Thứ Bẩy 25 tháng 6 là ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ tại Armenia. Ban sáng Đức Thánh Cha có ba sinh hoạt chính là viếng thăm Đài tưởng niệm cuộc diệt chủng người Armenia tại Etchmiadzin, chủ sự thánh lễ tại Gyumri, và thăm tu viện Đức Bà Armeni. Vào ban chiều sau khi viếng thăm nhà thờ chính toà Armeni Tông truyền và nhà thờ chính toà Công Giáo Armeni tại Gyumri, Đức Thánh Cha đáp máy bay trở về Yerevan để tham dự buổi gặp gỡ đại kết cầu nguyện cho hoà bình tại quảng trường Cộng hoà trước dinh chính quyền.
Chúng tôi đã có video tường thuật chi tiết cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đài tưởng niệm cuộc diệt chủng người Armenia tại Etchmiadzin. Trong chương trình này, chúng tôi sẽ tường thuật với quý vị và anh chị em thánh lễ kính Lòng Thương Xót tại Gyumri.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Rời Đài tưỏng niệm Đức Thánh Cha đã đi xe tới phi trường Yerevan cách đó 19 cây số để đáp máy bay đi Gyumri cách đó 80 cây số.
Đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Gyumri có ông thị trưởng, Đức Tổng Giám Mục Raphael François Minassian của Giáo Hội Công Giáo Armenia Đông Âu, và Đức Giám Mục Giáo Hội Tông truyền sở tại. Cũng có một nhóm trẻ em mồ côi và một ca đoàn.
Gyumri là thành phố nằm trên độ cao hơn 1,500 mét, có 146,000 dân, là thành phố lớn và đông dân thứ hai của Armenia, và là thủ phủ tây bắc vùng Shirak, có người ở ngay từ hồi năm 3.000 trước Chúa Giáng Sinh. Vài nhà khảo cổ cho rằng thành phố bị các người Hy lạp chiếm đóng hồi thế kỷ thứ V hay thế kỷ thứ VIII trước Chúa Giáng Sinh, hồi đó thành phố tên là Kumayri. Sau đó nó lần lượt bị người Ba Tư, A rập và Mông Cổ chiếm đóng. Năm 1837 nó bị Nga hoàng Nicolas I chiếm đóng và đổi tên là “Alessandropoli” theo tên hoàng hậu Alessandra. Sau đó thành phố được gọi là “Leninakan” khi Lenin qua đời năm 1924. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990 thành phố lấy lại tên Gyumri như hiện nay, và nổi tiếng là “thành phố của thủ công nghệ và các nghệ thuật”. Nó cũng nổi tiếng là thành phố của các học viện giáo dục và các nhà hát. Gyumri hãnh diện là thành phố đầu tiên có một đoàn hát năm 1865, nhà hát năm 1923, cũng như là thành phố tổ chức các buổi vũ cổ điển năm 1924, một nhà hát văn xuôi năm 1929. Gyumri cũng là trung tâm giáo dục chính của miền bắc Armenia, và là thành phố kỹ nghệ hoá nhất nước. Nhưng năm 1988 đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho thành phố bị hư hại nhiều và dân chúng phải sống trong các thùng tiền chế nhiều năm sau đó. Thế giới đã tỏ tình liên đới với dân chúng, và danh ca Pháp gốc Armenia Charles Aznavour đã phát động phong trào quyên góp trợ giúp các nạn nhân. Thành phố đã dựng tuợng ghi ơn ông sau đó.
Đức Cha Raphael François Minassian, Tổng Giám Mục đặc trách tín hữu Công Giáo vùng Đông Âu châu từ năm 1991, hiện trông coi 600,000 tín hữu. Giáo phận có 44 giáo xứ với 11 linh mục giáo phận và 11 linh mục dòng, 10 tu huynh, 20 nữ tu và 4 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1 học viện và 29 trung tâm bác ái.
Sau lễ nghi tiếp đón đơn sơ tại phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe tới quảng trường Vartanànts cách đó hơn 6 cây số để chủ sự thánh lễ cho tín hữu. Thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa đã được cử hành bằng tiếng Latinh, Ý và Armenia. Tham dự thánh lễ cũng có Đức Thượng Phụ Catholicos Karekin II, cũng như tổng thống, các giới chức đạo đời và mấy chục ngàn tín hữu. Một ca đoàn hùng hậu gồm mấy trăm ca viên đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ.
