Giáo phận Vinh: Đại lễ cầu cho Hòa bình Thế giới tại Linh địa Trại Gáo
Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2016, tại thành phố Assisi, nước Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự cuộc Hội ngộ Liên tôn và cầu nguyện cho Hòa bình thế giới cùng với các vị lãnh đạo các tôn giáo trên toàn thế giới, với chủ đề: “Khát vọng hòa bình. Đối thoại giữa tôn giáo và các nền văn hóa”. Hướng về Assisi trong tinh thần hiệp thông với vị cha chung Giáo Hội, giáo phận Vinh đã tổ chức trọng thể ngày cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình.
Xem Hình
Vào lúc 9h30, tại Linh địa Trại Gáo, thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới và đất nước Việt Nam thân yêu đã được cử hành. Thánh lễ với sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá giáo phận Vinh, cùng với sự đồng tế của toàn thể linh mục trong toàn giáo phận. Đặc biệt, thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục giáo phận Kon Tum, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Sự hiệp dâng thánh lễ của quý thầy Phó tế, Chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, đại diện các giáo xứ và hàng chục ngàn bà con giáo dân và lương dân.
Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, vì đang bận thực hiện chuyến công tác đã lên lịch từ trướcnên ngài đã không thể hiện diện trong thánh lễ. Từ phương xa, Đức Cha bày tỏ tình liên đới và hiệp dâng lời cầu nguyện cùng với mọi thành phần Dân Chúa giáo phận nhà.
Mặc dù ngay từ sáng sớm, những cơn mưa nặng hạt liên tục trút xuống không ngớt, nhưng không ngăn được bước chân của hàng chục ngàn người đang mang trong mình khát vọng hòa bình và thao thức vì công lý. Họ là những linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sĩ và giáo dân ở khắp nơi trên miền đất Nghệ - Tĩnh – Bình này.
Trái đất là ngôi nhà chung, mà ở đó, con người cùng chung sống, cùng nỗ lực và giúp nhau làm tròn đầy nhân vị, làm giàu ý nghĩa nhân sinh. Với những hoa trái ngọt lành của nền văn minh trí tuệ, con người đang thực sự bước đi trong một thế giới hiện đại và thụ hưởng. Tuy nhiên, trải dài theo nhịp độ của thời gian và không gian, chiến tranh, xung đột, bạo lực vẫn là một kinh nghiệm đau thương, một thực tế phũ phàng không thể lẫn tránh. Hòa bình và hạnh phúc vẫn đang là một khát vọng thăm thẳm của con người. Nhân loại ngày hôm nay vẫn đang phải dò dẫm bước đi trên con đường lắm chông gai: chiến tranh, xung đột, bạo lực, bất công đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới; nhân tai và thiên tai đang là những thảm họa thường trực; sự bất an bao trùm lấy cuộc sống thường nhật. Cách riêng, tổ quốc Việt Nam thân yêu cũng đang đứng trước một thời kỳ bất ổn và đầy thử thách. Chính quyền Trung Quốc đang có những hành động thể hiện rõ ý đồ thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam. Thực trạng trên đang có nguy cơ cao đưa đến những cuộc chiến tranh. Trong khi đó, tình hình nội bộ trong đất nước Việt Nam đang có nhiều vấn đề như nhân phẩm, nhân quyền chưa được tôn trọng, nạn bất công vẫn đang hoành hành, sự gian dối, nạn tham ô và cậy quyền đang lan tràn...
Lịch sử loài người minh xác con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát hoà bình. Thiên Chúa là “nguồn yêu thương và bình an” và Ngài đã yêu thương loài người đến tột độ khi trao gửi Người Con Một là Đức Giêsu Kitô hoà nhập vào đời sống gia đình nhân loại, mang lại quà tặng “bình an” cho mọi người, mọi dân tộc. Hòa bình là ơn cứu thế, là hoa trái đầu tiên của bác ái mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, là sự hòa giải và hòa hợp giữa chúng ta với Thiên Chúa. Hòa bình cũng là một giá trị nhân bản cần thực hiện trên bình diện xã hội và chính trị, nhưng nó có gốc rễ nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô. Như thế, một nền hoà bình chân chính là nền hoà bình được xây trên nền tảng mối quan hệ thân thiết tin yêu giữa con người với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, cùng trên nền tảng tình huynh đệ giữa con người với nhau là anh em một nhà. Nói cách khác, nền hoà bình chân chính, không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, song là một cuộc sống chan hoà niềm tin yêu đối với Thiên Chúa, và tình huynh đệ hài hoà, tình tương thân tương trợ giữa con người với nhau, cũng như giữa các dân tộc trên mặt địa cầu hôm nay.
Thế nhưng, loài người ngày hôm nay lại đang tìm cách gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ, mải miết đi tìm quyền lực, danh vọng và tiền tài, mà bất chấp nỗi khổ đau của anh chị em mình đang phải gánh chịu. Phải chăng đó là thái độ và hành động mà chúng ta đáng phải lên án và bài trừ? Nói cách khác, là phải sống và thực thi mong muốn tha thiết của Đức Thánh Cha Phanxicô:“Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.
