CẦU NGUYỆN HAY CẦU XIN?
(Chúa Nhật XVII TN C)
Một thực tế trong đời Kitô hữu đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Hễ nói đến cầu nguyện là người ta nghĩ ngay đến những ơn cần cầu xin. Có lẽ vì cuộc sống con người lắm gian truân và đầy dẫy những bất an, gian khổ, bên cạnh đó thì khát vọng cũng như nhu cầu của con người thì dường như vô tận. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ một chút thì việc cầu xin cũng là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh. Dù rằng theo cái nhìn tu đức truyền thống thì khi cầu nguyện, việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.
Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin Mừng Matthêu cũng tương thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa phải đạo và cũng vừa rất “dễ thương” như sau:
1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai, thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì, thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Xin điều gì với ai là giả thiết đã cậy trông vào tình yêu của người ấy dành cho mình. Dưới một góc độ nào đó, thì lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.
2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.
3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).
4.Tâm tình thảo hiếu: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận.
5. Sự liên đới, tương thân tương ái trong nghĩa tình huynh đệ: Chúng ta nhận ra sự thật này qua hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha”. Hơn nữa, khi đã tuyên xưng, nhìn nhận Thiên Chúa là Cha, thì một cách nào đó đã nhìn nhận tha nhân là anh chị em của mình. Sự tương thân tương ái được biểu hiện cách rõ nét và thiết thực bằng sự liên đới.
Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Một người sống có tình với mẹ cha, thì hẳn luôn có lòng với anh chị em. Ngược lại khi đã biết sống có tình với huynh đệ thì luôn làm đẹp lòng mẹ cha. Và các đấng bậc sinh thành vốn nhận tình nghĩa huynh đệ của đàn con như là một trong những cách thế đẹp nhất mà đàn con bày tỏ lòng thảo hiếu với mình. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.
Mối tình của Abraham dành cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra một cách nào đó còn bị giới hạn. Dù rằng đã dùng hết cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho họ, thì Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà, nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó vì sự mạc khải thời Cựu Ước chưa hoàn hảo. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt dần con số xuống chỉ còn một người công chính. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Tuy nhiên, có thể nói rằng cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Và dĩ nhiên, đã là người Cha trên các người cha và là nguồn gốc của mọi tình phụ tử, thì Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Và cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi.
“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Chúng ta chưa xin thì Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ Chúa đã tặng ban. Một trong những cách thế để đón nhận hồng ân thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện đièu chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và ngày sau.
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Chúa Nhật XVII TN C)
Một thực tế trong đời Kitô hữu đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Hễ nói đến cầu nguyện là người ta nghĩ ngay đến những ơn cần cầu xin. Có lẽ vì cuộc sống con người lắm gian truân và đầy dẫy những bất an, gian khổ, bên cạnh đó thì khát vọng cũng như nhu cầu của con người thì dường như vô tận. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ một chút thì việc cầu xin cũng là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh. Dù rằng theo cái nhìn tu đức truyền thống thì khi cầu nguyện, việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.
Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin Mừng Matthêu cũng tương thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa phải đạo và cũng vừa rất “dễ thương” như sau:
1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai, thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì, thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Xin điều gì với ai là giả thiết đã cậy trông vào tình yêu của người ấy dành cho mình. Dưới một góc độ nào đó, thì lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.
2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.
3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).
4.Tâm tình thảo hiếu: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận.
5. Sự liên đới, tương thân tương ái trong nghĩa tình huynh đệ: Chúng ta nhận ra sự thật này qua hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha”. Hơn nữa, khi đã tuyên xưng, nhìn nhận Thiên Chúa là Cha, thì một cách nào đó đã nhìn nhận tha nhân là anh chị em của mình. Sự tương thân tương ái được biểu hiện cách rõ nét và thiết thực bằng sự liên đới.
Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Một người sống có tình với mẹ cha, thì hẳn luôn có lòng với anh chị em. Ngược lại khi đã biết sống có tình với huynh đệ thì luôn làm đẹp lòng mẹ cha. Và các đấng bậc sinh thành vốn nhận tình nghĩa huynh đệ của đàn con như là một trong những cách thế đẹp nhất mà đàn con bày tỏ lòng thảo hiếu với mình. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.
Mối tình của Abraham dành cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra một cách nào đó còn bị giới hạn. Dù rằng đã dùng hết cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho họ, thì Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà, nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó vì sự mạc khải thời Cựu Ước chưa hoàn hảo. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt dần con số xuống chỉ còn một người công chính. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Tuy nhiên, có thể nói rằng cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Và dĩ nhiên, đã là người Cha trên các người cha và là nguồn gốc của mọi tình phụ tử, thì Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Và cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi.
“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Chúng ta chưa xin thì Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ Chúa đã tặng ban. Một trong những cách thế để đón nhận hồng ân thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện đièu chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và ngày sau.
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa