Thứ Nhất Khiêm Nhường
Chúa Nhật XXII năm – C
(Lc 14, 1a.7-14)
Khiêm nhường là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Khiêm nhường sẽ giúp con người thành công một cách vững chắc nhất. Chẳng thế mà trong lịch sử nhân loại đã không có ít bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình trong sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Thực tế, khiêm nhường là đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo tuyệt vời, các vị cao sang đều mến chuộng đức khiêm nhường. Người ăn ở khiêm nhường chẳng những được người đời kính trọng mà cả Thiên Chúa cũng yêu thích kẻ khiêm nhường. Lời Chúa trong sách Huấn Ca dạy : "Con hãy hạ mình, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa" (Hc 3, 19-21. 30-31).
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta một bài học quan trọng là ở khiêm nhường. Người mời gọi chúng ta vượt qua thói háo danh để sống tự hạ và khiêm nhường. Nhiều khi chúng ta hiểu sai về khiêm nhường. Khiêm nhường không có nghĩa là tự coi mình không có giá trị gì, không phải là khinh rể bản thân, hay thụ động, không dám nhận trách nhiệm. Khiêm nhường lại càng không phải là một mặt nạ để lôi kéo sự chú ý của người khác: tôi hạ mình xuống để được tôn lên.
Người khiêm nhường là người chấp nhận sự thật, nhận biết thân phận thụ tạo của mình, nhận mình là mình, có sao có vậy, những gì tôi có và cả con người tôi, đều bởi Chúa. Khiêm nhường là đón nhận đời mình như quà tặng Chúa ban, và dâng lại đời mình cho Chúa như một quà tặng. Khiêm nhường cũng là nhìn nhận sự thật về mình: tôi chưa hoàn hảo, có nhiều giới hạn, cần được tha nhân nâng đỡ, góp ý...
Giữa một thế giới tự cao tự đại, kiêu ngạo, giả hình, háo danh, đề cao quyền lực và lợi nhuận, say mê thống trị và chiếm đoạt, bè phái và chia rẽ, thái độ công kích, đối đầu vẫn thường bị nhầm lẫn là sức mạnh thì người khiêm nhường không được đánh giá cao; bởi người ta đánh đồng khiêm nhường với yếu đuối.
Bằng dụ ngôn khách được mời tới dự tiệc cưới, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy khiêm nhường dành chỗ nhất, chỗ trọng cho người khác : "Đừng tìm kiếm chỗ nhất ". Chúa biết chúng ta thường thích chỗ nhất ở nơi công cộng, trong nhà cũng như ngoài phố, nơi hội họp cũng như bàn ăn… Người biết ý định của chúng ta, nên Người khuyên chúng ta : "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất" (Lc 14,8).
Chỗ nhất là chỗ quan trọng nhất. Ta chọn ngồi chỗ nhất là vì ta thấy mình quan trọng, xứng đáng được hưởng vinh dự đó... Tiếc thay, chỗ nhất chỉ có một chứ không có nhiều, nên người ta phải tranh giành nhau bằng mọi thủ đoạn để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình. Những cuộc tranh giành như thế vẫn diễn ra nơi gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia... Ở đâu có hai người trở lên là có đụng chạm, chỉ vì có một chỗ nhất. Vì thế Chúa Giêsu khuyên bảo ta: "Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14,11). Ai tôn mình lên, dù lộ liễu hay kín đáo, sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống. Ai thực tâm hạ mình xuống qua việc phục vụ, sẽ được Thiên Chúa tôn lên. Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, tuy có giá trị đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý và bền vững. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, còn ai tự hạ thì rồi được tôn.
Vì muốn chọn chỗ nhất, nên ngươi ta thường thích giao du với người có thế giá, có học, có của, để dễ nhờ vả khi cần. Chính vì thế mà xã hội vẫn còn nhiều người bị bỏ rơi, vì nghèo túng, vì kém cỏi về mọi mặt. Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ ta trong việc chọn khách để mời ăn, nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có. Người đưa ta vượt qua óc tính toán vụ lợi, để đi vào thế giới của những người bất hạnh, giảm bớt sự kiêu căng, nâng cao đức khiêm nhường.