Bài đọc 1: (Is 61, 1- 9)
Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi,
vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi,
sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn,
băng bó những tấm lòng tan nát,
công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm,
ngày phóng thích cho những tù nhân,
công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA,
một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta;
Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than,
tặng cho những kẻ khóc than ở Xi-on
tấm khăn đại lễ thay tro bụi,
dầu thơm hoan lạc thay tang chế,
áo ngày hội thay tâm thần sầu não.
Người ta sẽ gọi họ là cây thánh rừng thiêng,
là vườn cây ĐỨC CHÚA trồng để làm cho Người được vinh hiển.
Họ sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa,
sẽ dựng lại những hoang tàn thuở trước,
tu bổ những thành bị bỏ hoang,
những chốn hoang tàn từ bao thế hệ.
Người ngoại bang sẽ đứng sẵn để chăn chiên cừu cho anh em,
con cái khách ngoại kiều sẽ cày ruộng
và làm vườn nho cho anh em.
Còn anh em, anh em sẽ được gọi là “tư tế của ĐỨC CHÚA”,
người ta sẽ gọi anh em là “người phụng sự Thiên Chúa chúng ta.”
Của cải chư dân, anh em sẽ được dùng,
phú quý vinh hoa của chúng, anh em sẽ được hưởng.
Anh em đã lãnh gấp đôi phần tủi nhục,
đã chuốc vào thân sự nhục nhằn phỉ báng;
bù vào đó, anh em sẽ được lãnh gấp đôi
phần gia nghiệp trên đất chúng, và sẽ được niềm vui vĩnh cửu.
Vì Ta, ĐỨC CHÚA, Ta chuộng lẽ công minh,
ghét chuyện cướp bóc gian tà, nên Ta sẽ theo lòng thành tín
mà ban phần thưởng cho các ngươi,
và sẽ lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu.
Dòng dõi các ngươi sẽ nức tiếng giữa chư dân,
và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn nước.
Tất cả những ai thấy các ngươi sẽ biết rằng
các ngươi là một dòng dõi được ĐỨC CHÚA ban phúc lành.
Bài Phúc Âm: (Lc 1, 68-78)
Bấy giờ, người cha của em, tức là ông Da-ca-ri-a, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng:
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en
đã viếng thăm cứu chuộc dân Người.
Từ dòng dõi trung thần Đa-vít,
Người đã cho xuất hiện
Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta,
như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ
mà phán hứa tự ngàn xưa:
sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù,
thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét;
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
và nhớ lại lời xưa giao ước;
Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù,
và cho ta chẳng còn sợ hãi,
để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người,
mà phụng thờ Người suốt cả đời ta.
Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu
là ngôn sứ của Đấng Tối Cao:
con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người,
bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ
là tha cho họ hết mọi tội khiên.
Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn,
cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta,
soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tử thần,
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Để xây dựng và tái thiết cuộc sống cần duy trì và phục hồi ký ức, sống đức tin vững mạnh cụ thể và thực thi tình yêu thương xót Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách. Cần có các kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
Ngài đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc lồng khung trong lịch sử của dân nước Armenia. Lấy lại lời ngôn sứ Isaia ngài nói: “Chúng sẽ xây lại các đổ nát cổ xưa; chúng sẽ tái thiết các thành phố hoang tàn” (Is 61,4). Có thể nói rằng các lời này của ngôn sứ đã được thực hiện. Sau các tàn phá kinh khủng của cuộc động đất hôm nay chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì đã được tái thiết. Nhưng chúng ta cũng có thể hỏi Chúa mời gọi chúng ta tái thiết cái gì trong cuộc sống hôm nay, và nhất là xây dựng cuộc sống chúng ta trên cái gì? Đức Thánh Cha đã đề nghị ba nền tảng vững chắc giúp xây dựng và tái xây dựng cuộc sống kitô không mệt mỏi: đó là ký ức, đức tin và tình yêu thương xót.
