Sài Gòn:
Sự gia tăng ơn gọi đều đặn nơi Hội Dòng Nữ, đòi hỏi sự đáp ứng khẩn thiết việc dạy môn thần học và mục vụ cho các Nữ Tu. Nữ Tu Dòng Ða Minh Têrêsa Phạm Thị Bạch Tuyết cho biết sự gia tăng ơn gọi đòi hỏi cấp bách việc huấn luyện cho các Nữ Tu phải được đưa ra một cách hệ thống hóa.
Trong buổi họp thường niên vào tháng 9 năm ngoái, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã đưa ra con số các Nữ Tu khấn trọn trong toàn nước là 9750 Nữ Tu.
Nữ Tu Tuyết cũng là giám đốc Học Viện Thánh Tôma của Liên Dòng Ða Minh Việt Nam, nhằm cống hiến các chương trình huấn luyện thần học cho các Nữ Tu tại Việt Nam. Nữ Tu Tuyết đã đậu bằng cao học thần học tại Ðại Học Santo Tomas ở Manila.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu, Nữ Tu Phạm Thị Bạch Tuyết đã trình bày đến việc mở mang và đáp ứng nhu cầu đào tạo thích hợp cho các Nữ Tu.
Thưa Sơ Tuyết, Sơ có thể cho biết học viện được bắt đầu như thế nào?
Nữ Tu Maria Tuyết: Từ năm 1970, dưới ánh sáng "aggiornamento" (canh tân) do Công Ðồng Chung Vaticanô II khởi xướng, tại Học Viện Ða Minh ở Thủ Ðức đã bắt đầu một chương trình thần học dành cho các Nữ Tu Ða Minh . Nhưng chương trình bị gián đoạn vào năm 1975 và đặc biệt từ năm 1988 từ khi thành lập Hội Ðồng Nữ Tu Ða Minh, những cố gắng mới mẻ nhằm tạo cho các Nữ Tu Ða Minh có một chương trình huấn luyện bồi dưỡng. Chương trình được chính thức thành lập vào năm 1996 như một học viện thuộc cơ cấu cho chương trình huấn luyện liên dòng. Ðối với các Nữ Tu tại thành phố, chương trình đã được chính quyền địa phương cho phép trong những năm trước đó. Hơn 600 Nữ Tu trẻ đã hưởng lợi ích từ chương trình huấn luyện này từ học viện chúng tôi. Các giảng viên gồm có các Linh Mục Dòng và Triều, các Nữ Tu và giáo dân. Các giảng viên Nữ Tu cũng là những người mới từ hải ngoại trở về sau thời gian tu học.
Mục tiêu nhắm tới của học viện là gì, thưa Sơ Tuyết?
Nữ Tu Maria Tuyết: Học viện nhằm cung cấp cho các Nữ Tu sự huấn luyện vững chắc về triết học, thần học và tôn giáo, hy vọng sẽ giúp các Nữ Tu hiểu rõ đức tin toàn diện và được lớn lên thành những tu sĩ đáng tin và trưởng thành. Học viện cũng cống hiến việc huấn luyện mục vụ và giáo lý một cách thích nghi, để các Nữ Tu có thể tham gia vào những thừa tác vụ mục vụ và rao giảng phúc âm theo linh đạo của Dòng mình. Chủ yếu của học viện là một đáp ứng nhu cầu cho các Nữ Tu trẻ của Dòng Ða Minh. Tuy nhiên, học viện cũng thâu nhận học viên từ hơn 20 Hội Dòng khác. Các học viên mãn khóa nhận được giấy chứng chỉ được chứng nhận bởi Tổng Giám Mục Thành Phố.
Sơ có thể cho biết học trình như thế nào?
Nữ Tu Maria Tuyết: Chương trình kéo dài ba năm gồm có các môn triết học, Kinh Thánh, thần học tín lý, thần học đời sống thánh hiến, Bí Tích, đạo đức, tu đức và lịch sử giáo hội. Trọng tâm dành cho năm thứ ba là giáo lý, thần học mục vụ, cố vấn mục vụ, phụng vụ, luật Giáo Hội, gia đình, giới trẻ và thừa tác vụ cho phái nữ, lãnh đạo, truyền thông xã hội và các vấn đề xã hội.
Sinh hoạt của các học viên bao gồm các chương trình giáo dục, thực tập giáo lý, tĩnh tâm, trình diễn văn hóa, đi nghỉ hẻ, phát hành các tờ tin. Các chương trình thực tập giúp cho học viên có kiến thức và trau dồi kinh nghiệm mục vụ và xã hội. Ðối với việc giảng dạy giáo lý, họ được gửi đi nhiều nơi khác nhau để thực tập lấy kinh nghiệm.
Số học viên gia tăng từ 95 người trong nhóm đầu tiên tới 280 người trong niên học năm nay. Ðể được tuyển nhận, các học viên phải hoàn tất hết chương trình trung học, có chứng chỉ căn bản một ngoại ngữ và phải đậu trong kỳ thi tuyển. Khoảng 10% các học viên năm thứ nhất có cử nhân.
Sơ nghĩ rằng học viện phải được phát triển như thế nào?
Nữ Tu Maria Tuyết: Thật là một nhu cầu lớn cho giáo dân là những giáo lý viên, vì thế hy vọng các học viên mãn khóa sẽ huấn luyện cho các giáo lý viên.
Giáo dân cũng cần huấn luyện thần học cho thích ứng, và tôi nghĩ rằng các Nữ Tu sẽ nỗ lực đóng góp điều này. Nhiều Nữ Tu được kêu gọi đóng vai trò lãnh đạo bất cứ nơi nào họ tới, cho nên họ phải được chuẩn bị về thần học và mục vụ, nhất là sự cộng tác của họ với các linh mục. Hội đồng cũng đang nghĩ tới việc huấn luyện nhiều Nữ Tu là người có thể dạy thần học và nghiên cứu trong lãnh vực liên hệ.
Học viện dự định trở thành một chi nhánh của Ðại Học Santo Tomas tại Manilla và sẽ cống hiến chương chình đào tạo cử nhân trong 4 năm được sự chuẩn y của Tòa Thánh. Hy vọng rằng chương trình như thế sẽ được chấp thuận bởi Học viện Ðời Sống Thánh Hiến ở Á Châu có trụ sở đặt tại Manilla. Trong thời gian này, học viện chúng tôi tiếp tục mở rộng thêm những môn về triết học và thành lập một thư viện có giá trị. Học viện cũng cần phải có cơ sở riêng dành cho các lớp học, hội trường, ký túc xá cho học viên và giảng viên, và một thư viện. Hiện thời chúng tôi vẫn dùng các cơ sở của Giáo Xứ Ða Minh của Dòng tại Thành Phố.
Thưa Sơ, làm thế nào để Sơ có thể đánh giá các học viên?
Nữ Tu Maria Tuyết: Học viên có khả năng học triết và thần. Họ là những người tự tin, và nhiều người sẽ thất vọng khi phải trở về Dòng khi chưa theo học hết khóa. Vài vị Bề trên vẫn cho rằng chương trình ba năm tốn nhiều thời gian và thường nói đến việc thiếu thốn nhân sự trong Dòng. Tôi thì lại có ý nghĩ khác. Tất cả các Nữ Tu trẻ có quyền để được huấn luyện cho đích đáng vì đây là chương trình đào tạo căn bản. Các chương trình huấn luyện khác dành cho Nữ Tu cũng được đưa ra dành cho các vị huấn luyện và những người sẽ được bổ nhiệm thành Bề Trên. Học viện cũng có chương trình ngắn hạn trong mùa hè dành cho những ai không thể theo học chương trình sâu rộng trong năm.
Chương trình huấn luyện thần học có thật sự là cần thiết không, thưa Sơ Tuyết?
