Chúa Nhật XXIII Thường Niên C: TÌNH YÊU THẬP GIÁ
Kn 9,13-18; Plm 9-10.12-17; Lc 14,25-33
Ở Giêrusalem, hàng năm cứ đến ngày thứ Sáu Tuần thánh, từng đoàn người vác thập giá theo chính con đường Đức Giêsu đã vác thập giá lên núi Sọ chịu đóng đinh. Ở Rôma, Đức Giáo Hoàng cùng với đoàn tín hữu vác thập giá ngày thứ Sáu Tuần thánh để thờ kính Thánh giá Đức Giêsu. Trong Tin Mừng cho thấy trên đường vác thập giá của Đức Giêsu tiến về đến núi sọ, Ông Simon gốc Kyrênê đặt thập giá lên vai vác theo sau Đức Giêsu (x. Lc 23,26; Mc 15,21)
Tư thế vác thập giá là tư thế của người môn đệ như Chúa Giêsu Kitô mời gọi trong Tin mừng Luca 14,25-33: “Ai không vác thập giá của mình mà theo Tôi thì không thể làm môn đệ của Tôi”. Người môn đệ là tôi và bạn – những người Kitô hữu tức là những người thuộc về Đức Kitô và tin vào Ngài.
Chúa Giêsu không chỉ mời gọi môn đệ, chính Ngài đã vác thánh giá trước, Ngài vác Thập giá, Thập giá gánh nặng tội của cả nhân loại. Thập giá mà Ngài vác là từ bỏ chính mình và chấp nhận Thiên ý của Chúa Cha (x. Mt 26, 39. 42.44; Mc 14,36; Lc 22,42). Người môn đệ của Chúa mang thập giá là chấp nhận con người mình, là mang thập giá niềm tin vượt qua chính mình và nên thánh từng ngày bằng sự cố gắng không rên rỉ. Như Tông Đồ Phaolô cũng có một cái dằm đâm vào xác thịt, và ngài đã ba lần xin Chúa cất cái dằm đó khỏi mình, nhưng Thiên Chúa phán “ơn ta đủ cho con” (x. 2Cr 12, 7-9) Và Phaolô vẫn tiếp bước hành trình thập giá của người môn đệ rao giảng tình yêu: “Chúng tôi luôn mang trên mình cuộc thương khó của Chúa Giêsu” (2Cr 4,10).
Thánh Phaolô đã quả quyết: “Thật thế, lời rao giảng về thập giá... đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
Thiên Chúa không muốn con người khổ khi vác Thập giá theo Ngài, như chúng ta đã từng trách móc, chất vấn Thiên Chúa. Sự thật chính Ngài gánh vác nỗi đau khổ của con người nơi Thập giá, Ngài mời gọi chúng ta cùng vác Thập giá mình, can đảm cùng Ngài vượt qua mọi đau khổ của cuộc đời trong đó có mọi khiếm khuyết, mọi bất toàn đuợc chính Thiên Chúa băng bó chữa lành và mọi tội lỗi được Ngài tha thứ qua Thập giá như Phêrô đã quả quyết: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1P, 2,24).
Đối diện với thập giá, tâm lý tự nhiên ai cũng sợ, chính Chúa Giêsu cũng đã bồi hồi xao xuyến và đã từng muốn chối bỏ thánh giá qua hình ảnh “chén đắng” trong vườn Cây dầu: “Xin cho chén này rời khỏi con… ” (Mt 26,39) trước khi bước vào con đường thập giá. Nhưng tình yêu Thiên Chúa dành cho con người đã chiến thắng sự ngập ngừng lo sợ, và Ngài quyết tâm: “Xin theo thánh ý Cha” (x. Mt 26,36-46). Đặt thập giá vào cuộc đời mình, tôi và bạn sẽ thấy rõ những khoảnh khắc, những phong ba, những ẩn khuất nơi những nỗi đau tâm hồn không được chia sẻ đã làm cho chúng ta muốn buông xuôi cuộc đời trong thất vọng ... Hôm nay, Chúa Kitô mời gọi tôi và bạn hãy gánh vác thập giá cuộc đời mình tiến về đồi hy vọng Canvê. Thập giá trong đời mà mỗi chúng ta mang không đề cao đau khổ, nhưng là hiện hữu một tinh thần “vượt qua” mang tình yêu Thiên Chúa, Ngài không ngừng cứu thoát chúng ta, và chúng ta vác thập giá là cùng Ngài chiến đấu như tâm tình của Phaolô: “Anh em hãy cùng tôi chiến đấu...” (Rm 15,30).