Biết phục hồi ký ức là một ơn cần xin Chúa ban cho chúng ta: ký ức liên quan tới những gì Thiên Chúa đã thành toàn nơi chúng ta và cho chúng ta. Nhớ lại rằng Chúa đã không quên chúng ta nhưng nhớ tới chúng ta (Lc 1,72). Ngài đã yêu thương chúng ta, tuyển chọn chúng ta, mời gọi chúng ta và tha thứ cho chúng ta. Có các biến cố trong lịch sử tình yêu của chúng ta với Chúa cần được hồi sinh trong tâm trí từng người, nhưng cũng có ký ức của dân tộc. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này như sau:
Và ký ức của dân tộc anh chị em rất cổ xưa và quý báu. Trong tiếng nói của anh chị em vang lên tiếng nói của các thánh khôn ngoan trong quá khứ; trong các lời nói của anh chị em vang vọng tiếng của người đã chế ra mẫu tự của anh chị em để loan báo Lời Chúa; trong các thánh ca của anh chị em tan hoà các khóc than và niềm vui của lịch sử của anh chị em. Duyệt xét lại tất cả những điều đó chắc chắn anh chị em có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa: Ngài đã không bỏ anh chị em cô đơn. Ngài đã viếng thăm dân tộc của anh chị em, nhớ tới sự trung thành của tất cả những người đã làm chứng, cả với máu của mình, rằng tình yêu của Thiên Chúa giá trị hơn sự sống. Thật là hay đẹp khi nhớ lại với lòng biết ơn đức tin kitô đã trở thành hơi thở của dân tộc anh chị em và con tim ký ức của nó.
Nền tảng vững chắc thứ hai là đức tin. Nó cũng là niềm hy vọng cho tương lai của anh chị em, là ánh sáng trên con đường cuộc sống. Nhưng cũng luôn luôn có nguy cơ làm lu mờ đức tin vì cám dỗ giản lược nó thành một cái gì của quá khứ, quan trọng nhưng thuộc các thời đại khác, như một cuốn sách được gìn giữ trong viện bảo tàng. Thật ra, đức tin là sức mạnh, là vẻ đẹp và sự rộng mở đối với tất cả mọi người; nó nảy sinh và tái sinh từ cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu, từ kinh nghiệm về lòng thương xót của Ngài trao ban ánh sáng cho mọi trạng huống cuộc sống. Cần làm sống dậy mỗi ngày cuộc gặp gỡ này của chúng ta với Chúa, đọc và suy gẫm Lời Ngài trong thinh lặng để nhóm lên niềm vui trong con tim, một niềm vui lớn hơn sự buồn phiền, một niềm vui kháng cự lại khổ đau và biến thành an bình. Tất cả canh tân cuộc sống và khiến cho nó tự do và ngoan ngoãn đối với các ngạc nhiên, sẵn sàng với Chúa và với tha nhân. Chúa cũng có thể mời gọi chúng ta theo Ngài gần hơn, và dâng hiến cuộc sống cho Ngài và cho các anh chị em khác. Khi Ngài gọi anh chị em, đặc biệt là các người trẻ, đừng sợ hãi, nhưng hãy nói lên tiếng “có” để giãi sáng tình yêu và tiếp tục lịch sử rao truyền Tin Mừng, mà Giáo Hội và thế giới ngày nay cần đến.
Nền tảng thứ ba là tình yêu thương xót. Nó là đá tảng cho cuộc sống của người môn đệ Chúa Giêsu. Tình yêu cụ thể là tấm cạc có tên và địa chỉ của kitô hữu. Các kiểu giới thiệu khác có thể sai lạc và cả đến vô ích, vì mọi người sẽ nhận biết chúng ta khi chúng ta yêu thương nhau. Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
Thiên Chúa ở trong con tim của kẻ yêu mến: Thiên Chúa ở nơi đâu người ta yêu thương, đặc biệt nơi đâu người ta lo lắng cho người yếu đuối và nghèo nàn với lòng can đảm và thương xót. Điều này cần thiết biết bao: cần có các kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
Đức Thánh Cha đã nhắc tới gương của thánh Gregorio thành Narek, là tiếng nói của dân nước Armenia, là người luôn đặt để trong sự đối thoại các bần cùng của con người với lòng thương xót của Thiên Chúa. Thánh nhân là tiếng nói ủi an, khích lệ, dịu hiền, từ bi, thương xót của Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Thuợng Phụ Catholicos Karekin II và Đức Tổng Giám Mục Minassian cũng như Đức Thưọng Phu Ghabroyan, các Giám Mục, linh mục và các giới chức chính quyền cũng như toàn thể tín hữu tham dự thánh lễ, dến từ nhiều miền, kể cả Cộng hoà Georgia. Ngài cũng cám ơn các người quảng đại trợ giúp dân nghèo, các nhân viên nhà thương Ashotsk, cộng đoàn Công Giáo địa phương, các nữ tu Armenia Vô nhiễm nguyên tội và các nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta.
Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã đi một vòng quảng trường để chào tín hữu, rồi đến thăm tu viện “Đức Bà Armenia”, cách đó 5 cây số. Mẹ bề trên tu viện các nữ tu Armenia Vô nhiễm nguyên tội đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại lối vào viện mồ côi “Đức Bà Armenia – Trung tâm giáo dục Boghossian”, trong đó có 60 trẻ em mồ côi. Trong tu viện cũng có “Trường huấn nghệ Diramayr”. Các học sinh đảm trách việc tiếp đón Đức Thánh Cha và phái đoàn Toà Thánh. Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa trong tu viện của các nữ tu.
Chúng tôi đã có video tường thuật chi tiết cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đài tưởng niệm cuộc diệt chủng người Armenia tại Etchmiadzin. Trong chương trình này, chúng tôi sẽ tường thuật với quý vị và anh chị em thánh lễ kính Lòng Thương Xót tại Gyumri.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Rời Đài tưỏng niệm Đức Thánh Cha đã đi xe tới phi trường Yerevan cách đó 19 cây số để đáp máy bay đi Gyumri cách đó 80 cây số.
Đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Gyumri có ông thị trưởng, Đức Tổng Giám Mục Raphael François Minassian của Giáo Hội Công Giáo Armenia Đông Âu, và Đức Giám Mục Giáo Hội Tông truyền sở tại. Cũng có một nhóm trẻ em mồ côi và một ca đoàn.
Gyumri là thành phố nằm trên độ cao hơn 1,500 mét, có 146,000 dân, là thành phố lớn và đông dân thứ hai của Armenia, và là thủ phủ tây bắc vùng Shirak, có người ở ngay từ hồi năm 3.000 trước Chúa Giáng Sinh. Vài nhà khảo cổ cho rằng thành phố bị các người Hy lạp chiếm đóng hồi thế kỷ thứ V hay thế kỷ thứ VIII trước Chúa Giáng Sinh, hồi đó thành phố tên là Kumayri. Sau đó nó lần lượt bị người Ba Tư, A rập và Mông Cổ chiếm đóng. Năm 1837 nó bị Nga hoàng Nicolas I chiếm đóng và đổi tên là “Alessandropoli” theo tên hoàng hậu Alessandra. Sau đó thành phố được gọi là “Leninakan” khi Lenin qua đời năm 1924. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990 thành phố lấy lại tên Gyumri như hiện nay, và nổi tiếng là “thành phố của thủ công nghệ và các nghệ thuật”. Nó cũng nổi tiếng là thành phố của các học viện giáo dục và các nhà hát. Gyumri hãnh diện là thành phố đầu tiên có một đoàn hát năm 1865, nhà hát năm 1923, cũng như là thành phố tổ chức các buổi vũ cổ điển năm 1924, một nhà hát văn xuôi năm 1929. Gyumri cũng là trung tâm giáo dục chính của miền bắc Armenia, và là thành phố kỹ nghệ hoá nhất nước. Nhưng năm 1988 đã xảy ra một trận động đất lớn khiến cho thành phố bị hư hại nhiều và dân chúng phải sống trong các thùng tiền chế nhiều năm sau đó. Thế giới đã tỏ tình liên đới với dân chúng, và danh ca Pháp gốc Armenia Charles Aznavour đã phát động phong trào quyên góp trợ giúp các nạn nhân. Thành phố đã dựng tuợng ghi ơn ông sau đó.
Đức Cha Raphael François Minassian, Tổng Giám Mục đặc trách tín hữu Công Giáo vùng Đông Âu châu từ năm 1991, hiện trông coi 600,000 tín hữu. Giáo phận có 44 giáo xứ với 11 linh mục giáo phận và 11 linh mục dòng, 10 tu huynh, 20 nữ tu và 4 đại chủng sinh. Giáo Hội điều khiển 1 học viện và 29 trung tâm bác ái.
Sau lễ nghi tiếp đón đơn sơ tại phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe tới quảng trường Vartanànts cách đó hơn 6 cây số để chủ sự thánh lễ cho tín hữu. Thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa đã được cử hành bằng tiếng Latinh, Ý và Armenia. Tham dự thánh lễ cũng có Đức Thượng Phụ Catholicos Karekin II, cũng như tổng thống, các giới chức đạo đời và mấy chục ngàn tín hữu. Một ca đoàn hùng hậu gồm mấy trăm ca viên đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ.