Giảng trong thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh đã nói lên khát vọng cháy bỏng của con người về một thế giới hòa bình. Bởi vì, theo ngài: “Có hòa bình mới có yên vui hạnh phúc. Chiến tranh luôn là điều dữ. Bởi lẽ không có thương vong nào nhiều như chiến tranh, không có chia ly nào nghiệt ngã như chiến tranh, không có thù hận nào dai dẳng như chiến tranh, không có cuộc sống nào bị xáo trộn và bấp bênh như trong thời chiến. Bởi lẽ không gì phá hoại nhiều như chiến tranh, chiến tranh cướp đi cả mạng sống của trẻ thơ lẫn giấc ngủ của tuổi già, chiến tranh làm cho bàn tay người ta buộc lòng phải vấy máu, buộc người ta phải trang bị cho mình thú tính hơn là nhân tính. Chiến tranh luôn là tai họa nên tránh và hòa bình luôn là khát vọng và tìm kiếm của mọi người”. Sau khi đã nêu ra cách tổng quan những hiện tình bất ổn của thế giới, cha Phêrô cho rằng, nguyên nhân của chiến tranh chung quy lại là do thiếu công bình và bác ái, là do lòng tham vô đáy của con người. Từ đó, cha Phêrô mời gọi mọi người dùng phương thế thiêng liêng là cầu nguyện để xin Thiên Chúa ban cho thế giới một nền hòa bình đúng nghĩa.
“Chúng tôi tới đây là do thúc đẩy của Tin Mừng: niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của anh chị em cũng là niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của chúng tôi” – Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã ngỏ lời như trên với cộng đoàn lúc cuối thánh lễ. Ngài đã gửi lời chào thăm tới cộng đoàn giáo phận Vinh và bày tỏ sự thán phục trước những hành động vì Công lý và Hòa bình mà giáo phận Vinh đã và đang thực hiện. Ngài cũng cầu chúc mọi thành phần giáo phận Vinh tiếp tục một lòng một ý với nhau trong mọi sự để công cuộc loan báo Tin Mừng, cuộc cuộc bảo vệ sự thật, công lý và hòa bình sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Với Lòng Thương Xót Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia, chúng ta có quyền hy vọng và tín thác vào Người về một thế giới tràn đầy tình yêu và lòng thương xót. Để rồi nhờ ơn Chúa, mọi người mọi nơi thành tâm sám hối và chung tay góp sức xây dựng thế giới và đất nước được hòa bình, mọi người dân được hưởng tự do và hạnh phúc đích thực.
Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2016, tại thành phố Assisi, nước Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự cuộc Hội ngộ Liên tôn và cầu nguyện cho Hòa bình thế giới cùng với các vị lãnh đạo các tôn giáo trên toàn thế giới, với chủ đề: “Khát vọng hòa bình. Đối thoại giữa tôn giáo và các nền văn hóa”. Hướng về Assisi trong tinh thần hiệp thông với vị cha chung Giáo Hội, giáo phận Vinh đã tổ chức trọng thể ngày cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình.
Xem Hình
Vào lúc 9h30, tại Linh địa Trại Gáo, thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới và đất nước Việt Nam thân yêu đã được cử hành. Thánh lễ với sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá giáo phận Vinh, cùng với sự đồng tế của toàn thể linh mục trong toàn giáo phận. Đặc biệt, thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục giáo phận Kon Tum, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Sự hiệp dâng thánh lễ của quý thầy Phó tế, Chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, đại diện các giáo xứ và hàng chục ngàn bà con giáo dân và lương dân.
Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận, vì đang bận thực hiện chuyến công tác đã lên lịch từ trướcnên ngài đã không thể hiện diện trong thánh lễ. Từ phương xa, Đức Cha bày tỏ tình liên đới và hiệp dâng lời cầu nguyện cùng với mọi thành phần Dân Chúa giáo phận nhà.
Mặc dù ngay từ sáng sớm, những cơn mưa nặng hạt liên tục trút xuống không ngớt, nhưng không ngăn được bước chân của hàng chục ngàn người đang mang trong mình khát vọng hòa bình và thao thức vì công lý. Họ là những linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sĩ và giáo dân ở khắp nơi trên miền đất Nghệ - Tĩnh – Bình này.
Trái đất là ngôi nhà chung, mà ở đó, con người cùng chung sống, cùng nỗ lực và giúp nhau làm tròn đầy nhân vị, làm giàu ý nghĩa nhân sinh. Với những hoa trái ngọt lành của nền văn minh trí tuệ, con người đang thực sự bước đi trong một thế giới hiện đại và thụ hưởng. Tuy nhiên, trải dài theo nhịp độ của thời gian và không gian, chiến tranh, xung đột, bạo lực vẫn là một kinh nghiệm đau thương, một thực tế phũ phàng không thể lẫn tránh. Hòa bình và hạnh phúc vẫn đang là một khát vọng thăm thẳm của con người. Nhân loại ngày hôm nay vẫn đang phải dò dẫm bước đi trên con đường lắm chông gai: chiến tranh, xung đột, bạo lực, bất công đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới; nhân tai và thiên tai đang là những thảm họa thường trực; sự bất an bao trùm lấy cuộc sống thường nhật. Cách riêng, tổ quốc Việt Nam thân yêu cũng đang đứng trước một thời kỳ bất ổn và đầy thử thách. Chính quyền Trung Quốc đang có những hành động thể hiện rõ ý đồ thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam. Thực trạng trên đang có nguy cơ cao đưa đến những cuộc chiến tranh. Trong khi đó, tình hình nội bộ trong đất nước Việt Nam đang có nhiều vấn đề như nhân phẩm, nhân quyền chưa được tôn trọng, nạn bất công vẫn đang hoành hành, sự gian dối, nạn tham ô và cậy quyền đang lan tràn...
