Môt Thánh Thi thờ phượng

VATICAN (Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung Thứ Tư 23/6 mà ngài dành để giải thích về thánh ca trong chương 15 Sách Khải huyền (cc. 3 và 4).

* * *

1. Thêm vào những Thánh vịnh, phung vụ kinh chiều cống hiến một loạt những thánh ca trích từ Tân Ước. Một số thánh ca, như thánh ca chúng ta vừa nghe, là những đoạn của Sách Khải huyền, quyển sách đóng ấn toàn bộ Kinh Thánh, và thường được diễn tả qua những bài hát và ca đoàn, do những người hát đơn ca và những thánh thi được cộng đoàn tuyển chọn được trổi lên bằng những kèn trompet, đàn hạc và đàn tranh

Thánh ca của chúng ta rất ngắn được trích từ Chương 15. Môt phong cảnh vĩ đại đang mở ra. Với bảy thiên thần đã đem vào rất nhiều tai ương thần linh, bây giờ lại thêm bảy chén cũng đầy tai ương, trong tiếng Hy lạp "pleghe," một từ ngữ tự nó có nghĩa là một cú đánh dữ tợn gây thương tích và đôi khi gây cả đến sự chết. Trong trường hợp này đó là một qui chiếu rõ ràng về những tai ương Ai cập (x. Xh 7: 14-11: 10).

"Tai ương" trong sách Khải huyền là biểu trưng cho một sự phán xét về sự dữ, về sự đàn áp và bạo tàn của thế giới. Do đó, đó cũng là môt dấu hy vọng đối với người lành, Bảy tai ương--như được biết, trong Kinh Thánh con số bảy là sự biểu trưng của sự viên mãn-- được diễn tả "sau cùng" (x Kh 15:1) vì trong những tai ương đó được hoàn tất nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa chấm dứt sự dữ.

2. Những người được cứu, những người công chính trên trái đất xướng lên bài thánh thi, họ "đứng" trong tư thế Con Chiên phục sinh (x. c,2). Như những người Do thái trong sách Xuất hành sau khi vượt qua biển, họ đã hát thánh thi Môisen (x. Xh 15: 1-18), cũng như thế những người được tuyển chọn cất tiếng ngợi ca Thiên Chúa bằng cách hát bài hát của Môisen, tôi tớ Thiên Chúa, và bài hát Con Chiên" (Kh 15:3), sau khi đã thắng Con Thú, kẻ thù của Thiên Chúa (x. c.2).

Bài thánh thi phản chiếu phụng vụ trong các giáo hội của Thánh Gioan và bao hàm một hợp tuyển những trích dẫn của Cựu Ước, nhất là của các Thánh vịnh. Ngay từ đầu cộng đồng Kitô hữu, họ coi Kinh Thánh không những như linh hồn của đức tin và sự sống mình, mà còn như linh hồn của sự cầu nguyện và phung vụ của mình, như diễn ra trong kinh chiều mà chúng ta đang bình giải.

Điều cũng có ý nghĩa là bài hát đi kèm với những dụng cu âm nhạc. Các người công chính tay cầm đàn tranh (ibid.), bằng chứng của một phụng vụ được bao bọc trong sự huy hoàng của âm nhạc thánh.

3., Với những bài thánh thi của họ, còn hơn cử hành sự trung thành và hy lễ của họ, những người được cứu tán dương "những công trình cả thể và kỳ diệu" của Đức Chúa Thiên Chúa Toàn Năng," tức là những việc làm cứu rỗi của Người trong việc quản trị thế giới và trong lịch sử. Trên thực tế, sự cầu nguyện đích thực không những là một lời cầu xin mà còn là một lời ca khen, cám ơn, chúc phúc, cử hành và truyên xưng đức tin trong Đức Chúa cứu vớt chúng ta.

Cũng có ý nghĩa, trong thánh ca này là chiều kích phổ quát, đươc diễn tả trong những từ ngữ Thánh vịnh 85[86]: "Lạy Chúa muôn dân chính tay Ngài tạo dựng sẽ về phủ phục trước Thánh Nhan" (Tv. 85[86]:9). Như vậy cái nhìn của chúng ta sẽ đi tới tới toàn thể chân trời và người ta sẽ thấy người muôn nước sẽ về phủ phục trước tôn nhan vi ai ai cũng đều thấy rõ những "phán quyết công minh" của Ngài (Kh 15:4), Sư tìm kiếm điều công chính trong mọi văn hóa, nhu cầu đối với chân lý và tình yêu nhận thấy trong mọi linh đạo, chứa đưng một khuynh hướng về Thiên Chúa, khuynh hướng ấy chỉ được thỏa mãn khi tìm gặp được Người.

