Nguyện Giúp Cầu Thay
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII Năm – C
(Lc 11, 1-13)
Cứ sự thường, bài đọc I Chúa Nhật được chọn để chuẩn bị cho bài Tin Mừng. Nếu bài đọc I Chúa Nhật XVII thường niên C, giới thiệu Abraham, con người của cầu nguyện, ông nài xin Thiên Chúa cách kiên trì, ông xin cho đến bao giờ được mới thôi (x. St 18,20-32). Thì bài Tin mừng (Lc 11, 1-13), cho thấy Chúa Giêsu đang cầu nguyện cùng Chúa Cha, liền sau đó Người dạy các môn đệ cầu nguyện thể theo lời họ xin (x. Lc 11,5-8), và khuyên họ kiên trì cầu nguyện với niềm xác tín đầy tình con thảo với Cha trên trời : "Vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp và ai gõ thì sẽ mở cho." (x. Lc 11,10)
Abraham được phụng vụ trình bày như là gương sáng về sự nguyện giúp cầu thay, ngay cả khi hành vi của ông có vấn đề. Với lòng hiếu khách, ông đã mời ba vị khách vào trại của ông. Một trong ba vị lặp đi lặp lại với Abraham và Sara lời Thiên Chúa hứa ban cho ông bà có con nối dõi tông đường, điều mà ông bà hằng khao khát (x. St 18, 1.10).
Họ là ba, tuy nhiên, trong khung cảnh của Chúa Nhật tuần trước, đúng hơn Abraham nói với họ như thể họ là một: vì thiên thần của Chúa (theo Kinh Thánh là những sứ giả được Thiên Chúa ủy thác cho một sứ vụ qua tên riêng của họ), có lúc nhiều, có khi lại chỉ là một.
Hôm nay chúng ta tiếp tục sự kiện này khi hai người trong số họ quyết định đi đến Sôđôma trong lúc Abraham đang ở trước mặt người thứ ba, là Thiên Chúa. Các cuộc thương lượng giữa Thiên Chúa với Abraham liên quan đến dân thành Sôđôma, có Lót, cháu trai của ông và gia đình ông. "Khi những người Sôđôma độc ác và tội lỗi chống lại Thiên Chúa." (St 13,13) Bạo lực của họ "kêu thấu" tới Chúa và Chúa nhìn họ với cái nhìn : tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu, vì Thiên Chúa đầy lòng từ bi và hay thương xót.
Trong cuộc thương lượng, Abraham đặt mình vào vị trí của người công chính và Thiên Chúa là người đáng trách : "Há Ðấng phán xét tất cả gian trần lại không theo đường công lý?" (St 18, 25). Thiên Chúa vẫn giữ một thái độ mà Abraham cho là bất công. Con người có thể lượng giá theo cái biết phiến diện của mình. Thiên Chúa thì không như thế, Ngài phán xét cách công minh.
Vì thiếu lòng tin nên Abraham đã mặc cả với Chúa đến mười người công chính (St 18,31). Nếu như Thiên Chúa quyết định kết án chín người vô tội, chín người công chính trong số các cư dân thành Sôđôma .... Kinh Thánh do miệng các tiên tri cho chúng ta câu trả lời : không, Thiên Chúa không hành động như vậy. "Rảo khắp các phố phường Giêrusalem mà nhìn cho tỏ, hãy tìm nơi các công trường xem có kiếm được một người, một người mà thôi biết giữ công lý, biết tìm sự thật, để Ta tha tội cho thành, sấm của Đức Chúa."(Gr 5, 1)
Bấy giờ ở Sôđôma đã có một người công chính là ông Lót. Nhưng sự hiện diện của ông không ngăn cản được án phạt giáng xuống cả thành. Thậm chí nếu cứu vớt cá nhân ông, và cả gia đình ông, thì người công chính này cũng không cứu được toàn dân trong thành. Lý do ông chỉ là khách ngoại kiều. Nhưng Thiên Chúa là Đấng hay tha thứ, Ngài sẵn sàng tha thứ tội chết cho toàn dân nếu ăn năn hối cải.
Tin tưởng vào Thiên Chúa và tha thiết nguyện cầu. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, nên Người dạy chúng ta. Người đã thực hành điều Người dạy. Vào những thời điểm quan trọng trong đời như : chịu phép rửa (Lc 3,21), biến hình (Lc 9,29), hấp hối trong vườn cây dầu (Lc 22, 41), Chúa thường cầu nguyện. Người không đặt vấn nạn, cũng không phát biểu những công thức cao siêu huyền bí, nhưng Người đã nói cách đơn sơ: "Cha ơi..." và tiếp đó Người dạy kinh Lạy Cha (x. Lc 11,2-4). Người bảo chúng ta khi xin cùng Thiên Chúa, phải đặt mình vào hoàn cảnh của một người cha phải đáp ứng các nhu cầu của con cái mình, chúng đang đói, chúng cần bánh ăn, cho dù phải năn nỉ, nài van, thậm trí bị từ chối : " Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi". Nhưng khi đã nghe rõ tiếng van nài của người cha vì còn cái mình, ông bạn ấy sẽ trỗi dậy đáp lời !
