VIỆC TÁI LẬP CHỨC PHÓ TẾ VĨNH VIỄN

Sau đệ nhị thế chiến người ta thấy nhu cầu và đường hướng truyền giáo có nhiều đòi hỏi mới mà hàng giáo sỹ khó đảm nhận. Nhiều giám mục trên thế giới rụt rè lên tiếng cần tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội. Nhưng đó chỉ là tiếng nói vang ra để thăm dò, không có ai đáp lại và hưởng ứng.

Nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, những tiếng nói này được đáp lại khi các nghị phụ đem bàn họp trong Công Đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI người có công nhất trong công việc khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Đương Kim Phaolô II là người hiểu biết trách nhiệm của Phó tế hơn ai hết và Ngài luôn khuyến khích trong việc đào tạo và huấn luyện.

BẮT ĐẦU TỪ CÔNG ĐỒNG

Khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn là một trong mục tiêu quan trọng canh tân Giáo Hội. Thánh Công đồng đặc biệt hướng về và kêu gọi các thanh niên độc thân và quí ông đang sống trong bậc vợ chồng quảng đại nghe theo tiếng gọi của Chúa xung phong làm Thợ Vườn Nho của Chúa. Trong diễn văn bế mạc Công Đồng (07.12.1965),

Đức Phaolô VI đã nói rõ ý nghĩa thâm sâu và truyền thống Giáo Hội khi tái lập chức Phó Tế: "Đạo Kitô là "đạo Thiên Chúa làm người" sẵn sàng tiếp xúc và đối thoại với các tôn giáo khác đi đến "Hiệp nhất". Tình huynh đệ, tương thân tương ái, chia sẻ vui buồn, trên thế giới phải được bắt nguOồ từ chân lý mặc khải của Chúa Kitô Cứu Chuộc, đem đến tràn đầy"Niềm vui và hy vọng". Ơn Cứu Độ cần chiếu sáng khắp nơi cho mọi người. Giáo Hội không phải là tổ chức khép kín trái lại luôn mở rộng đón nhận luồng gió mới. Công Đồng khôi phục lại chức Phó Tế để kiện toàn việc phục vụ chung nhân loại. Tín lý Giáo Hội như "Anh sáng muôn dân".

Giai đoạn chuẩn bị ban đầu

Ngày 17.05.1959, ủy ban ‘'Tiền Chuẩn Bị" được thành lập do Đức Hồng Y D. Tardini làm chủ tịch và Đức Cha P. Feleci làm thư ký. Công việc của ủy ban là gửi thư cho các Giám mục, Bề trên dòng, các đại học Công Giáo, hỏi ý kiến về các đề tài thảo luận trong Công Đồng. Trong đó có mục "khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn''

Ngày 04.06.1960, tại Roma, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập ủy ban Tối Cao và 6 tiểu ban, đọc và căn cứ vào các thư trả lời, để sơ thảo dàn bài các vấn đề sẽ đề nghị.

Đức Hồng Y J.E. Van Roey làm chủ tịch ủy ban Tối Cao này. Năm 1962, Đức Cha L.J. Suenens thay thế. Về vAn đề Phó Tế, có 1.500 thư trả lời riêng, cộng với nhiều thư trả lời chung, là đồng ý thảo luận, trong số 2.150 thư gửi đi. Lý do nêu ra là vì thiếu Linh mục.

Thư trả lời ở Âu châu nhấn mạnh đến vai trò xã hội của Phó Tế và nên chọn ứng viên độc thân.

Ý kiến của Mỹ châu Latinh đề nghị chung ứng viên là tu sĩ các dòng tu. Hầu hết các thư đề nghị chọn nam ứng viên có gia đình. Chỉ có hai thư đề nghị chọn nữ giới. Y kiến của Hoa kỳ đề nghị dạy nhiều về thần học.

Các Giám mục Á châu, Pháp và Anh mong muốn hợp thức hóa làm Phó Tế các mục sư Tin Lành trở lại Công Giáo.

