cùng, phần thứ IV, việc cầu nguyện, mục đích của cuốn giáo lý này là để có một bản qui chiếu, từ đó các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới dựa vào mà soạn cuốn giáo lý cho vùng của mình. Đó là nền tảng của đức tin và của việc dạy giáo lý. Tại Việt Nam Hội Đồng Giám Mục đã cho dùng thứ bản dịch sách Giáo Lý mới này, do Ủy Ban Giáo Lý Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện, đồng thời cũng cho soạn một cuốn giáo lý chỉ nam cho các giáo lý viên dùng.
Theo truyền thống trên đây của toàn thể Giáo Hội, khi các giáo sĩ đến Việt Nam giảng đạo, các ngài cũng cho soạn sách giáo lý. Giáo sĩ Francisco de Pina đã cùng với một tín hữu trở lại đạo công giáo dịch Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Mười Điều Răn. Các tín hữu ghi chép các kinh này và học thuộc lòng. Linh mục Pina cũng viết ra các điều phải tin, trong đó có điều phải tin chỉ có một Đức Chúa trời mà thôi, các mầu nhiệm trong đạo, như mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi, về Chúa Nhập Thể, và chuộc tội cứu thế, cũng như sự cần thiết của đức tin và các bí tích để được tham dự vào ơn ích cứu rỗi của Chúa Kitô. Các tín hữu cũng chép lại các điều này, và bắt đầu lần hạt kính Đức Mẹ như ở bên tây phương (trích từ Roland Jacques, OMI., Bồ Đào Nha và công cuộc sách chế chử quốc ngữ. phải chăng cần viét lại lịch sử, trong báo Định Hướng, số 17, Mùa thu năm 1998, tr.27, và ghi chú, số 51). Linh Mục Pina là người Bồ Đào Nha, được mọi người kính chuộng vì ông nói tiếng của họ, như chính ngià là người bản xứ Đàng Trong vậy (sd., tr.28 và ghi chú, số 55). Giáo sĩ Pina có hai học trò cự phách, là giáo sĩ Antonio de Fontes và cha Đắc Lộ.
Theo Linh mục Dòng Tên Metello Saccano, tại Đàng Trong đã có một số bản văn giáo lý được viết ra bằng tiếng bản xứ và chử nôm, nhằm dạy cho dân chúng mầu nhiệm của đạo công giáo và loại bỏ những sai lạc của tà phái. Toàn tác phẩm được chia ra làm tám bài giảng (sd,tr.36, ghi chú số 97).
Đi từ những điều trình bày trên đây, chúng ta có thể đặt sách Phép Giảng Tám Ngày của Cha Đắc Lộ (catechismus pro iis qui volunt suuscipere Baptismum in octo dies divisus = Phép Giảng Tám Ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà vào đạo thánh Đức Chúa Lời, Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in Lucem editus, ab Alexandro De Rohdes e Societate lesu, eiusdemque Sacrae congregationis missionario apostolico, Romae, Typis Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, 1651) trong bối cảnh chung của việc soạn sách giáo lý chung hay cho từng địa phương, áp dụng cho hoàn cảnh của giáo đoàn Đàng trong vào thời đó.
II. VIỆC THAM GIA CỦA CÁC GIÁO LÝ VIÊN
Nhìn chung vấn dề giáo lý viên trong Giáo Hội
Đối với chúng ta, thành phần giáo lý viên thật là quen thuộc trong các giáo xứ, cộng đoàn, nhất là từ sau Công Đồng chung Vaticano II với sắc lệnh về truyền giáo “đến với muôn dân”; và Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 1974 về việc rao giảng Tin Mừng (Sắc lệnh truyền giáo, số 17; tông huấn loan truyền giáo lý (16-10-1979); thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế (7-12-1990); tông huấn Giáo Hội tại Phi Châu, 14-9-1995, số 91). Năm 1993, bộ phúc âm hóa các dân tộc đã ra một cuốn chỉ nam cho các giáo lý viên (Congregazione per l`Evangelizzazione dei Popoli, Guida per catechisti, Cittadel Vaticano 1993). Trong buổi gặp gỡ chung hằng tuần với tín hữu, ngày thứ tư, 6-3-1985, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã nói rõ ràng về việc huấn luyện các giáo lý viên.
Như vậy ngày nay sự đóng góp của các giáo lý viên thật rõ ràng và quan trọng. nhưng vấn đề không đơn giản như thế vào những thế kỷ trước.
Vào năm 1669, Thánh Bộ Truyền Giáo có ra chỉ thị cho các Đấng Bản Quyền tại các vùng truyền giáo phải chọn lựa các giáo lý viên là những người đàn ông độc thân để giúp các ngài trong việc giảng dạy giáo lý và các công tác mục vụ khác, kể cả việc rửa tội. về sau các giáo lý viên được hiểu theo nghĩa rộng hơn và có mục đích để dạy giáo lý cho trẻ con và một số người khác. Con số giáo lý viên cũng tăng dần trong các vùng.
