Và sáu Nước khác đã bảo vệ sự nhắc nhớ các nguồn gốc kitô hữu
VATICAN (ZENIT.org).- Đức Gioan Phaolô II cám ơn nước Balan đã bảo vệ sự công nhận những nguồn gốc Kitô Hữu của Âu Châu qua hiến pháp Âu Châu, và sáu Nước khác là những Nước đã bảo vệ sự nhắc nhớ này bằng cách cảnh cáo: "Người ta không thể cắt đứt những nguồn gốc mà chúng ta phát sinh từ đó".
Bằng tiếng Ba Lan sau bài huấn dụ khi chào những người hành hương hiện diện khi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/6, Đức Gioan Phaolo II đã nhắc tới tân hiến pháp được 25 nước Âu Châu chấp nhận. Vào hôm thứ Bảy 19/6, người phát ngôn của Tòa Thánh đã nói tới sự thất vọng của Vatican. và đã được đăng trong trang đầu của tờ L'Osservatore Romano.
Đức Gioan Phaolo II cám ơn các người đồng hương với Ngài như sau: "Tôi cám ơn nước Balan, trong Diễn đàn Âu Châu, đã trung thành bệnh vực những nguồn gốc kitô hữu của lục địa chúng ta. Từ những nguồn gốc đó phát xuất nền văn hóa và sự phát triển nền văn minh chúng ta. Người ta không thể chặt đứt những nguồn gốc từ đó người ta phát sinh".
Ngày 19/6, khi ám chỉ tới sự chấp nhận văn bản hiến pháp, vào buổi tối lúc 22g.30, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh, M.Joaquin Navarro Valls, trước hết nhấn mạnh đến sự hài lòng của Tòa Thánh Vatican đối với việc chấp nhận hiến pháp: "Các phương tiện truyền thông xã hội đã nhắc tới việc các Thủ Lãnh Quốc gia và chính phủ, của 25 Nước thành viên đồng ý chấp nhận, tại Bruxelles, hiệp ước hiến pháp Âu Châu. Toà Thánh bày tỏ sự thỏa mãn đối với giai đoạn mới mẻ và quan trọng này trong quá trình hội nhập Âu Châu, luôn được đức Giáo Hoàng ao ước và khích lệ".
Ông thêm một lý do khác làm cho vui mừng: "Cũng có một lý do làm hài lòng là việc đưa vào trong khế ước sự sẵn sàng bảo vệ qui chế các tín ngưỡng tôn giáo trong các Quôc gia thành viên và bắt buộc Liên Hiệp duy trì với ho một sư đối thoại cởi mở, trong sáng, hài hòa, bằng cách công nhận căn tính và sự đóng góp riêng biệt của các tín ngưỡng tôn giáo đó".
"Nhưng ông.Navarro giải thích, Toà Thánh không thể không tỏ bày những hối tiếc của mình vì môt số chính phủ chống đối việc thừa nhận công khai những nguồn gốc kitô hữu của Âu Châu. Đây là một sự không biết đến sự hiển nhiên lịch sử và căn tính kitô hữu của những dân tộc Âu Châu".
"Tòa Thánh bày tỏ sự đánh giá cao và sự biết ơn của mình đối với những chính phủ, vì ý thức về quá khứ, và về chân trời lịch sử tân Âu Châu hình thành, đã hành động để cho gia sản tôn giáo được thừa nhận của mình có được một hình thức cụ thể".
Trên thực tế 7 nươc đã bảo vệ sự thừa nhận này: Ba-lan, Ý, Slovakia, Malta, Lithuania và Bồ Đào Nha, tức là bốn nước ngày xưa nằm dưới chế độ cộng sản vô thần.
Ông Navarro xác nhận: "Hơn nữa không nên quên sự dấn thân hùng mạnh và bày tỏ lan rộng những lời khẩn nài khác nhau để nhắc tới gia sản kitô hữu Âu Châu trong một hiệp ước như thế, bằng cách thúc đẩy suy tư của các nhà trách nhiệm chính trị, các công dân và công luận về một vấn đề không phải là thứ yếu trong bối cảnh hiện nay, quốc gia, Âu Châu và thế giới".