Khiêm nhường sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Kẻ ăn ở khiêm nhường sẽ khắc phục được rất nhiều khuyết điểm, và hoàn thiện được bản thân. Khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn kẻ tự mãn thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Bởi vậy đức khiêm nhường vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm nhường, chúng ta càng học được nhiều điều.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết ăn ở khiêm nhường để xứng đáng được Chúa yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật XXII năm – C
(Lc 14, 1a.7-14)
Khiêm nhường là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Khiêm nhường sẽ giúp con người thành công một cách vững chắc nhất. Chẳng thế mà trong lịch sử nhân loại đã không có ít bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình trong sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Thực tế, khiêm nhường là đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo tuyệt vời, các vị cao sang đều mến chuộng đức khiêm nhường. Người ăn ở khiêm nhường chẳng những được người đời kính trọng mà cả Thiên Chúa cũng yêu thích kẻ khiêm nhường. Lời Chúa trong sách Huấn Ca dạy : "Con hãy hạ mình, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa" (Hc 3, 19-21. 30-31).
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta một bài học quan trọng là ở khiêm nhường. Người mời gọi chúng ta vượt qua thói háo danh để sống tự hạ và khiêm nhường. Nhiều khi chúng ta hiểu sai về khiêm nhường. Khiêm nhường không có nghĩa là tự coi mình không có giá trị gì, không phải là khinh rể bản thân, hay thụ động, không dám nhận trách nhiệm. Khiêm nhường lại càng không phải là một mặt nạ để lôi kéo sự chú ý của người khác: tôi hạ mình xuống để được tôn lên.
Người khiêm nhường là người chấp nhận sự thật, nhận biết thân phận thụ tạo của mình, nhận mình là mình, có sao có vậy, những gì tôi có và cả con người tôi, đều bởi Chúa. Khiêm nhường là đón nhận đời mình như quà tặng Chúa ban, và dâng lại đời mình cho Chúa như một quà tặng. Khiêm nhường cũng là nhìn nhận sự thật về mình: tôi chưa hoàn hảo, có nhiều giới hạn, cần được tha nhân nâng đỡ, góp ý...
Giữa một thế giới tự cao tự đại, kiêu ngạo, giả hình, háo danh, đề cao quyền lực và lợi nhuận, say mê thống trị và chiếm đoạt, bè phái và chia rẽ, thái độ công kích, đối đầu vẫn thường bị nhầm lẫn là sức mạnh thì người khiêm nhường không được đánh giá cao; bởi người ta đánh đồng khiêm nhường với yếu đuối.
Bằng dụ ngôn khách được mời tới dự tiệc cưới, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy khiêm nhường dành chỗ nhất, chỗ trọng cho người khác : "Đừng tìm kiếm chỗ nhất ". Chúa biết chúng ta thường thích chỗ nhất ở nơi công cộng, trong nhà cũng như ngoài phố, nơi hội họp cũng như bàn ăn… Người biết ý định của chúng ta, nên Người khuyên chúng ta : "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất" (Lc 14,8).
Chỗ nhất là chỗ quan trọng nhất. Ta chọn ngồi chỗ nhất là vì ta thấy mình quan trọng, xứng đáng được hưởng vinh dự đó... Tiếc thay, chỗ nhất chỉ có một chứ không có nhiều, nên người ta phải tranh giành nhau bằng mọi thủ đoạn để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình. Những cuộc tranh giành như thế vẫn diễn ra nơi gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia... Ở đâu có hai người trở lên là có đụng chạm, chỉ vì có một chỗ nhất. Vì thế Chúa Giêsu khuyên bảo ta: "Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14,11). Ai tôn mình lên, dù lộ liễu hay kín đáo, sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống. Ai thực tâm hạ mình xuống qua việc phục vụ, sẽ được Thiên Chúa tôn lên. Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, tuy có giá trị đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý và bền vững. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, còn ai tự hạ thì rồi được tôn.
Vì muốn chọn chỗ nhất, nên ngươi ta thường thích giao du với người có thế giá, có học, có của, để dễ nhờ vả khi cần. Chính vì thế mà xã hội vẫn còn nhiều người bị bỏ rơi, vì nghèo túng, vì kém cỏi về mọi mặt. Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ ta trong việc chọn khách để mời ăn, nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có. Người đưa ta vượt qua óc tính toán vụ lợi, để đi vào thế giới của những người bất hạnh, giảm bớt sự kiêu căng, nâng cao đức khiêm nhường.
Khiêm nhường sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Kẻ ăn ở khiêm nhường sẽ khắc phục được rất nhiều khuyết điểm, và hoàn thiện được bản thân. Khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn kẻ tự mãn thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Bởi vậy đức khiêm nhường vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm nhường, chúng ta càng học được nhiều điều.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết ăn ở khiêm nhường để xứng đáng được Chúa yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