Vào năm 1946, chúng ta có con số giáo lý viên theo con số thống kê của Bộ Truyền giáo như sau:
Tại Á Châu : 17.664 nam giáo lý viên; 7661nữ giáo lý viên
Tại Phi Châu : 55.040 nam giáo lý viên 3543 nữ giáo lý viên
Tại Mỹ Châu : 718 nam giáo lý 1718 nữ giáo lý viên
Tại Úc Châu : 4175 nam giáo lý viên 1193 nữ giáo lý viên
Tại Âu Châu : 4 nam giáo lý viên
Theo thống kê của Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, trong cuốn niên giám (cuốn cuối cùng được xuất bản) “Guida delle Missioni Cattoliche 1989”, Roma, Congregazione per l`Evangelizzazione dei Popoli, chúng ta có con số các giáo lý viên hoạt động toàn phần thời gian trong các xứ truyền giáo thuộc thẩm quyền của Bộ là 46.660 người; các giáo lý viên hoạt động bán thời gian là 212.115 người. số Linh Mục là 46.932; số tín hữu công giáo thuộc thẩm quyền của Bộ là 116.563.204 người; như vậy mỗi Linh mục phải coi sóc 2483 giáo hữu, với sự cộng tác cảu một giáo lý viên làm việc toàn phần và 4 giáo lý viên làm việc bán phần thời gian trợ giúp.
Theo thống kê của hãng thông tấn Fides của Bộ công giáo công bố nhân ngày Truyền Giáo, Chúa Nhật, 18-10-1998, chúng ta có con số các giáo lý viên trên thế giới như sau : khắp nơi trên thế giới là 1.584.633. Tại Phi Châu : 324.849; Mỹ Châu : 741.069; tại Á Châu : 183.299; Âu Châu 322.758; Úc Châu 12.658. Năm 1999, thì con số giáo lý viên trên thế giới là 2.019.021 (theo niên giám Tòa Thánh 1999).
Tại Pháp, năm 1983-1984, có 220.000 giáo lý viên dạy giáo lý cho các lớp tuổi khác nhau trong các giáo phận tại Pháp, trong số đó 87% là giáo dân, và 84% là nữ giới (phúc trình của ủy ban về việc dạy tôn giáo, thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp).
Tại Việt Nam, các giáo lý viên cũng được lưu tâm rất nhiều và con số càng ngày càng đông tại các giáo phận. Sau đây là một vài con số mà chúng tôi có được. Năm 1994, nhân ngày kỷ niệm 350 năm Thày Anrê tử đạo (1644-1994), khoảng 1500 giáo lý viên họp mặt tại nhà thờ Đức bà Sài Gòn và đã ký vào đơn xin phong Á Thánh cho Thày (xc. Bài viết của Cosma Hoàng văn Đạt SJ. : Thày Anrê Phú Yên, Người chứng thứ nhất (1625-1644), theo thống kê nộp Tòa Thánh năm 1995, giáo phận Bùi Chu có 1348 giáo lý viên, giáo phận Mỹ Tho, năm 1998, có 330 giáo lý viên.
Tổ chức giáo lý viên ở Đàng Trong Việt Nam vào thế kỷ XVII
Theo tiến trình sinh hoạt của Giáo Hội và theo kinh nghiệm truyền giáo tại Nhật Bản với những cản trở, bách hại đạo tại đó, Cha Đắc Lộ đã muốn có sự cộng tác tích cực và trực tiếp của giáo dân, dù họ là những người mới trở lại đạo (xc. Congregatio de Causis Sanctorum, Beatificationis seu Declarationis martiryii Servi Dei Andreae, viri laici et catechistae Proto-martyris de Viet Nam (ca. 1625-1644), Positio super martyrio, vol. I: Relatio, Preasentiano, Vita documentata – infomatio, Romae, 1998, p. 69-79 = Posito). Sự cộng tác này được thể hiện qua hai hình thức :
Hình thức các gaío dân trong việc điều hành cộng đoàn tại chổ, giúp Linh mục trong các công tác tôn giáo thường xuyên; điều hành cộng đoàn khi linh mục không ở lại tại chổ lâu hơn, và chuẩn bị để khi linh mục đến viếng thăm, có thể thi hành những công tác mục vụ ngay, mà không mất thời giờ chuẩn bị, như dạy giáo lý trẻ em xưng tội rước lễ lần đầu, dạy chầu nhưng, đứng đầu các buổi cầu nguyện chung. Những người này thường là những người có lòng nhiệt thành và đôi khi biết về thuốc men thông thường.
Những người được tuyển chọn đặc biệt để lo việc giảng dạy giáo lý. Tại Việt Nam Cha Đắc Lộ đã theo kinh nghiệm do hoàn cảnh khó khăn của các vùng truyền giáo Á Châu, nên muốn có sự đóng góp tích cực và trực tiếp vào việc rao giảng Tin Mừng, cũng như coi sóc giáo dân, nhất là khi không có mặt linh mục tại chổ hoặc giáo đoàn bị bách hại. Đây cũng là chiều hướng của Cha Đắc Lộ nuốn cho các vùng truyền giáo dần dần tự lập và trưởng thành, trong đó có việc đặt giám mục, truyền chức linh mục cho người bản xứ và giáo dân tham gia vào việc truyền giáo nhiều hơn. Cha Đác Lộ kể lại chuyến viếng tăhm Phú Yên lần đầu tiên, trong đó ngài ghi lại các công việc của các thày giảng như sau :”khi tôi ngồi tòa, thì các kẻ giảng làm phân sự dạy người tân tòng. Tôi cùng tìm thời gian để mỗi ngày giảng 2 lần.”(trích theo bìa viết của Cosma Hoàng Văn Đạt SJ.: Thày Anrê Phú Yên, Người chứng thứ nhất (1625-1644).