Lần xuất bản ngày 20/6 của báo L'Osservatore Romano với tựa đề trên trang nhất: "Một Âu Châu với ký ức phai màu". Nhan đề phụ giải thích: "Sự hài lòng đối với sự chấp nhận hiệp ước hiến pháp, phải thêm sự hối tiếc đối với những nội dung không ngang hàng với những hy vọng và mong ước". Một trang đóng khung với nhan đề: "Những hối tiếc của Tòa Thành", lấy lại nguyên văn lời tuyên ngôn của Ông Navarro Valls.
Một thông cáo của các giám mục Ba lan lập lại những lời của Đức Gioan Phaolo II. Các giám mục nhấn mạnh rằng mặc dầu sự xác tín của đa số cư dân Âu Châu, của Đức Giáo Hoàng và của nhiều hội đồng giám mục, bản văn hiệp ước hiến pháp "không chứa dựng một qui chiếu nào về những nguồn gốc kitô hữu lục địa"..
Phản ứng của các Ngài rất mạnh: "Chúng tôi tiếp nhận sự kiện này, với sự giận dữ, như là một sự giả mạo của chân lý lịch sử và như một sự cố ý gạt bỏ kitô giáo mà, trong vòng các thế kỷ, đã và còn là tôn giáo của đa số người Âu Châu".
Các giám mục Ba lan tố cáo "ý thức hệ trần tục" được chứng tỏ nơi các chính phủ khác nhau tại Âu Châu".
Các Ngài quả quyết: "người ta không thể xây dựng một nhà chung Âu Châu trên sự giả mạo của lịch sử cựu lục địa, và trên sự áp đặt quan điểm tục hóa của toàn thể Âu Châu".
Các ngài kết luận: "Vì hoàn cảnh, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí để họ nghĩ đến tương lai Âu Châu bị xây dựng trên sự gạt bỏ những giá trị cơ bản".
VATICAN (ZENIT.org).- Đức Gioan Phaolô II cám ơn nước Balan đã bảo vệ sự công nhận những nguồn gốc Kitô Hữu của Âu Châu qua hiến pháp Âu Châu, và sáu Nước khác là những Nước đã bảo vệ sự nhắc nhớ này bằng cách cảnh cáo: "Người ta không thể cắt đứt những nguồn gốc mà chúng ta phát sinh từ đó".
Bằng tiếng Ba Lan sau bài huấn dụ khi chào những người hành hương hiện diện khi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/6, Đức Gioan Phaolo II đã nhắc tới tân hiến pháp được 25 nước Âu Châu chấp nhận. Vào hôm thứ Bảy 19/6, người phát ngôn của Tòa Thánh đã nói tới sự thất vọng của Vatican. và đã được đăng trong trang đầu của tờ L'Osservatore Romano.
Đức Gioan Phaolo II cám ơn các người đồng hương với Ngài như sau: "Tôi cám ơn nước Balan, trong Diễn đàn Âu Châu, đã trung thành bệnh vực những nguồn gốc kitô hữu của lục địa chúng ta. Từ những nguồn gốc đó phát xuất nền văn hóa và sự phát triển nền văn minh chúng ta. Người ta không thể chặt đứt những nguồn gốc từ đó người ta phát sinh".
Ngày 19/6, khi ám chỉ tới sự chấp nhận văn bản hiến pháp, vào buổi tối lúc 22g.30, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh, M.Joaquin Navarro Valls, trước hết nhấn mạnh đến sự hài lòng của Tòa Thánh Vatican đối với việc chấp nhận hiến pháp: "Các phương tiện truyền thông xã hội đã nhắc tới việc các Thủ Lãnh Quốc gia và chính phủ, của 25 Nước thành viên đồng ý chấp nhận, tại Bruxelles, hiệp ước hiến pháp Âu Châu. Toà Thánh bày tỏ sự thỏa mãn đối với giai đoạn mới mẻ và quan trọng này trong quá trình hội nhập Âu Châu, luôn được đức Giáo Hoàng ao ước và khích lệ".