Thập giá của tôi và bạn không chỉ là những đau khổ, những trái ý nhưng còn là tất cả những gì chúng ta có và mang trong đời. Như Chúa Giêsu đã dùng thập giá không chỉ cứu chuộc con nguời từ tội lỗi nhưng còn là thánh hóa mọi sự nên công chính như Phaolô đã quả quyết sự đau khổ và cái chết trên Thập giá là hòa giải và làm công chính hóa: “cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1, 20). Nơi Thập giá gánh vác, Ngài mời gọi tôi và bạn cùng xốc vác cuộc đời trong đó là tất cả những gì chúng ta là: đầy tài năng, thánh thiện, khiếm khuyết, bất toàn…
Nơi Thập giá, Chúa Kitô đã hòa giải tất cả những gì thiếu sót nơi con người và đưa con người hòa nhập với đời sống Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16). Vâng, nơi Thập giá, Ngài cũng xóa bỏ mọi thù ghét trong đó có sự thù ghét chính bản thân mà mỗi chúng ta mang và đối xử với chính mình khi thất vọng và nổi loạn với cuộc sống làm ta chán ghét bản thân và có tư tưởng – hành động “vong thân”. Nơi thập giá mình vác, tôi và bạn mang thập giá tình yêu với bản thân và cuộc sống, vì mọi thù ghét bị tiêu diệt nơi Thập giá và “Thập giá trở nên tiếng kêu tình yêu vô bến bờ của Thiên Chúa” (Maurice Zuldel) và là biểu tượng của sự sống mới.
Thầy Napoléon Almoint đã kể câu chuyện vui sau đây:
Một hôm, Chúa Giêsu hiện ra với hai trong số muôn vàn môn đệ của mình, và Ngài đưa họn đến một đầu đường, rồi trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói :
- Mỗi người các con hãy vác lấy thập giá này đi đến cuối đường trước mặt, Thầy sẽ đợi các con ở đó.
Nói xong, Chúa biến đi. Hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá mình.
Người thứ nhất vác lấy thập giá mình cách nhẹ nhàng, chân rảo bước ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn đề gì cản trỏ hay gây phiền phức cho anh cả. Nội trong ngày, anh đã đến cuối đường và gặp Chúa Giêsu đang chờ sẵn nơi đó.
Người thứ hai, mãi sang chiều ngày hôm sau mới đi trọn con đường. Có vẻ anh rất mệt mỏi, không còn vác nổi mà chỉ còn biết kéo lê cây thập giá. Thập giá của anh xem ra mỗi lúc một nặng thêm. Anh gần như kiệt sức. Vừa gặp Chúa, anh phàn nàn ngay:
- Chúa đối xử bất công quá. Chúa cho con cây thập giá rất nặng. Còn anh kia, Chúa cho cây thập giá nhẹ hơn, nên anh đã đến trước con từ lâu rồi.
Gương mặt vui tươi của Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp :
- Này con, Ta không đối xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau và nặng bằng nhau. Con đừng trách thập giá nào nhẹ nó trở nên nặng là vì trong tâm hồn con. Ngay từ lúc đầu, trong suốt thời gian đi trên quãng đường Ta chỉ, con luôn luôn than phiền, trách móc, thập giá nặng, và càng than phiền, thì thập giá càng trở nên nặng nề. Người bạn đồng hành với con đã đến trước vì lúc nào trong tâm hồn cũng tràn đầy yêu thương. Tình yêu làm thập giá trở nên nhẹ nhàng (R. Veritsa, Ánh sáng thế gian, tr 68-69).
Thật thế, trong tình yêu hãy vác thập giá mang tâm tình của thánh Phaolô; vinh dự là Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6, 14).
Thập giá là chìa khóa mở cửa nước Trời…
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 03/09/2016.