Về nhiệm vụ, thì có nhiều đề nghị. Như pho Tế trong Thánh Lễ, ban phát Mình Thánh Chúa (ý kiến của Trung Mỹ), dạy giáo lý, chủ Lễ đám táng, làm phép cưới (Y, Congo Bỉ, Mỹ Latinh) quản lý tài sản (Ý, Colombie, Tây Ban Nha), quản thủ thư viện và tài Liệu văn khố (Tây Ban Nha)...

Trong khi bên trong Giáo Hội dự thảo tài liệu về Phó Tế , thì bên ngoài có một thư có 90 chữ ký của nhiều nhà thần học, kèm theo một tài liệu gửi và thiết tha đề nghị Giáo Hội cần cứu xét và tái lập chức Phó Tế .

Đứng đầu danh sách là 3 nhà thần học nổi tiếng là Y. Congar, B. Haring và K. Rahner. Năm 1962, K. Rahner và H. Vorgrimler cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Đức Uber die Erneuerung des Diakonates (Diaconia in Christo)

Ngày 17.01.1962, Ủy ban trung ương về Phó Tế thuộc Công Đồng bắt đầu thuyết trình và thảo luận và lấy ý kiến về các văn kiện dự thảo, trước khi đem trình bày cho Công Đồng.

Ngày 11.10.1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chủ tọa buổi thảo luận chính thức duyệt xét hồ sơ Phó Tế. Đi đến quyết định sẽ trình bày cho Công Đồng vào các phiên họp từ 01 đến 07.12.1962. Ngày 06.01.1963, ủy ban đúc kết chuyển đệ duyệt xét hồ sơ lên các bộ liên hệ. Cuối cùng, ngày 03.07.1963, hồ sơ được hoàn tất bằng chữ ký của Đức Giáo Hoàng.

Các văn kiện áp dụng

Từ phiên họp ngày 31.10.1963 và các phiên kế tiếp, Công đồng đã dành nhiều thời giờ bàn thảo và biểu quyết các văn kiện Liên quan đến việc tái lập và đào tạo Chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Các văn kiện Công Đồng được ban hành, gồm các điểm chính:

1. Lịch sử và ý nghĩa thần học của chức Phó Tế .

Được ghi trong các sắc lệnh của Công Đồng:

- Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium), ban hành ngày 21-11-1964, gồm các số 20, 28 và 29.

- Nhiệm Vụ Mục Vụ (Chritus Dominius) ban hành ngày 23-10-1965, số 15.

- Hoạt Động Truyền Giáo (Ad Gentes), ban hành ngày 07.12.1965, số 15 và 16.

- Giáo Hội Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum) ban hành ngày 21.11.1964, số 17.

- Mặc Khải Thiên Chúa (Dei Verbum) ban hành ngày 18-11-1965, số 25.

- Phụng Vụ Thánh ( De Sacra Liturgia),ban hành ngày 04-12-1963, sO 35.

Phó Tế là một trong ba cấp bậc trong Giáo Hội gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế được trao quyền bởi Thiên Chúa qua phép Truyền Chức Thánh. Thi hành nhiệm vụ như Chúa Con được sai bởi Chúa Cha. Cũng như các Thánh Tông Đồ xưa, là người kế nghịệp Chúa Kitô xây dựng trần gian. Thì hàng Giáo Phẩm ngày nay, cũng nối tiếp sứ vụ các Tông Đồ để hoàn thành ơn Cứu Chuộc cho nhân loại.

Công việc đào tạo

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành ngày 18.06.1967 Tông thư "Motu Proprio Sacrum Diaconatus Ordinem" về việc đào tạo và quy định nhiệm vụ Phó Tế Vĩnh Viễn. Giáo Hội chính thức tái lập chức vụ Phó Tế Vĩnh Viễn để nối tiếp truyền thống tốt đẹp từ thời các Tông Đồ. Các điều khỏan đại cương :

Hội đồng Giám mục địa phương hoàn toàn có quyền soạn thảo luật lệ qui chế về việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn, căn cứ theo các sắc lệnh Công Đồng, đồng thời cần phù hợp với tình hình địa phương. Nội qui này phải được sự duyệt y của Tòa Thánh. Mỗi hay liên giáo phận mở trung tâm đào tạo Phó Tế và Giám mục cai quản chịu trách nhiệm tuyển chọn và truyền chức cho các Phó Tế thuộc quyền.