Về phương diện giáo dân dạy giáo lý, Cha Đắc Lộ đã thành lập Hội Thày Giảng, gọi là “Nhà Đức Chúa Trời”. Hội này thu nhận các thanh niên tình nguyện suốt đời giúp các giáo sĩ lo việc truyền giáo, với những lời khấn đặc biệt, để có thể giúp việc một cách tích cực và hữu hiệu hơn. Vì thế vai trò của các Thày Giảng rất quan trọng trong thời kỳ này. Việc thu nhận và và huấn luyện các Thày Giảng cũng được thực hiện một cách cẩn thận. chính vì vậy, lúc đầu Cha Đắc Lộ đã ngàn ngại nhận Thày Anrê vào hội này. Các Thày sống gần gũi với vị thừa sai, có lời khấn hứa để sống một đời sống đặc biệt như một cộng đoàn tu sĩ. Họ được huấn luyện kỹ lưỡng, có thể ban bí tích rửa tội khi không có vị thừa sai. Để huấn luyện, các Thày thường đi theo các vị truyền giáo và theo các lớp giáo lý các vị này dạy các người dự tòng. Đây Là Hội Thày Giảng được Cha Đắc Lộ thành lập ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Ngài cũng sọan ra một thủ bản giáo lý để các Thày dùng mà dạy giáo lý, đó là cuốn Phép Giảng Tám Ngày cho những người muốn nhập đạo thánh Đức Chúa Trời (in tại Roma, năm 1651do Thánh Bộ Truyền Giáo bảo trợ và thực hiện).
III. VIỆC DẠY GIÁO LÝ THỜI CHA ĐẮC LỘ
Việc dạy giáo lý thời kỳ sơ khai truyền giáo gồm có việc loan báo Tin Mừng cứu độ, việc dạy dỗ các giáo lý căn bản trong Đạo, rồi việc lãnh nhận bí tích rửa tội, thêm sức và thánh thể, và việc huấn nhiệm sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Ở thời kỳ truyền giáo sơ khai này, chúng ta thấy các yếu tố lẫn lộn nhau và nhấn mạnh hơn vào việc dạy giáo lý căn bản.
Cha Đắc Lộ đã đến Việt Nam với tinh thần truyền giáo hăng say, với đường hướng thích nghi cao độ vào đời sống, văn hóa và phong tục Việt Nam, người ta cho rằng phương pháp truyền giáo và dạy giáo lý của Cha Ricci bên Trung Quốc và của Cha Đắc Lộ ở Việt Nam giống nhau (xc. Positio, I,tr47-50; Đỗ Quang Chính, Les Adaptations culturelles d`Alexandre de Rhodes, Etudes interdisciplinaires sur le Viet Nam, vol. 1,2 semestre 1974, Sàigòn).
Trước tiên ngài đã học tiếng bản xứ và tìm cách tiếp xúc với người Việt Nam. Để đạt mục đích này, ngài muốn sử dụng một ngôn ngữ có thể giúp cho việc truỳên thông này. Trong chiều hướng này chữ Quốc Ngữ đã thành hình. Về điều này chúng ta có nhiều tài liệu để nhận ra công lao của Cha Đắc Lộ. Ngay cuốn Phép Giảng Tám Ngày với việc in hai cột tiếng Latinh và chữ Quốc Ngữ thời đó là một bằng chứng cảu sự hăng say của ngài với công cuộc truyền giáo và với phương tiện truyền thông với người bản xứ.
Việc thứ hai ngài làm là soạn ra một cuốn thủ bản để những người dạy giáo lý thời đó dùng mà giúp người khác học đạo và tìm hiểu đạo, nhất là cho nhóm Thầy Giảng dùng để khi về các họ giáo, hoặc khi vắng các thừa sai. Đọc cuốn tóm lược của cha Đắc Lộ, chúng ta nhận ra ngài đã theo các cuốn giáo lý trước đây, nhất là cuốn Giáo Lý Rôma (1566) sau công đồng chung Tridentinô.
Cuốn giáo lý Phép Giảng Tám Ngày trình bày những điều cần thiết để giúp các Thầy Giảng đọc trước, tìm hiểu thêm và rồi đem ra dạy dỗ những người dự tòng, cũng như dùng trong các lớp giáo lý khác. Hình thức và nội dung của nó vắn gọn, có 8 ngày, đi từ những điểm giáo lý liên hệ tới con người, nguồn gốc, số phận và cùng đích của con người; rồi bàn về sự hiện hữu của Thiên Chúa; nói tới thiếu sót của một số nền luân lý và niềm tin của con người đương thời trong xã hội Việt Nam thời đó. Tiếp theo cuốn giáo lý trình bày về cuộc đời Chúa Cứu Thế. Sau cùng sách giáo lý trình bày về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi và các sự sau. Hình thức giảng trong 8 ngày, có lẽ là hình thức linh thao vắn gọn mà mỗi tu sĩ Dòng Tên theo để cấm phòng mỗi năm. Cha Đắc Lộ ưa dùng những hình ảnh, đi từ những sự kiện trong dân gian để rồi đưa tới giáo lý của đạo công giáo. Ngoài ra còn có thêm các điểm cụ thể của hoàn cảnh Việt Nam thời đó, như biện minh giáo lý công giáo trước các điều giáo huấn của Phật Giáo, Lão Giáo hay Khổng Giáo, hay niềm tin dân gian thường ngày.