Chúng ta là những kẻ xấu còn đối xử với nhau như thế, phương chi Thiên Chúa là Đấng tốt lành, chúng ta phải tin tưởng vào Ngài, vì Ngài hằng yêu thương, nâng đỡ chúng ta và làm cho chúng ta lớn mạnh khi chúng ta cầu xin. Thiên Chúa đã ngưng trừng phạt Sođôma nhờ số ít những người công chính vì Abraham nài xin (x. St 18,23-32).
Thế giới ngày hôm nay rất cần đến lòng thương xót, thứ tha, nhất là để cứu độ của Thiên Chúa. Ơn cứu độ được thực hiện nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Người là Đấng công chính duy nhất giữa muôn người tội lỗi : "Người đã ân xá cho ta mọi điều sa ngã, thủ tiêu văn khế tội nợ của ta dựa trên lệnh chỉ cáo tội ta, và Người hủy bỏ đi, đóng đinh nó vào thập giá." (Col 2. 14)
Ơn cứu độ là có thể vì Đức Giêsu Kitô không phải là người xa lạ. Người trở nên nguyên nhân ơn cứu độ đời đời cho chúng ta. Thánh Têrêxa đã mời gọi các chị em của mình như thế này: "Chúng ta cần phải van xin Chúa giải thoát chúng ta mãi mãi khỏi hết mọi hiểm nguy và xin cất đi mọi sự dữ. Và cho dù lòng ước ao của chúng ta còn bất toàn đi nữa, chúng ta cũng hãy kiên trì nhắc đi nhắc lại lời van xin đó. Ðừng lo sẽ xin xỏ quá đáng, xét vì chúng ta đang ngỏ lời với Ðấng Toàn năng mà? (Camino 60).
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã dạy chúng con cầu nguyện và cho chúng ta tham dự vào lời cầu nguyện của Người. Abba, lạy Cha, lạy Chúa Thánh Thần, xin cầu thay nguyện giúp chúng con và toàn thế giới. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII Năm – C
(Lc 11, 1-13)
Cứ sự thường, bài đọc I Chúa Nhật được chọn để chuẩn bị cho bài Tin Mừng. Nếu bài đọc I Chúa Nhật XVII thường niên C, giới thiệu Abraham, con người của cầu nguyện, ông nài xin Thiên Chúa cách kiên trì, ông xin cho đến bao giờ được mới thôi (x. St 18,20-32). Thì bài Tin mừng (Lc 11, 1-13), cho thấy Chúa Giêsu đang cầu nguyện cùng Chúa Cha, liền sau đó Người dạy các môn đệ cầu nguyện thể theo lời họ xin (x. Lc 11,5-8), và khuyên họ kiên trì cầu nguyện với niềm xác tín đầy tình con thảo với Cha trên trời : "Vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp và ai gõ thì sẽ mở cho." (x. Lc 11,10)
Abraham được phụng vụ trình bày như là gương sáng về sự nguyện giúp cầu thay, ngay cả khi hành vi của ông có vấn đề. Với lòng hiếu khách, ông đã mời ba vị khách vào trại của ông. Một trong ba vị lặp đi lặp lại với Abraham và Sara lời Thiên Chúa hứa ban cho ông bà có con nối dõi tông đường, điều mà ông bà hằng khao khát (x. St 18, 1.10).
Họ là ba, tuy nhiên, trong khung cảnh của Chúa Nhật tuần trước, đúng hơn Abraham nói với họ như thể họ là một: vì thiên thần của Chúa (theo Kinh Thánh là những sứ giả được Thiên Chúa ủy thác cho một sứ vụ qua tên riêng của họ), có lúc nhiều, có khi lại chỉ là một.
Hôm nay chúng ta tiếp tục sự kiện này khi hai người trong số họ quyết định đi đến Sôđôma trong lúc Abraham đang ở trước mặt người thứ ba, là Thiên Chúa. Các cuộc thương lượng giữa Thiên Chúa với Abraham liên quan đến dân thành Sôđôma, có Lót, cháu trai của ông và gia đình ông. "Khi những người Sôđôma độc ác và tội lỗi chống lại Thiên Chúa." (St 13,13) Bạo lực của họ "kêu thấu" tới Chúa và Chúa nhìn họ với cái nhìn : tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu, vì Thiên Chúa đầy lòng từ bi và hay thương xót.