Nữ Tu Maria Tuyết: Văn kiện của Giáo Hội thường nói đến sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong đời thánh hiến. Theo tinh thần của Tông Huấn "Ðời Sống Thánh Hiến" (Vita Consecrata), Tông Huấn "Giáo Hội Á Châu" (Ecclesia in Asia) đã nói rõ về điều này "tất cả phải được đào tạo và huấn luyện cho thích hợp". Và cũng nói đến các Nghị Phụ Thượng Hội Ðồng "xét thấy sự tham gia rộng rãi của phụ nữ trong đời sống và truyền giáo của Giáo Hội tại Á Châu là điều cần chú ý tới" ( Ecclesia in Asia, 44, 45).
Trong văn kiện cũng đề nghị rằng " để nâng cao việc phục vụ của họ cho Giáo Hội, cần phải tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ được theo các khóa về thần học và các lãnh vực học hỏi khác", vì "phụ nữ cần phải tham gia một cách hữu hiệu hơn trong các chương trình mục vụ, trong hội đồng mục vụ của giáo phận và giáo xứ và trong hội nghị của giáo phận" (Ecclesia in Asia, 45).
Phân biệt phái tính đối với phụ nữ là một cản trở lớn đến sự tiến bộ của họ trong nhiều lãnh vực. Trong lá thư mục vụ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam được ban hành năm vừa qua, các Giám Mục Việt Nam cũng khuyến khích giáo dân "vận dụng giáo huấn của Hội Thánh để tìm lại cho người phụ nữ phẩm giá và vai trò xứng đáng".
Theo ý riêng tôi, mặc dầu huấn luyện về thần học chỉ là một chiều kích trong chương trình huấn luyện toàn bộ không thể thiếu, nhằm giúp các phụ nữ thánh hiến xây dựng cá tính riêng của Dòng, cũng thật sự cần thiết giúp họ phát triển nhân bản, tình cảm, tinh thần, tông đồ và các chiều kích khác.
Sự gia tăng ơn gọi đều đặn nơi Hội Dòng Nữ, đòi hỏi sự đáp ứng khẩn thiết việc dạy môn thần học và mục vụ cho các Nữ Tu. Nữ Tu Dòng Ða Minh Têrêsa Phạm Thị Bạch Tuyết cho biết sự gia tăng ơn gọi đòi hỏi cấp bách việc huấn luyện cho các Nữ Tu phải được đưa ra một cách hệ thống hóa.
Trong buổi họp thường niên vào tháng 9 năm ngoái, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã đưa ra con số các Nữ Tu khấn trọn trong toàn nước là 9750 Nữ Tu.
Nữ Tu Tuyết cũng là giám đốc Học Viện Thánh Tôma của Liên Dòng Ða Minh Việt Nam, nhằm cống hiến các chương trình huấn luyện thần học cho các Nữ Tu tại Việt Nam. Nữ Tu Tuyết đã đậu bằng cao học thần học tại Ðại Học Santo Tomas ở Manila.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu, Nữ Tu Phạm Thị Bạch Tuyết đã trình bày đến việc mở mang và đáp ứng nhu cầu đào tạo thích hợp cho các Nữ Tu.
Thưa Sơ Tuyết, Sơ có thể cho biết học viện được bắt đầu như thế nào?
Nữ Tu Maria Tuyết: Từ năm 1970, dưới ánh sáng "aggiornamento" (canh tân) do Công Ðồng Chung Vaticanô II khởi xướng, tại Học Viện Ða Minh ở Thủ Ðức đã bắt đầu một chương trình thần học dành cho các Nữ Tu Ða Minh . Nhưng chương trình bị gián đoạn vào năm 1975 và đặc biệt từ năm 1988 từ khi thành lập Hội Ðồng Nữ Tu Ða Minh, những cố gắng mới mẻ nhằm tạo cho các Nữ Tu Ða Minh có một chương trình huấn luyện bồi dưỡng. Chương trình được chính thức thành lập vào năm 1996 như một học viện thuộc cơ cấu cho chương trình huấn luyện liên dòng. Ðối với các Nữ Tu tại thành phố, chương trình đã được chính quyền địa phương cho phép trong những năm trước đó. Hơn 600 Nữ Tu trẻ đã hưởng lợi ích từ chương trình huấn luyện này từ học viện chúng tôi. Các giảng viên gồm có các Linh Mục Dòng và Triều, các Nữ Tu và giáo dân. Các giảng viên Nữ Tu cũng là những người mới từ hải ngoại trở về sau thời gian tu học.