Điều tốt đẹp là nghĩ tới không khí phổ quát này của lòng đạo đức và hy vong, được thừa nhận và giải thích qua những lời các tiên tri: "Quả thật từ đông sang tây, Danh Ta thật cao cả giữa chư dân; Và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta, bởi vì Danh Ta thật cao cả giữa chư dân, Đức Chúa các đạo binh phán " (Malaki 1:11).

4. Chúng ta kết thúc bằng cách kết hợp tiếng nói chúng ta với tiếng nói phổ quát. Chúng ta kết hợp qua những lời trong bài hát của Thánh Gregory thành Nazianzen, Giáo phụ vĩ đại của Giáo hội sống thế kỷ thứ tư. "Sáng danh Chúa Cha và Chúa Con Vua vũ trụ, sáng danh Chúa Thánh Thần Chí Thánh, xứng đáng mọi lời chúc tụng."

Một Thiên Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi: Người đã tạo dựng và hoàn thành mọi sự, trời của những hữu thể trên trời, đất của những hữu thể dưới đất. Biển, sông và mạch nước Người đã làm đầy tràn với những hữu thể dưới nước, làm sống động tất cả với Thần Khi Người, như thế toàn thể tạo vật sẽ ngợi khen đấng Sáng Tạo khôn ngoan: Người là nguyên nhân duy nhất của sự sống và sự trường cửu trong sự sống. Mong sao tạo vật lý trí có thể hát những lời ngợi khen Người trên hết như là một vị Vua quyền phép và một người Cha tốt lành. Trong tinh thần, với linh hồn, miệng lưỡi và ý ngjhĩ của con xin cho chúng con cũng làm vinh quang Chúa trong sự trong sạch, Ôi Lạy Cha" (Poems,I, Collection of Patristic Texts 115, Roma, 1994, pp. 66-67).

Cuối buổi tiều yết, một công sư viên của Đức thánh Cha đọc bản tóm sau đây bằng tiếng Anh:

Anh chị em thân mến,

Bài giáo lý hôm nay tập trung vào Chương 15 Sách Khải Huyền và đặc biệt về bài thánh ca trong những câu 3 và 4. Đây là một thánh thi thờ phương và ngợi khen Đức Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng, những việc làm của Người "đầy quyền phép và kỳ diệu," những con đường của Người là "công minh và chân thật,"

Bài thánh thi được ca hát do những người được cứu, những người công chính dưới đất này, những người đứng trước Con Chiên Chúa phục sinh. Cũng như người Do Thái hát thánh thi ông Môisen sau khi vượt qua biển, thì những người được tuyển chọn cất tiếng lên cùng Thiên Chúa hát 'bài thánh thi của Môisen và Con Chiên," sau khi đã thắng Con Thú, kẻ thù của Thiên Chúa.

Bài thánh ca có một chiều kích phổ quát: "tất cả các nước sẽ đến và thờ lạy" trước Đức Chúa. Chúng ta hãy kết thúc bài suy gẫm chúng ta bằng cách nối kết tiếng nói chúng ta với thánh thi phổ quát, bằng cách dùng những lời nói của vị Giáo phụ vĩ đại, Thánh Gregory thành Nazianzen, " Sáng danh Chúa Cha và Chúa Con, Vua vũ trụ, Sáng danh Chúa Thánh Thần Chí Thánh, xứng đáng mọi lời ca ngời. MôtThiên Chúa là Ba Ngôi, Người đã tạo dựng và hoàn thiện mọi sư."

Rồi Đức Giáo hoàng chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng, Ngài nói trong tiếng Anh:

Tôi gởi đếnmột lời chào đặc biệt tới các người hành hương nói tiếng Anh ở đây hôm nay, gôm có những nhà lãnh đạo tôn giáo và những khách tham quan đến từ Nam Dương và những nhóm khác từ Anh Quốc, Đan Mạch và United States of America. Ngày mai là lễ trọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng ta hãy cầu xin ngài phù hộ, hầu chúng ta có thể nên những nhân chứng trung thành của Chúa Kitô, như ngài. Tôi cầu xin ân sủng và bình an của Chúa chúng ta xuống trên tất cả anh chị em, và tôi chúc cho anh chị em một cuộc lưu trú hạnh phúc tại Rome.