Về liên hệ với người theo đạo, phương pháp đề ra các điểm sau đây:
Tôn trọng sự tự do của người lương dân và phong tục của họ, nếu không có gì trái với Tin Mừng (Định Hướng, số 17, 1988, tr. 72)
Chuẩn bị kỹ lưỡng những ai muốn theo đạo, trước khi họ chịu phép rửa tội.
Trước khi phi bác các điểm sai lầm trong niềm tin của người dự tòng, cần cho họ những giáo lý căn bản của đạo mặc khải, như vậy họ sẽ nhận ra sự thật và chấp nhận các lý lẽ phi bác về sau.
Ngay trước khi chịu phép rửa tội, phải dạy cho họ biết cầu nguyện, là các việc lành bác ái, như bố thí bứt họ học giáo lý kỹ lưỡng và chấp nhận giáo lý cứu rỗi với niềm tin sâu xa.
Sau khi đã chịu phép rửa tội, cần tiếp tục giúp họ sống đức tin, chứ không bỏ rơi tân tòng (xc. Định hướng, số 17, 1988, tr. 72)
Về cách thế thực hiện: dùng tiếng bản xứ hết sức có thể, vì thế các giáo sĩ phải học tiếng bản xứ cho thông thạo.
Dùng các hình ảnh truyền thống để giúp trình bày giáo lý.
Có một thử bản rõ ràng để các giáo lý viên dùng.
về người dạy giáo lý: dùng chính người bản xứ, chọn lựa kỹ lưỡng về điều kiện đạo đức, học vấn; được huấn luyện kỹ lưỡng trước khi sai đi dạy giáo lý.
Những điều vừa trình bày trên đây rất sơ lược, với mục đích đưa ra một cái nhìn chung về việc dạy giáo lý thời kỳ Cha Đắc Lộ và Thầy Giảng Anrê hoạt động truyền giáo và dạy giáo lý. Thầy Anrê cũng đã được huấn luyện và theo cách thức này. Trong cụ thể chắc chắn bài này cần có những chứng có tư liệu rõ ràng và cần được đào sâu hơn, điều mà tôi không thể làm được trong bài này.
Nhân dịp tuyên phong Chân Phước cho Thày Anrê Phú yên, một trong những Thày Giảng giúp Cha Đắc Lộ trong việc truyền giáo ở Đàng Trong, giúp Cha dạy giáo lý cho chầu nhưng và giáo hữu trong khoảng tiền bán thế kỷ thứ XVII, tôi muốn nói sơ qua về việc dạy giáo lý trong thời kỳ này. Chắc chắn bài này sẽ không được trình bày sâu xa như sự mong ước, vì lý do thời gian cấp bách và vì giới hạn chuyên môn của mình. Tuy nhiên, khi viết bài này, tôi muốn ghi nhận một vài nét đặc biệt trong việc dậy giáo lý thời vào thời Thày Giảng Anrê Phú Yên, để có thể nhận thấy hoạt động tông đồ của Thày và để các giáo lý viên Việt Nam Hải Ngoại rút được kinh nghiệm nơi người Anh cả trong công tác dạy giáo lý viên của mình.
Trong bài này tôi sẽ nói ba điểm sau
I. TRUYỀN THỐNG SOẠN SÁCH GIÁO LÝ
Mỗi người chúng ta đều biết rõ thế nào là một cuốn sách giáo lý, vì tại Việt Nam và bây giờ ở Hải Ngoại, chúng ta đã quen thuộc với nhiều loại sách giáo lý: như giáo lý các Địa Phận : Hà nội, Bùi Chu, Sài Gòn vậy việc soạn sách giáo lý diễn ra thế nào trong lịch sử Giáo Hội.
Như chúng ta biết, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các tông đồ đi rao giảng khắp nơi và dạy dỗ mọi điều Ngài truyền (xc. Mt 28,16-20). Chúa cũng đã hứa với các tông đồ, sẽ sai Thánh Thần xuống để nhắc nhở mọi điều Ngài dạy các ông (xc. Ga, 16,12-15). Các tông đồ đã vâng mệnh lệnh này và đi rao giảng.
Việc rao giảng của các ông trước tiên là các bài huấn giáo có ý trình bày các sự kiện cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện qua cuộc tử nạ và phục sinh của Ngài (xc. Bài giảng của Phêrô ngày Lễ Ngũ Tuần (xc.Cv 2,14-41; 10,34-43). Trong thời kỳ này, sự kiện Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại, lên trời, được tôn vinh là Chúa, việc ngự bên hữu Chúa Cha, như là Đấng cứu thế mọi loài, được coi như là nội dung chính yếu trong bài giảng của các tông đò Phêrô, Phaolô và Stêphanô (xc. Cv 7,1-53) và các tông đồ khác. Các ông tường thuật biến cố vượt qua, rồi cuộc đời của Chúa Kitô, với những chứng từ trong Cựu Ước liên hệ tới sự kiện này, và đưa ra những áp dụng cụ thể cho những ai muốn theo Chúa Kitô, nhất là thái độ thống hối, trở lại, thực hành bác ái và tin vào Chúa Kitô.