Lịch sử loài người minh xác con người ở mọi nơi mọi thời luôn khao khát hoà bình. Thiên Chúa là “nguồn yêu thương và bình an” và Ngài đã yêu thương loài người đến tột độ khi trao gửi Người Con Một là Đức Giêsu Kitô hoà nhập vào đời sống gia đình nhân loại, mang lại quà tặng “bình an” cho mọi người, mọi dân tộc. Hòa bình là ơn cứu thế, là hoa trái đầu tiên của bác ái mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, là sự hòa giải và hòa hợp giữa chúng ta với Thiên Chúa. Hòa bình cũng là một giá trị nhân bản cần thực hiện trên bình diện xã hội và chính trị, nhưng nó có gốc rễ nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô. Như thế, một nền hoà bình chân chính là nền hoà bình được xây trên nền tảng mối quan hệ thân thiết tin yêu giữa con người với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, cùng trên nền tảng tình huynh đệ giữa con người với nhau là anh em một nhà. Nói cách khác, nền hoà bình chân chính, không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, song là một cuộc sống chan hoà niềm tin yêu đối với Thiên Chúa, và tình huynh đệ hài hoà, tình tương thân tương trợ giữa con người với nhau, cũng như giữa các dân tộc trên mặt địa cầu hôm nay.
Thế nhưng, loài người ngày hôm nay lại đang tìm cách gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ, mải miết đi tìm quyền lực, danh vọng và tiền tài, mà bất chấp nỗi khổ đau của anh chị em mình đang phải gánh chịu. Phải chăng đó là thái độ và hành động mà chúng ta đáng phải lên án và bài trừ? Nói cách khác, là phải sống và thực thi mong muốn tha thiết của Đức Thánh Cha Phanxicô:“Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.
Giảng trong thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh đã nói lên khát vọng cháy bỏng của con người về một thế giới hòa bình. Bởi vì, theo ngài: “Có hòa bình mới có yên vui hạnh phúc. Chiến tranh luôn là điều dữ. Bởi lẽ không có thương vong nào nhiều như chiến tranh, không có chia ly nào nghiệt ngã như chiến tranh, không có thù hận nào dai dẳng như chiến tranh, không có cuộc sống nào bị xáo trộn và bấp bênh như trong thời chiến. Bởi lẽ không gì phá hoại nhiều như chiến tranh, chiến tranh cướp đi cả mạng sống của trẻ thơ lẫn giấc ngủ của tuổi già, chiến tranh làm cho bàn tay người ta buộc lòng phải vấy máu, buộc người ta phải trang bị cho mình thú tính hơn là nhân tính. Chiến tranh luôn là tai họa nên tránh và hòa bình luôn là khát vọng và tìm kiếm của mọi người”. Sau khi đã nêu ra cách tổng quan những hiện tình bất ổn của thế giới, cha Phêrô cho rằng, nguyên nhân của chiến tranh chung quy lại là do thiếu công bình và bác ái, là do lòng tham vô đáy của con người. Từ đó, cha Phêrô mời gọi mọi người dùng phương thế thiêng liêng là cầu nguyện để xin Thiên Chúa ban cho thế giới một nền hòa bình đúng nghĩa.
“Chúng tôi tới đây là do thúc đẩy của Tin Mừng: niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của anh chị em cũng là niềm vui, nỗi đau và những trăn trở của chúng tôi” – Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã ngỏ lời như trên với cộng đoàn lúc cuối thánh lễ. Ngài đã gửi lời chào thăm tới cộng đoàn giáo phận Vinh và bày tỏ sự thán phục trước những hành động vì Công lý và Hòa bình mà giáo phận Vinh đã và đang thực hiện. Ngài cũng cầu chúc mọi thành phần giáo phận Vinh tiếp tục một lòng một ý với nhau trong mọi sự để công cuộc loan báo Tin Mừng, cuộc cuộc bảo vệ sự thật, công lý và hòa bình sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Với Lòng Thương Xót Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia, chúng ta có quyền hy vọng và tín thác vào Người về một thế giới tràn đầy tình yêu và lòng thương xót. Để rồi nhờ ơn Chúa, mọi người mọi nơi thành tâm sám hối và chung tay góp sức xây dựng thế giới và đất nước được hòa bình, mọi người dân được hưởng tự do và hạnh phúc đích thực.