Mục tiêu nhắm tới của học viện là gì, thưa Sơ Tuyết?
Nữ Tu Maria Tuyết: Học viện nhằm cung cấp cho các Nữ Tu sự huấn luyện vững chắc về triết học, thần học và tôn giáo, hy vọng sẽ giúp các Nữ Tu hiểu rõ đức tin toàn diện và được lớn lên thành những tu sĩ đáng tin và trưởng thành. Học viện cũng cống hiến việc huấn luyện mục vụ và giáo lý một cách thích nghi, để các Nữ Tu có thể tham gia vào những thừa tác vụ mục vụ và rao giảng phúc âm theo linh đạo của Dòng mình. Chủ yếu của học viện là một đáp ứng nhu cầu cho các Nữ Tu trẻ của Dòng Ða Minh. Tuy nhiên, học viện cũng thâu nhận học viên từ hơn 20 Hội Dòng khác. Các học viên mãn khóa nhận được giấy chứng chỉ được chứng nhận bởi Tổng Giám Mục Thành Phố.
Sơ có thể cho biết học trình như thế nào?
Nữ Tu Maria Tuyết: Chương trình kéo dài ba năm gồm có các môn triết học, Kinh Thánh, thần học tín lý, thần học đời sống thánh hiến, Bí Tích, đạo đức, tu đức và lịch sử giáo hội. Trọng tâm dành cho năm thứ ba là giáo lý, thần học mục vụ, cố vấn mục vụ, phụng vụ, luật Giáo Hội, gia đình, giới trẻ và thừa tác vụ cho phái nữ, lãnh đạo, truyền thông xã hội và các vấn đề xã hội.
Sinh hoạt của các học viên bao gồm các chương trình giáo dục, thực tập giáo lý, tĩnh tâm, trình diễn văn hóa, đi nghỉ hẻ, phát hành các tờ tin. Các chương trình thực tập giúp cho học viên có kiến thức và trau dồi kinh nghiệm mục vụ và xã hội. Ðối với việc giảng dạy giáo lý, họ được gửi đi nhiều nơi khác nhau để thực tập lấy kinh nghiệm.
Số học viên gia tăng từ 95 người trong nhóm đầu tiên tới 280 người trong niên học năm nay. Ðể được tuyển nhận, các học viên phải hoàn tất hết chương trình trung học, có chứng chỉ căn bản một ngoại ngữ và phải đậu trong kỳ thi tuyển. Khoảng 10% các học viên năm thứ nhất có cử nhân.
Sơ nghĩ rằng học viện phải được phát triển như thế nào?
Nữ Tu Maria Tuyết: Thật là một nhu cầu lớn cho giáo dân là những giáo lý viên, vì thế hy vọng các học viên mãn khóa sẽ huấn luyện cho các giáo lý viên.
Giáo dân cũng cần huấn luyện thần học cho thích ứng, và tôi nghĩ rằng các Nữ Tu sẽ nỗ lực đóng góp điều này. Nhiều Nữ Tu được kêu gọi đóng vai trò lãnh đạo bất cứ nơi nào họ tới, cho nên họ phải được chuẩn bị về thần học và mục vụ, nhất là sự cộng tác của họ với các linh mục. Hội đồng cũng đang nghĩ tới việc huấn luyện nhiều Nữ Tu là người có thể dạy thần học và nghiên cứu trong lãnh vực liên hệ.