Dần dần việc rao giảng này được đúc kết theo một số công thức. Trước tiên chúng ta có công thức tuyên xưng đức tin khi chịu phép rửa tội. Rồi Kinh Tin Kính các thánh các thánh Tông Đồ (Symbolum Apostolorum). Kinh Tin Kính này được dùng để tuyên xưng đức tin trong nghi thức rửa tội và khai tâm Kitô Giáo, và là Kinh Tin Kính chúng ta đọc hằng ngày. Người ta truyền lại rằng trước khi các thánh Tông Đồ chia tay nhau đi rao giảng, các ông họp nhau lại và định một số điều phải tin để sau này các nơi cứ đó mà dạy dỗ muôn dân. Chúng ta có thể nói kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ là một bản văn giáo lý thứ nhất, nếu sách giáo lý được hiểu là bản tóm lược các điều phải tin, phải lãnh nhận, phải làm, phải sống và cầu nguyện. sau đó có Kinh Tin Kính công đồng Nicenô Constantinopolitano là Kinh Tin Kính chúng ta đọc trong Thánh Lễ.
Về sau các giáo phận, các vùng có sáng kiến soạn sách giáo lý cho giáo phận, cho vùng, cho nước của mình, theo chỉ thị của giám mục hay các công đồng địa phương, như bên Pháp có cuốn giáo lý của giáo phận Meaux, được sọan vào năm 1686, và năm 1806 có cuốn giáo lý khác thay thế, gọi là cuốn giáo lý cho tất cả vương quốc Pháp.
Nội dung cuốn giáo lý thay đổi tùy theo nơi; nhưng thường gồm những điều giải thích các khỏan trong Kinh Tin kính, Kinh Lạy Cha, các kinh đọc trong thánh lễ, các điểm liên hệ tới các bí tích. Về sau có thêm việc giải thích các sách phúc âm và thư các thánh tông đồ, giải thích bí tích thánh thể, rồi phần luân lý, phần bàn về các sự sau (cánh chung). Sang thế kỷ XIV, thủ bản giáo lý gồm có Kinh Tin Kính, 10 điều răn Đức Chúa Trời, các ngỳa lễ của giáo hội, các việc bác ái phải làm, việc linh hồn được thưởng kiến dung nhan Thiên Chúa. Sau đó sách giáo lý nói rõ 12 điều phải tin, 10 giới răn, bảy mối tội đầu, việc cầu nguyện, việc lãnh nhận các bí tích.
Vào thế kỷ thứ XVI, có sách giáo lý soạn theo kiểu hỏi thưa, gồm sáu bài giáo lý : 5 bài giáo lý về Kinh Tin Kính, bài giáo lý thứ 6 về 10 giới răn và kinh Lạy Cha.
Năm 1566 sau công đồng chung Tridentino, thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ V, cuốn giáo lý Rôma đã được công bố, theo ý muốn của công đồng. Đây là cuốn giáo lý chung đầu tiên tóm lược các giáo lý của giáo hội. Sách giáo lý Rôma gồm 4 phần : phần 1 trình bày giáo lý về điều phải tin và Kinh Tin Kính. phần 2 giáo lý về bí tích. Phần 3 giáo lý về các giới răn. Và phần 4 giáo lý về cầu nguyện, Kinh lạy Cha, các nhân đức, các việc bác ái, về tội và về các sự sau. Mục đích của cuốn giáo lý này là để các linh mục có một thủ bản mà dùng khi dạy giáo lý cho các bổn đạo.
Năm 1992, với ấn bản mẫu tiếng Pháp và năm 1996, ấn bản mẫu La tinh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ký tông hiến “kho tàng đức tin”(Depositum fide) công bố sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, được sọan theo ý muốn của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, năm 1985, khóa họp đặc biệt để kiểm điểm việc thực thi các chỉ thị của công đồng chung Vaticano II. Sách giáo lý gồm có 4 phần : phần thứ I các điều tôi phải tin; phần thứ II những điều tôi cử hành; phần thứ III, những điều tôi phải làm, và sau cùng, phần thứ IV, việc cầu nguyện, mục đích của cuốn giáo lý này là để có một bản qui chiếu, từ đó các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới dựa vào mà soạn cuốn giáo lý cho vùng của mình. Đó là nền tảng của đức tin và của việc dạy giáo lý. Tại Việt Nam Hội Đồng Giám Mục đã cho dùng thứ bản dịch sách Giáo Lý mới này, do Ủy Ban Giáo Lý Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện, đồng thời cũng cho soạn một cuốn giáo lý chỉ nam cho các giáo lý viên dùng.
Theo truyền thống trên đây của toàn thể Giáo Hội, khi các giáo sĩ đến Việt Nam giảng đạo, các ngài cũng cho soạn sách giáo lý. Giáo sĩ Francisco de Pina đã cùng với một tín hữu trở lại đạo công giáo dịch Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Mười Điều Răn. Các tín hữu ghi chép các kinh này và học thuộc lòng. Linh mục Pina cũng viết ra các điều phải tin, trong đó có điều phải tin chỉ có một Đức Chúa trời mà thôi, các mầu nhiệm trong đạo, như mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi, về Chúa Nhập Thể, và chuộc tội cứu thế, cũng như sự cần thiết của đức tin và các bí tích để được tham dự vào ơn ích cứu rỗi của Chúa Kitô. Các tín hữu cũng chép lại các điều này, và bắt đầu lần hạt kính Đức Mẹ như ở bên tây phương (trích từ Roland Jacques, OMI., Bồ Đào Nha và công cuộc sách chế chử quốc ngữ. phải chăng cần viét lại lịch sử, trong báo Định Hướng, số 17, Mùa thu năm 1998, tr.27, và ghi chú, số 51). Linh Mục Pina là người Bồ Đào Nha, được mọi người kính chuộng vì ông nói tiếng của họ, như chính ngià là người bản xứ Đàng Trong vậy (sd., tr.28 và ghi chú, số 55). Giáo sĩ Pina có hai học trò cự phách, là giáo sĩ Antonio de Fontes và cha Đắc Lộ.