Nam ứng viên độc thân phải đủ 25 tuổi. Và người đang sống trong bậc vợ chồng phải đủ 35 tuổi. Ứng viên độc thân phải ở độc thân trọn đời. Ứng viên có gia đình phải được sự ưng thuận của vợ. Một khi vợ qua đới không được tục huyền. Người vợ cũng phải theo học một số giờ quy định. Ứng viên phải là người có căn bản đạo đức gương mẫu, thuộc gia đình có giáo dục, không tai tiếng.

Thời gian huấn luyện tồi thiểu ba năm, hay hơn. Chương trình học về Thần học, Thánh Kinh, Tìm hiểu ơn gọi, ...Có Linh mục hướng dẫn về tu đUc. Sống sống với lý thuy%t cAn có thci gian thực tập theo nhu cAu của khóa học và nhu cAu phong vo sau này. Sau khi chịu chức, Phó Tế vẫn tiếp tục học để bổ túc cho công việc mục vụ. Ứng viên tu sỹ dòng được huấn luyện theo qui chế dòng và thuộc quyền đấng bản quyền dòng mình.

Nhiệm vụ của Phó Tế gOm ba công việc: Lời Chúa, Phụng vụ và Bác ái. Cụ thể là công bố Phúc Âm trong Thánh Lễ, giảng lễ khi có phép của chủ tế. Ban phát Mình Thánh Chúa. Khi không có Linh mục, Phó Tế cử hành "Thánh Lễ Chúa Nhật khi không có Linh mục" tức là không được đọc lời truyền phép (ADAP. Assemblée dominicale en l'Absence de Prêtre) Kiệu Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân và người già yếu. Chủ sự các phiên chầu Mình Thánh hoặc cầu nguyện chung. Cử hành nghị thức Rửa tội, Hôn phối và An táng. Dạy giáo lý cho tân tòng, hôn nhân và trẻ em. Thăm viếng bệnh hoặc tù nhân. Làm phép nhà, người và tượng ảnh. Hướng dẫn và giúp đỡ các gia đình khó khăn. Tất cả công việc trên phải được sự ủy quyền của Giám mục hay Linh mục sở tại.

Đời sống Phó Tế Vĩnh Viễn.

Trong Tông thư Ad Pascendum của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 15.08.1972 qui định thêm về thay đổi chức vI trong Phép Truyền Chức và thực hành đời sống đạo đức của Phó tế Vĩnh Viễn

Trong nghị Lễ mới, phép Truyền chức không còn giữ các chức Cắt Tóc, Chức Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu nữa. Và các tiến chức lãnh nhận hai lần : chức Nhỏ và chức Lớn. Chức Nhỏ gồm Đọc Sách và Giúp Lễ. Chức Lớn là Phó Tế và Linh Mục.

Hàng ngày Phó Tế Vĩnh Viễn bắt buộc phải đọc Kinh Nguyện theo phụng vụ của Giáo Hội. Cử hành Thánh lễ chung với Linh mục nếu có thể. Tĩnh tâm hàng năm. Tuyệt đối phục tùng Giám mục bản quyền. Phục vụ cộng đoàn nơi mình sinh sống.

THEO GIÁO LUẬT

Trong Giáo Luật tái ban hành ngày 25.11.1983 có các điều khoản dành cho chức Phó Tế Vĩnh Viễn.

Phó Tế là thành phần được tuyển chọn, tu luyện và truyền chức trong Phép Bí Tích Truyền Chức Thánh. Gồm các điều khoản: 1008, 1009, 1012, 1015, 1016.

Điều kiện tổng quát cho ứng viên. Gồm các điều: 1019, từ 1024 đến 1035 và 1050.