Ông thêm một lý do khác làm cho vui mừng: "Cũng có một lý do làm hài lòng là việc đưa vào trong khế ước sự sẵn sàng bảo vệ qui chế các tín ngưỡng tôn giáo trong các Quôc gia thành viên và bắt buộc Liên Hiệp duy trì với ho một sư đối thoại cởi mở, trong sáng, hài hòa, bằng cách công nhận căn tính và sự đóng góp riêng biệt của các tín ngưỡng tôn giáo đó".
"Nhưng ông.Navarro giải thích, Toà Thánh không thể không tỏ bày những hối tiếc của mình vì môt số chính phủ chống đối việc thừa nhận công khai những nguồn gốc kitô hữu của Âu Châu. Đây là một sự không biết đến sự hiển nhiên lịch sử và căn tính kitô hữu của những dân tộc Âu Châu".
"Tòa Thánh bày tỏ sự đánh giá cao và sự biết ơn của mình đối với những chính phủ, vì ý thức về quá khứ, và về chân trời lịch sử tân Âu Châu hình thành, đã hành động để cho gia sản tôn giáo được thừa nhận của mình có được một hình thức cụ thể".
Trên thực tế 7 nươc đã bảo vệ sự thừa nhận này: Ba-lan, Ý, Slovakia, Malta, Lithuania và Bồ Đào Nha, tức là bốn nước ngày xưa nằm dưới chế độ cộng sản vô thần.
Ông Navarro xác nhận: "Hơn nữa không nên quên sự dấn thân hùng mạnh và bày tỏ lan rộng những lời khẩn nài khác nhau để nhắc tới gia sản kitô hữu Âu Châu trong một hiệp ước như thế, bằng cách thúc đẩy suy tư của các nhà trách nhiệm chính trị, các công dân và công luận về một vấn đề không phải là thứ yếu trong bối cảnh hiện nay, quốc gia, Âu Châu và thế giới".
Lần xuất bản ngày 20/6 của báo L'Osservatore Romano với tựa đề trên trang nhất: "Một Âu Châu với ký ức phai màu". Nhan đề phụ giải thích: "Sự hài lòng đối với sự chấp nhận hiệp ước hiến pháp, phải thêm sự hối tiếc đối với những nội dung không ngang hàng với những hy vọng và mong ước". Một trang đóng khung với nhan đề: "Những hối tiếc của Tòa Thành", lấy lại nguyên văn lời tuyên ngôn của Ông Navarro Valls.
Một thông cáo của các giám mục Ba lan lập lại những lời của Đức Gioan Phaolo II. Các giám mục nhấn mạnh rằng mặc dầu sự xác tín của đa số cư dân Âu Châu, của Đức Giáo Hoàng và của nhiều hội đồng giám mục, bản văn hiệp ước hiến pháp "không chứa dựng một qui chiếu nào về những nguồn gốc kitô hữu lục địa"..
Phản ứng của các Ngài rất mạnh: "Chúng tôi tiếp nhận sự kiện này, với sự giận dữ, như là một sự giả mạo của chân lý lịch sử và như một sự cố ý gạt bỏ kitô giáo mà, trong vòng các thế kỷ, đã và còn là tôn giáo của đa số người Âu Châu".
Các giám mục Ba lan tố cáo "ý thức hệ trần tục" được chứng tỏ nơi các chính phủ khác nhau tại Âu Châu".
Các Ngài quả quyết: "người ta không thể xây dựng một nhà chung Âu Châu trên sự giả mạo của lịch sử cựu lục địa, và trên sự áp đặt quan điểm tục hóa của toàn thể Âu Châu".
Các ngài kết luận: "Vì hoàn cảnh, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí để họ nghĩ đến tương lai Âu Châu bị xây dựng trên sự gạt bỏ những giá trị cơ bản".