Theo Linh mục Dòng Tên Metello Saccano, tại Đàng Trong đã có một số bản văn giáo lý được viết ra bằng tiếng bản xứ và chử nôm, nhằm dạy cho dân chúng mầu nhiệm của đạo công giáo và loại bỏ những sai lạc của tà phái. Toàn tác phẩm được chia ra làm tám bài giảng (sd,tr.36, ghi chú số 97).
Đi từ những điều trình bày trên đây, chúng ta có thể đặt sách Phép Giảng Tám Ngày của Cha Đắc Lộ (catechismus pro iis qui volunt suuscipere Baptismum in octo dies divisus = Phép Giảng Tám Ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà vào đạo thánh Đức Chúa Lời, Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in Lucem editus, ab Alexandro De Rohdes e Societate lesu, eiusdemque Sacrae congregationis missionario apostolico, Romae, Typis Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, 1651) trong bối cảnh chung của việc soạn sách giáo lý chung hay cho từng địa phương, áp dụng cho hoàn cảnh của giáo đoàn Đàng trong vào thời đó.
II. VIỆC THAM GIA CỦA CÁC GIÁO LÝ VIÊN
Nhìn chung vấn dề giáo lý viên trong Giáo Hội
Đối với chúng ta, thành phần giáo lý viên thật là quen thuộc trong các giáo xứ, cộng đoàn, nhất là từ sau Công Đồng chung Vaticano II với sắc lệnh về truyền giáo “đến với muôn dân”; và Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 1974 về việc rao giảng Tin Mừng (Sắc lệnh truyền giáo, số 17; tông huấn loan truyền giáo lý (16-10-1979); thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế (7-12-1990); tông huấn Giáo Hội tại Phi Châu, 14-9-1995, số 91). Năm 1993, bộ phúc âm hóa các dân tộc đã ra một cuốn chỉ nam cho các giáo lý viên (Congregazione per l`Evangelizzazione dei Popoli, Guida per catechisti, Cittadel Vaticano 1993). Trong buổi gặp gỡ chung hằng tuần với tín hữu, ngày thứ tư, 6-3-1985, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã nói rõ ràng về việc huấn luyện các giáo lý viên.
Như vậy ngày nay sự đóng góp của các giáo lý viên thật rõ ràng và quan trọng. nhưng vấn đề không đơn giản như thế vào những thế kỷ trước.
Vào năm 1669, Thánh Bộ Truyền Giáo có ra chỉ thị cho các Đấng Bản Quyền tại các vùng truyền giáo phải chọn lựa các giáo lý viên là những người đàn ông độc thân để giúp các ngài trong việc giảng dạy giáo lý và các công tác mục vụ khác, kể cả việc rửa tội. về sau các giáo lý viên được hiểu theo nghĩa rộng hơn và có mục đích để dạy giáo lý cho trẻ con và một số người khác. Con số giáo lý viên cũng tăng dần trong các vùng.
Vào năm 1946, chúng ta có con số giáo lý viên theo con số thống kê của Bộ Truyền giáo như sau:
Tại Á Châu : 17.664 nam giáo lý viên; 7661nữ giáo lý viên
Tại Phi Châu : 55.040 nam giáo lý viên 3543 nữ giáo lý viên
Tại Mỹ Châu : 718 nam giáo lý 1718 nữ giáo lý viên
Tại Úc Châu : 4175 nam giáo lý viên 1193 nữ giáo lý viên
Tại Âu Châu : 4 nam giáo lý viên
Theo thống kê của Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, trong cuốn niên giám (cuốn cuối cùng được xuất bản) “Guida delle Missioni Cattoliche 1989”, Roma, Congregazione per l`Evangelizzazione dei Popoli, chúng ta có con số các giáo lý viên hoạt động toàn phần thời gian trong các xứ truyền giáo thuộc thẩm quyền của Bộ là 46.660 người; các giáo lý viên hoạt động bán thời gian là 212.115 người. số Linh Mục là 46.932; số tín hữu công giáo thuộc thẩm quyền của Bộ là 116.563.204 người; như vậy mỗi Linh mục phải coi sóc 2483 giáo hữu, với sự cộng tác cảu một giáo lý viên làm việc toàn phần và 4 giáo lý viên làm việc bán phần thời gian trợ giúp.
Theo thống kê của hãng thông tấn Fides của Bộ công giáo công bố nhân ngày Truyền Giáo, Chúa Nhật, 18-10-1998, chúng ta có con số các giáo lý viên trên thế giới như sau : khắp nơi trên thế giới là 1.584.633. Tại Phi Châu : 324.849; Mỹ Châu : 741.069; tại Á Châu : 183.299; Âu Châu 322.758; Úc Châu 12.658. Năm 1999, thì con số giáo lý viên trên thế giới là 2.019.021 (theo niên giám Tòa Thánh 1999).
Tại Pháp, năm 1983-1984, có 220.000 giáo lý viên dạy giáo lý cho các lớp tuổi khác nhau trong các giáo phận tại Pháp, trong số đó 87% là giáo dân, và 84% là nữ giới (phúc trình của ủy ban về việc dạy tôn giáo, thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp).