Trong cuộc thương lượng, Abraham đặt mình vào vị trí của người công chính và Thiên Chúa là người đáng trách : "Há Ðấng phán xét tất cả gian trần lại không theo đường công lý?" (St 18, 25). Thiên Chúa vẫn giữ một thái độ mà Abraham cho là bất công. Con người có thể lượng giá theo cái biết phiến diện của mình. Thiên Chúa thì không như thế, Ngài phán xét cách công minh.
Vì thiếu lòng tin nên Abraham đã mặc cả với Chúa đến mười người công chính (St 18,31). Nếu như Thiên Chúa quyết định kết án chín người vô tội, chín người công chính trong số các cư dân thành Sôđôma .... Kinh Thánh do miệng các tiên tri cho chúng ta câu trả lời : không, Thiên Chúa không hành động như vậy. "Rảo khắp các phố phường Giêrusalem mà nhìn cho tỏ, hãy tìm nơi các công trường xem có kiếm được một người, một người mà thôi biết giữ công lý, biết tìm sự thật, để Ta tha tội cho thành, sấm của Đức Chúa."(Gr 5, 1)
Bấy giờ ở Sôđôma đã có một người công chính là ông Lót. Nhưng sự hiện diện của ông không ngăn cản được án phạt giáng xuống cả thành. Thậm chí nếu cứu vớt cá nhân ông, và cả gia đình ông, thì người công chính này cũng không cứu được toàn dân trong thành. Lý do ông chỉ là khách ngoại kiều. Nhưng Thiên Chúa là Đấng hay tha thứ, Ngài sẵn sàng tha thứ tội chết cho toàn dân nếu ăn năn hối cải.
Tin tưởng vào Thiên Chúa và tha thiết nguyện cầu. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, nên Người dạy chúng ta. Người đã thực hành điều Người dạy. Vào những thời điểm quan trọng trong đời như : chịu phép rửa (Lc 3,21), biến hình (Lc 9,29), hấp hối trong vườn cây dầu (Lc 22, 41), Chúa thường cầu nguyện. Người không đặt vấn nạn, cũng không phát biểu những công thức cao siêu huyền bí, nhưng Người đã nói cách đơn sơ: "Cha ơi..." và tiếp đó Người dạy kinh Lạy Cha (x. Lc 11,2-4). Người bảo chúng ta khi xin cùng Thiên Chúa, phải đặt mình vào hoàn cảnh của một người cha phải đáp ứng các nhu cầu của con cái mình, chúng đang đói, chúng cần bánh ăn, cho dù phải năn nỉ, nài van, thậm trí bị từ chối : " Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi". Nhưng khi đã nghe rõ tiếng van nài của người cha vì còn cái mình, ông bạn ấy sẽ trỗi dậy đáp lời !
Chúng ta là những kẻ xấu còn đối xử với nhau như thế, phương chi Thiên Chúa là Đấng tốt lành, chúng ta phải tin tưởng vào Ngài, vì Ngài hằng yêu thương, nâng đỡ chúng ta và làm cho chúng ta lớn mạnh khi chúng ta cầu xin. Thiên Chúa đã ngưng trừng phạt Sođôma nhờ số ít những người công chính vì Abraham nài xin (x. St 18,23-32).
Thế giới ngày hôm nay rất cần đến lòng thương xót, thứ tha, nhất là để cứu độ của Thiên Chúa. Ơn cứu độ được thực hiện nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Người là Đấng công chính duy nhất giữa muôn người tội lỗi : "Người đã ân xá cho ta mọi điều sa ngã, thủ tiêu văn khế tội nợ của ta dựa trên lệnh chỉ cáo tội ta, và Người hủy bỏ đi, đóng đinh nó vào thập giá." (Col 2. 14)
Ơn cứu độ là có thể vì Đức Giêsu Kitô không phải là người xa lạ. Người trở nên nguyên nhân ơn cứu độ đời đời cho chúng ta. Thánh Têrêxa đã mời gọi các chị em của mình như thế này: "Chúng ta cần phải van xin Chúa giải thoát chúng ta mãi mãi khỏi hết mọi hiểm nguy và xin cất đi mọi sự dữ. Và cho dù lòng ước ao của chúng ta còn bất toàn đi nữa, chúng ta cũng hãy kiên trì nhắc đi nhắc lại lời van xin đó. Ðừng lo sẽ xin xỏ quá đáng, xét vì chúng ta đang ngỏ lời với Ðấng Toàn năng mà? (Camino 60).
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã dạy chúng con cầu nguyện và cho chúng ta tham dự vào lời cầu nguyện của Người. Abba, lạy Cha, lạy Chúa Thánh Thần, xin cầu thay nguyện giúp chúng con và toàn thế giới. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