Kn 9,13-18; Plm 9-10.12-17; Lc 14,25-33
Ở Giêrusalem, hàng năm cứ đến ngày thứ Sáu Tuần thánh, từng đoàn người vác thập giá theo chính con đường Đức Giêsu đã vác thập giá lên núi Sọ chịu đóng đinh. Ở Rôma, Đức Giáo Hoàng cùng với đoàn tín hữu vác thập giá ngày thứ Sáu Tuần thánh để thờ kính Thánh giá Đức Giêsu. Trong Tin Mừng cho thấy trên đường vác thập giá của Đức Giêsu tiến về đến núi sọ, Ông Simon gốc Kyrênê đặt thập giá lên vai vác theo sau Đức Giêsu (x. Lc 23,26; Mc 15,21)
Tư thế vác thập giá là tư thế của người môn đệ như Chúa Giêsu Kitô mời gọi trong Tin mừng Luca 14,25-33: “Ai không vác thập giá của mình mà theo Tôi thì không thể làm môn đệ của Tôi”. Người môn đệ là tôi và bạn – những người Kitô hữu tức là những người thuộc về Đức Kitô và tin vào Ngài.
Chúa Giêsu không chỉ mời gọi môn đệ, chính Ngài đã vác thánh giá trước, Ngài vác Thập giá, Thập giá gánh nặng tội của cả nhân loại. Thập giá mà Ngài vác là từ bỏ chính mình và chấp nhận Thiên ý của Chúa Cha (x. Mt 26, 39. 42.44; Mc 14,36; Lc 22,42). Người môn đệ của Chúa mang thập giá là chấp nhận con người mình, là mang thập giá niềm tin vượt qua chính mình và nên thánh từng ngày bằng sự cố gắng không rên rỉ. Như Tông Đồ Phaolô cũng có một cái dằm đâm vào xác thịt, và ngài đã ba lần xin Chúa cất cái dằm đó khỏi mình, nhưng Thiên Chúa phán “ơn ta đủ cho con” (x. 2Cr 12, 7-9) Và Phaolô vẫn tiếp bước hành trình thập giá của người môn đệ rao giảng tình yêu: “Chúng tôi luôn mang trên mình cuộc thương khó của Chúa Giêsu” (2Cr 4,10).
Thánh Phaolô đã quả quyết: “Thật thế, lời rao giảng về thập giá... đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
Thiên Chúa không muốn con người khổ khi vác Thập giá theo Ngài, như chúng ta đã từng trách móc, chất vấn Thiên Chúa. Sự thật chính Ngài gánh vác nỗi đau khổ của con người nơi Thập giá, Ngài mời gọi chúng ta cùng vác Thập giá mình, can đảm cùng Ngài vượt qua mọi đau khổ của cuộc đời trong đó có mọi khiếm khuyết, mọi bất toàn đuợc chính Thiên Chúa băng bó chữa lành và mọi tội lỗi được Ngài tha thứ qua Thập giá như Phêrô đã quả quyết: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1P, 2,24).
Đối diện với thập giá, tâm lý tự nhiên ai cũng sợ, chính Chúa Giêsu cũng đã bồi hồi xao xuyến và đã từng muốn chối bỏ thánh giá qua hình ảnh “chén đắng” trong vườn Cây dầu: “Xin cho chén này rời khỏi con… ” (Mt 26,39) trước khi bước vào con đường thập giá. Nhưng tình yêu Thiên Chúa dành cho con người đã chiến thắng sự ngập ngừng lo sợ, và Ngài quyết tâm: “Xin theo thánh ý Cha” (x. Mt 26,36-46). Đặt thập giá vào cuộc đời mình, tôi và bạn sẽ thấy rõ những khoảnh khắc, những phong ba, những ẩn khuất nơi những nỗi đau tâm hồn không được chia sẻ đã làm cho chúng ta muốn buông xuôi cuộc đời trong thất vọng ... Hôm nay, Chúa Kitô mời gọi tôi và bạn hãy gánh vác thập giá cuộc đời mình tiến về đồi hy vọng Canvê. Thập giá trong đời mà mỗi chúng ta mang không đề cao đau khổ, nhưng là hiện hữu một tinh thần “vượt qua” mang tình yêu Thiên Chúa, Ngài không ngừng cứu thoát chúng ta, và chúng ta vác thập giá là cùng Ngài chiến đấu như tâm tình của Phaolô: “Anh em hãy cùng tôi chiến đấu...” (Rm 15,30).
Thập giá của tôi và bạn không chỉ là những đau khổ, những trái ý nhưng còn là tất cả những gì chúng ta có và mang trong đời. Như Chúa Giêsu đã dùng thập giá không chỉ cứu chuộc con nguời từ tội lỗi nhưng còn là thánh hóa mọi sự nên công chính như Phaolô đã quả quyết sự đau khổ và cái chết trên Thập giá là hòa giải và làm công chính hóa: “cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1, 20). Nơi Thập giá gánh vác, Ngài mời gọi tôi và bạn cùng xốc vác cuộc đời trong đó là tất cả những gì chúng ta là: đầy tài năng, thánh thiện, khiếm khuyết, bất toàn…
Nơi Thập giá, Chúa Kitô đã hòa giải tất cả những gì thiếu sót nơi con người và đưa con người hòa nhập với đời sống Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã khẳng định: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16). Vâng, nơi Thập giá, Ngài cũng xóa bỏ mọi thù ghét trong đó có sự thù ghét chính bản thân mà mỗi chúng ta mang và đối xử với chính mình khi thất vọng và nổi loạn với cuộc sống làm ta chán ghét bản thân và có tư tưởng – hành động “vong thân”. Nơi thập giá mình vác, tôi và bạn mang thập giá tình yêu với bản thân và cuộc sống, vì mọi thù ghét bị tiêu diệt nơi Thập giá và “Thập giá trở nên tiếng kêu tình yêu vô bến bờ của Thiên Chúa” (Maurice Zuldel) và là biểu tượng của sự sống mới.
Thầy Napoléon Almoint đã kể câu chuyện vui sau đây:
Một hôm, Chúa Giêsu hiện ra với hai trong số muôn vàn môn đệ của mình, và Ngài đưa họn đến một đầu đường, rồi trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói :
- Mỗi người các con hãy vác lấy thập giá này đi đến cuối đường trước mặt, Thầy sẽ đợi các con ở đó.
Nói xong, Chúa biến đi. Hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá mình.
Người thứ nhất vác lấy thập giá mình cách nhẹ nhàng, chân rảo bước ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn đề gì cản trỏ hay gây phiền phức cho anh cả. Nội trong ngày, anh đã đến cuối đường và gặp Chúa Giêsu đang chờ sẵn nơi đó.
Người thứ hai, mãi sang chiều ngày hôm sau mới đi trọn con đường. Có vẻ anh rất mệt mỏi, không còn vác nổi mà chỉ còn biết kéo lê cây thập giá. Thập giá của anh xem ra mỗi lúc một nặng thêm. Anh gần như kiệt sức. Vừa gặp Chúa, anh phàn nàn ngay:
- Chúa đối xử bất công quá. Chúa cho con cây thập giá rất nặng. Còn anh kia, Chúa cho cây thập giá nhẹ hơn, nên anh đã đến trước con từ lâu rồi.
Gương mặt vui tươi của Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp :
- Này con, Ta không đối xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau và nặng bằng nhau. Con đừng trách thập giá nào nhẹ nó trở nên nặng là vì trong tâm hồn con. Ngay từ lúc đầu, trong suốt thời gian đi trên quãng đường Ta chỉ, con luôn luôn than phiền, trách móc, thập giá nặng, và càng than phiền, thì thập giá càng trở nên nặng nề. Người bạn đồng hành với con đã đến trước vì lúc nào trong tâm hồn cũng tràn đầy yêu thương. Tình yêu làm thập giá trở nên nhẹ nhàng (R. Veritsa, Ánh sáng thế gian, tr 68-69).
Thật thế, trong tình yêu hãy vác thập giá mang tâm tình của thánh Phaolô; vinh dự là Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6, 14).
Thập giá là chìa khóa mở cửa nước Trời…
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 03/09/2016.