Tại Việt Nam, các giáo lý viên cũng được lưu tâm rất nhiều và con số càng ngày càng đông tại các giáo phận. Sau đây là một vài con số mà chúng tôi có được. Năm 1994, nhân ngày kỷ niệm 350 năm Thày Anrê tử đạo (1644-1994), khoảng 1500 giáo lý viên họp mặt tại nhà thờ Đức bà Sài Gòn và đã ký vào đơn xin phong Á Thánh cho Thày (xc. Bài viết của Cosma Hoàng văn Đạt SJ. : Thày Anrê Phú Yên, Người chứng thứ nhất (1625-1644), theo thống kê nộp Tòa Thánh năm 1995, giáo phận Bùi Chu có 1348 giáo lý viên, giáo phận Mỹ Tho, năm 1998, có 330 giáo lý viên.
Tổ chức giáo lý viên ở Đàng Trong Việt Nam vào thế kỷ XVII
Theo tiến trình sinh hoạt của Giáo Hội và theo kinh nghiệm truyền giáo tại Nhật Bản với những cản trở, bách hại đạo tại đó, Cha Đắc Lộ đã muốn có sự cộng tác tích cực và trực tiếp của giáo dân, dù họ là những người mới trở lại đạo (xc. Congregatio de Causis Sanctorum, Beatificationis seu Declarationis martiryii Servi Dei Andreae, viri laici et catechistae Proto-martyris de Viet Nam (ca. 1625-1644), Positio super martyrio, vol. I: Relatio, Preasentiano, Vita documentata – infomatio, Romae, 1998, p. 69-79 = Posito). Sự cộng tác này được thể hiện qua hai hình thức :
Hình thức các gaío dân trong việc điều hành cộng đoàn tại chổ, giúp Linh mục trong các công tác tôn giáo thường xuyên; điều hành cộng đoàn khi linh mục không ở lại tại chổ lâu hơn, và chuẩn bị để khi linh mục đến viếng thăm, có thể thi hành những công tác mục vụ ngay, mà không mất thời giờ chuẩn bị, như dạy giáo lý trẻ em xưng tội rước lễ lần đầu, dạy chầu nhưng, đứng đầu các buổi cầu nguyện chung. Những người này thường là những người có lòng nhiệt thành và đôi khi biết về thuốc men thông thường.
Những người được tuyển chọn đặc biệt để lo việc giảng dạy giáo lý. Tại Việt Nam Cha Đắc Lộ đã theo kinh nghiệm do hoàn cảnh khó khăn của các vùng truyền giáo Á Châu, nên muốn có sự đóng góp tích cực và trực tiếp vào việc rao giảng Tin Mừng, cũng như coi sóc giáo dân, nhất là khi không có mặt linh mục tại chổ hoặc giáo đoàn bị bách hại. Đây cũng là chiều hướng của Cha Đắc Lộ nuốn cho các vùng truyền giáo dần dần tự lập và trưởng thành, trong đó có việc đặt giám mục, truyền chức linh mục cho người bản xứ và giáo dân tham gia vào việc truyền giáo nhiều hơn. Cha Đác Lộ kể lại chuyến viếng tăhm Phú Yên lần đầu tiên, trong đó ngài ghi lại các công việc của các thày giảng như sau :”khi tôi ngồi tòa, thì các kẻ giảng làm phân sự dạy người tân tòng. Tôi cùng tìm thời gian để mỗi ngày giảng 2 lần.”(trích theo bìa viết của Cosma Hoàng Văn Đạt SJ.: Thày Anrê Phú Yên, Người chứng thứ nhất (1625-1644).
Về phương diện giáo dân dạy giáo lý, Cha Đắc Lộ đã thành lập Hội Thày Giảng, gọi là “Nhà Đức Chúa Trời”. Hội này thu nhận các thanh niên tình nguyện suốt đời giúp các giáo sĩ lo việc truyền giáo, với những lời khấn đặc biệt, để có thể giúp việc một cách tích cực và hữu hiệu hơn. Vì thế vai trò của các Thày Giảng rất quan trọng trong thời kỳ này. Việc thu nhận và và huấn luyện các Thày Giảng cũng được thực hiện một cách cẩn thận. chính vì vậy, lúc đầu Cha Đắc Lộ đã ngàn ngại nhận Thày Anrê vào hội này. Các Thày sống gần gũi với vị thừa sai, có lời khấn hứa để sống một đời sống đặc biệt như một cộng đoàn tu sĩ. Họ được huấn luyện kỹ lưỡng, có thể ban bí tích rửa tội khi không có vị thừa sai. Để huấn luyện, các Thày thường đi theo các vị truyền giáo và theo các lớp giáo lý các vị này dạy các người dự tòng. Đây Là Hội Thày Giảng được Cha Đắc Lộ thành lập ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Ngài cũng sọan ra một thủ bản giáo lý để các Thày dùng mà dạy giáo lý, đó là cuốn Phép Giảng Tám Ngày cho những người muốn nhập đạo thánh Đức Chúa Trời (in tại Roma, năm 1651do Thánh Bộ Truyền Giáo bảo trợ và thực hiện).
III. VIỆC DẠY GIÁO LÝ THỜI CHA ĐẮC LỘ
Việc dạy giáo lý thời kỳ sơ khai truyền giáo gồm có việc loan báo Tin Mừng cứu độ, việc dạy dỗ các giáo lý căn bản trong Đạo, rồi việc lãnh nhận bí tích rửa tội, thêm sức và thánh thể, và việc huấn nhiệm sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Ở thời kỳ truyền giáo sơ khai này, chúng ta thấy các yếu tố lẫn lộn nhau và nhấn mạnh hơn vào việc dạy giáo lý căn bản.