Gia nhập hay ra khỏi hàng giáo sỹ. Các điều: 266 và 290

Thừa Tác Vụ Lời Chúa. Các điều: 757, 762, 764, 765, 767. Nhiệm vụ trong Thánh Lễ. Các điều: 910, 929, 930 và 943

Các nhiệm vụ khác. Rửa tội (điều 861), Hôn phối (1108, 1121, 1042, 1079, 1080

Công tác mục vụ: Các điều: 517, 519

Huấn luyện và đời sống. Các điều: 236, 176, 284, 285, 286, 287, 288 và 1087

Đời sống vật chất. Điều 281

SÁCH GIÁO LÝ Công Giáo

Sách Giáo Lý Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành 11.11.1992 ghi rõ các điều về Phó Tế Vĩnh Viễn.

Thành lập ba bậc trong Bí Tích Truyền Chức. Gồm các điều: 1536, 1538 và 1543.

Thi hành chức vụ . Điều 1554 và 1569, 1570.

Mục đích tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn. Điều 1571

VĂN KIỆN MỚI NHẤT

Ngày 10.03.1998, Đức Hồng Y Laghi, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo, Chủng viện và Đại học, Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, Tổng trưởng Bộ Giáo sỹ đã giới thiệu và công bố hai văn kiện về việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn:

Qui luật về nền tảng huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn (Ratio fundamentaLễs Institutionis Diacorum Permanentium): Hướng dẫn và áp dong theo luật lệ hiện hành của Giáo Hội để huấn luyện. Giám mục giáo phận là người trách nhiệm và chủ chốt trong việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn. Thời gian học là 3 năm. Giai đoạn đầu quan trọng là suy tư, cầu nguyện và tìm hiểu ơn gọi. Trong thời gian thi hành tác vụ Phó Tế cần phải huấn luyện liên tục về nhân cách, thiêng liêng, giáo lý và thần học.

- Chỉ nam về đời sống và thừa tác vụ của Phó Tế Vĩnh Viễn (Direttorio per la vita e il Ministerio dei Diaconi Permanenti): Ba thừa tác vụ của Phó Tế là phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Phụ giúp Giám mục và Linh mục giảng và dạy giáo lý. Trong cộng đoàn phục vụ người nghèo và quản lý.

QUAN TÂM CỦA Đức Giáo Hoàng

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hiểu biết tầm mức quan trọng của các Phó Tế Vĩnh Viễn hơn ai hết, khi phát biểu tại đại hội về Phó Tế Vĩnh Viễn tại Roma (16.03.1985): "Y muốn khôi phục phẩm trật riêng và vĩnh viễn của chức Phó Tế Vĩnh Viễn trong thứ bậc của Giáo Hội là một trong những thành quả to lớn của Công Đồng Vatican II"

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, ngày 19.08.1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc diễn văn gửi các Phó Tế Vĩnh Viễn như sau: "Công việc Phó Tế tham gia đóng góp tích cực vào sự biến đổi đời sống gia đình rất quan trọng. Thày và phu nhân, cả hai đều nhập cuộc sống chung và phải tương thân và hỗ trợ nhau. Sự Liên kết và hoà hợp giữ hai người đã in sâu trong bí tích hôn nhân. Nên trước khi truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho chồng, Giáo Hội đã được sự ưng thuận của người vợ. Quyết định của bà thật qúi hóa và cao cả. Thày Phó Tế Vĩnh Viễn và bạn mình phải là gương sáng về đời sống, sự trung thành và không phân ly của hôn nhân Công Giáo, trước thế giới đang cần những chứng từ như họ... Với đức tin, dũng cảm đương đầu với những thách đố và những đòi hỏi của đời sống vợ chồng. NhAt là, h+ kiên trì xây dựng đời sống gia đình trong cộng đoàn và xã hội. Họ càng chứng tỏ rằng những ràng buộc gia đình và nghề nghệp vẫn hài hòa trong khi thi hành sứ vụ của Giáo Hội trao phó. Các thày Phó Tế cùng với phu nhân và con cái đã cổ vũ mạnh mẽ cho những người đang tình nguyện làm phát triển gia đình.