Học viện dự định trở thành một chi nhánh của Ðại Học Santo Tomas tại Manilla và sẽ cống hiến chương chình đào tạo cử nhân trong 4 năm được sự chuẩn y của Tòa Thánh. Hy vọng rằng chương trình như thế sẽ được chấp thuận bởi Học viện Ðời Sống Thánh Hiến ở Á Châu có trụ sở đặt tại Manilla. Trong thời gian này, học viện chúng tôi tiếp tục mở rộng thêm những môn về triết học và thành lập một thư viện có giá trị. Học viện cũng cần phải có cơ sở riêng dành cho các lớp học, hội trường, ký túc xá cho học viên và giảng viên, và một thư viện. Hiện thời chúng tôi vẫn dùng các cơ sở của Giáo Xứ Ða Minh của Dòng tại Thành Phố.
Thưa Sơ, làm thế nào để Sơ có thể đánh giá các học viên?
Nữ Tu Maria Tuyết: Học viên có khả năng học triết và thần. Họ là những người tự tin, và nhiều người sẽ thất vọng khi phải trở về Dòng khi chưa theo học hết khóa. Vài vị Bề trên vẫn cho rằng chương trình ba năm tốn nhiều thời gian và thường nói đến việc thiếu thốn nhân sự trong Dòng. Tôi thì lại có ý nghĩ khác. Tất cả các Nữ Tu trẻ có quyền để được huấn luyện cho đích đáng vì đây là chương trình đào tạo căn bản. Các chương trình huấn luyện khác dành cho Nữ Tu cũng được đưa ra dành cho các vị huấn luyện và những người sẽ được bổ nhiệm thành Bề Trên. Học viện cũng có chương trình ngắn hạn trong mùa hè dành cho những ai không thể theo học chương trình sâu rộng trong năm.
Chương trình huấn luyện thần học có thật sự là cần thiết không, thưa Sơ Tuyết?
Nữ Tu Maria Tuyết: Văn kiện của Giáo Hội thường nói đến sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong đời thánh hiến. Theo tinh thần của Tông Huấn "Ðời Sống Thánh Hiến" (Vita Consecrata), Tông Huấn "Giáo Hội Á Châu" (Ecclesia in Asia) đã nói rõ về điều này "tất cả phải được đào tạo và huấn luyện cho thích hợp". Và cũng nói đến các Nghị Phụ Thượng Hội Ðồng "xét thấy sự tham gia rộng rãi của phụ nữ trong đời sống và truyền giáo của Giáo Hội tại Á Châu là điều cần chú ý tới" ( Ecclesia in Asia, 44, 45).
Trong văn kiện cũng đề nghị rằng " để nâng cao việc phục vụ của họ cho Giáo Hội, cần phải tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ được theo các khóa về thần học và các lãnh vực học hỏi khác", vì "phụ nữ cần phải tham gia một cách hữu hiệu hơn trong các chương trình mục vụ, trong hội đồng mục vụ của giáo phận và giáo xứ và trong hội nghị của giáo phận" (Ecclesia in Asia, 45).
Phân biệt phái tính đối với phụ nữ là một cản trở lớn đến sự tiến bộ của họ trong nhiều lãnh vực. Trong lá thư mục vụ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam được ban hành năm vừa qua, các Giám Mục Việt Nam cũng khuyến khích giáo dân "vận dụng giáo huấn của Hội Thánh để tìm lại cho người phụ nữ phẩm giá và vai trò xứng đáng".
Theo ý riêng tôi, mặc dầu huấn luyện về thần học chỉ là một chiều kích trong chương trình huấn luyện toàn bộ không thể thiếu, nhằm giúp các phụ nữ thánh hiến xây dựng cá tính riêng của Dòng, cũng thật sự cần thiết giúp họ phát triển nhân bản, tình cảm, tinh thần, tông đồ và các chiều kích khác.