Cha Đắc Lộ đã đến Việt Nam với tinh thần truyền giáo hăng say, với đường hướng thích nghi cao độ vào đời sống, văn hóa và phong tục Việt Nam, người ta cho rằng phương pháp truyền giáo và dạy giáo lý của Cha Ricci bên Trung Quốc và của Cha Đắc Lộ ở Việt Nam giống nhau (xc. Positio, I,tr47-50; Đỗ Quang Chính, Les Adaptations culturelles d`Alexandre de Rhodes, Etudes interdisciplinaires sur le Viet Nam, vol. 1,2 semestre 1974, Sàigòn).
Trước tiên ngài đã học tiếng bản xứ và tìm cách tiếp xúc với người Việt Nam. Để đạt mục đích này, ngài muốn sử dụng một ngôn ngữ có thể giúp cho việc truỳên thông này. Trong chiều hướng này chữ Quốc Ngữ đã thành hình. Về điều này chúng ta có nhiều tài liệu để nhận ra công lao của Cha Đắc Lộ. Ngay cuốn Phép Giảng Tám Ngày với việc in hai cột tiếng Latinh và chữ Quốc Ngữ thời đó là một bằng chứng cảu sự hăng say của ngài với công cuộc truyền giáo và với phương tiện truyền thông với người bản xứ.
Việc thứ hai ngài làm là soạn ra một cuốn thủ bản để những người dạy giáo lý thời đó dùng mà giúp người khác học đạo và tìm hiểu đạo, nhất là cho nhóm Thầy Giảng dùng để khi về các họ giáo, hoặc khi vắng các thừa sai. Đọc cuốn tóm lược của cha Đắc Lộ, chúng ta nhận ra ngài đã theo các cuốn giáo lý trước đây, nhất là cuốn Giáo Lý Rôma (1566) sau công đồng chung Tridentinô.
Cuốn giáo lý Phép Giảng Tám Ngày trình bày những điều cần thiết để giúp các Thầy Giảng đọc trước, tìm hiểu thêm và rồi đem ra dạy dỗ những người dự tòng, cũng như dùng trong các lớp giáo lý khác. Hình thức và nội dung của nó vắn gọn, có 8 ngày, đi từ những điểm giáo lý liên hệ tới con người, nguồn gốc, số phận và cùng đích của con người; rồi bàn về sự hiện hữu của Thiên Chúa; nói tới thiếu sót của một số nền luân lý và niềm tin của con người đương thời trong xã hội Việt Nam thời đó. Tiếp theo cuốn giáo lý trình bày về cuộc đời Chúa Cứu Thế. Sau cùng sách giáo lý trình bày về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi và các sự sau. Hình thức giảng trong 8 ngày, có lẽ là hình thức linh thao vắn gọn mà mỗi tu sĩ Dòng Tên theo để cấm phòng mỗi năm. Cha Đắc Lộ ưa dùng những hình ảnh, đi từ những sự kiện trong dân gian để rồi đưa tới giáo lý của đạo công giáo. Ngoài ra còn có thêm các điểm cụ thể của hoàn cảnh Việt Nam thời đó, như biện minh giáo lý công giáo trước các điều giáo huấn của Phật Giáo, Lão Giáo hay Khổng Giáo, hay niềm tin dân gian thường ngày.
Về liên hệ với người theo đạo, phương pháp đề ra các điểm sau đây:
Tôn trọng sự tự do của người lương dân và phong tục của họ, nếu không có gì trái với Tin Mừng (Định Hướng, số 17, 1988, tr. 72)
Chuẩn bị kỹ lưỡng những ai muốn theo đạo, trước khi họ chịu phép rửa tội.
Trước khi phi bác các điểm sai lầm trong niềm tin của người dự tòng, cần cho họ những giáo lý căn bản của đạo mặc khải, như vậy họ sẽ nhận ra sự thật và chấp nhận các lý lẽ phi bác về sau.
Ngay trước khi chịu phép rửa tội, phải dạy cho họ biết cầu nguyện, là các việc lành bác ái, như bố thí bứt họ học giáo lý kỹ lưỡng và chấp nhận giáo lý cứu rỗi với niềm tin sâu xa.
Sau khi đã chịu phép rửa tội, cần tiếp tục giúp họ sống đức tin, chứ không bỏ rơi tân tòng (xc. Định hướng, số 17, 1988, tr. 72)
Về cách thế thực hiện: dùng tiếng bản xứ hết sức có thể, vì thế các giáo sĩ phải học tiếng bản xứ cho thông thạo.
Dùng các hình ảnh truyền thống để giúp trình bày giáo lý.
Có một thử bản rõ ràng để các giáo lý viên dùng.
về người dạy giáo lý: dùng chính người bản xứ, chọn lựa kỹ lưỡng về điều kiện đạo đức, học vấn; được huấn luyện kỹ lưỡng trước khi sai đi dạy giáo lý.
Những điều vừa trình bày trên đây rất sơ lược, với mục đích đưa ra một cái nhìn chung về việc dạy giáo lý thời kỳ Cha Đắc Lộ và Thầy Giảng Anrê hoạt động truyền giáo và dạy giáo lý. Thầy Anrê cũng đã được huấn luyện và theo cách thức này. Trong cụ thể chắc chắn bài này cần có những chứng có tư liệu rõ ràng và cần được đào sâu hơn, điều mà tôi không thể làm được trong bài này.