Chúng ta hãy hát lên bài ca mới chúc tụng Thiên Chúa. Ước gì bài ca các ngươi được hát trên núi cao. Hãy chúc tụng Thiên Chúa như người tôi tớ. Hãy ca tụng Ngài như bạn hữu Chúa Kitô. Đấng đã tỏ ra cho tất cả anh em hiểu biết những gì Ngài thông hiểu nơi Chúa Cha. Không phải anh em đã chọn Ngài, mà chính Ngài đã chọn anh em để ra đi đem hoa trái về và hoa trái tồn tại mai. Anh em hay thi hành những điều đó bằng yêu thương nhau. Người đời cho việc làm tôi tớ là khinh bỉ và kém hèn. Nhưng sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa là mầu nhiệm. Anh em là thừa tác viên là người loan báo Tin Mừng. Ngày nào đó, anh em chắc chắn tin rằng anh em sẽ nghe Chúa ban ân thưởng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung thành, hãy vui mừng với Thiên Chúa Ngươi".

Anh em thân mến, như một người luôn cố gắng trở thành "Tôi tớ của tôi tớ Chúa"; Tôi không thể tạm biệt anh em mà không cùng anh chị em hướng về ĐUc Trinh Nữ Maria, người vẫn còn tiếp tục xưng "Này tôi là tôi tá Chúa". Trong gương phục tùng của Mẹ, chúng ta luôn thấy Ngài là mẫu mực hoàn hảo của ơn gọi chúng ta là theo Chúa Kitô và phục vụ Giáo Hội".

Ngày 13. 03.1992, trong lần viếng thăm nước Pháp, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nhắn nhủ các Phó Tế Vĩnh Viễn Pháp :

Tôi xin gợi lại ở đây với anh em về việc Công Đồng Vatican II tái lập chức Phó Tế Vĩnh Viễn mà anh em đã lãnh nhận. Tôi xin mượn lời Đức Phaolô VI nói về ơn gọi đặc biệt này: "Phó Tế là người can thiệp vào nhu cầu cần thiết và nguyện vọng của cộng đoàn giáo dân và là người điều khiển chương trình phụng vụ. Phó Tế sống gần gũi giữa cộng đoàn, làm như Chúa Kitô " Không phải đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ ". (Mt 20, 28).

Không thay thế Linh mục, Phó Tế là người cộng tác với Giám mục đảm nhận trách vụ riêng, như phụng vụ Lời Chúa, chăm sóc người nghèo, phục vụ cộng đoàn. Anh em là người thay thế Giáo Hội sống chung với con người. Luôn có mặt để góp tiếng nói chung với mọi người.

Đem kinh nghịệm gia đình, nghề nghịệp áp dụng hữu hiệu cho đời sống chung cộng đoàn dân Chúa. Nhờ sự hiểu biết và rộng lượng của phu nhân và con cái, Phó tế rảnh rang lo việc phục vụ Giáo Hội. Tôi hân hạnh, vui mừng và thành thực ca ngợi lòng quảng đại và tinh thần phục vụ vô vị lợi của các Phó Tế tại Pháp. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành hằng che chở cho sự phát triển tốt đẹp của chức Phó Tế".

Gần 40 năm sau Công Đồng, việc tái khám phá một tiềm năng nhân sự cho Giáo Hội, chức Phó Tế Vĩnh Viễn, là một thành công thật to lớn và hữu ích của Giáo Hội. Tuy nhiên, sự hiểu biết về ơn gọi đặc biệt này còn hạn hẹp và thiển cận nơi giáo dân.

Cần đả thông tư tưởng để có nhiều người dấn thân phục vụ cánh đồng truyền giáo.

Vì "Lúa chín đầy Đồng mà thiếu thợ gặt" (Mt 9, 37). n

Tài Liệu Đọc Thêm

- J Lécuyer. Le Diacre dans L'ÉgLễse et le monde d'Aujourd'hui. CERF, Paris, 1966

- Comité National du Diaconat. Diacre Permanent. 2 tập, Paris, 1994

Phó Tế Phạm Bá Nha