Bài đọc 1: (Is 61, 1- 9)
Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi,
vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi,
sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn,
băng bó những tấm lòng tan nát,
công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm,
ngày phóng thích cho những tù nhân,
công bố một năm hồng ân của ĐỨC CHÚA,
một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta;
Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than,
tặng cho những kẻ khóc than ở Xi-on
tấm khăn đại lễ thay tro bụi,
dầu thơm hoan lạc thay tang chế,
áo ngày hội thay tâm thần sầu não.
Người ta sẽ gọi họ là cây thánh rừng thiêng,
là vườn cây ĐỨC CHÚA trồng để làm cho Người được vinh hiển.
Họ sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa,
sẽ dựng lại những hoang tàn thuở trước,
tu bổ những thành bị bỏ hoang,
những chốn hoang tàn từ bao thế hệ.
Người ngoại bang sẽ đứng sẵn để chăn chiên cừu cho anh em,
con cái khách ngoại kiều sẽ cày ruộng
và làm vườn nho cho anh em.
Còn anh em, anh em sẽ được gọi là “tư tế của ĐỨC CHÚA”,
người ta sẽ gọi anh em là “người phụng sự Thiên Chúa chúng ta.”
Của cải chư dân, anh em sẽ được dùng,
phú quý vinh hoa của chúng, anh em sẽ được hưởng.
Anh em đã lãnh gấp đôi phần tủi nhục,
đã chuốc vào thân sự nhục nhằn phỉ báng;
bù vào đó, anh em sẽ được lãnh gấp đôi
phần gia nghiệp trên đất chúng, và sẽ được niềm vui vĩnh cửu.
Vì Ta, ĐỨC CHÚA, Ta chuộng lẽ công minh,
ghét chuyện cướp bóc gian tà, nên Ta sẽ theo lòng thành tín
mà ban phần thưởng cho các ngươi,
và sẽ lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu.
Dòng dõi các ngươi sẽ nức tiếng giữa chư dân,
và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn nước.
Tất cả những ai thấy các ngươi sẽ biết rằng
các ngươi là một dòng dõi được ĐỨC CHÚA ban phúc lành.
Bài Phúc Âm: (Lc 1, 68-78)
Bấy giờ, người cha của em, tức là ông Da-ca-ri-a, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng:
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en
đã viếng thăm cứu chuộc dân Người.
Từ dòng dõi trung thần Đa-vít,
Người đã cho xuất hiện
Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta,
như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ
mà phán hứa tự ngàn xưa:
sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù,
thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét;
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
và nhớ lại lời xưa giao ước;
Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù,
và cho ta chẳng còn sợ hãi,
để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người,
mà phụng thờ Người suốt cả đời ta.
Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu
là ngôn sứ của Đấng Tối Cao:
con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người,
bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ
là tha cho họ hết mọi tội khiên.
Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn,
cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta,
soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tử thần,
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Để xây dựng và tái thiết cuộc sống cần duy trì và phục hồi ký ức, sống đức tin vững mạnh cụ thể và thực thi tình yêu thương xót Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách. Cần có các kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
Ngài đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc lồng khung trong lịch sử của dân nước Armenia. Lấy lại lời ngôn sứ Isaia ngài nói: “Chúng sẽ xây lại các đổ nát cổ xưa; chúng sẽ tái thiết các thành phố hoang tàn” (Is 61,4). Có thể nói rằng các lời này của ngôn sứ đã được thực hiện. Sau các tàn phá kinh khủng của cuộc động đất hôm nay chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì đã được tái thiết. Nhưng chúng ta cũng có thể hỏi Chúa mời gọi chúng ta tái thiết cái gì trong cuộc sống hôm nay, và nhất là xây dựng cuộc sống chúng ta trên cái gì? Đức Thánh Cha đã đề nghị ba nền tảng vững chắc giúp xây dựng và tái xây dựng cuộc sống kitô không mệt mỏi: đó là ký ức, đức tin và tình yêu thương xót.
Biết phục hồi ký ức là một ơn cần xin Chúa ban cho chúng ta: ký ức liên quan tới những gì Thiên Chúa đã thành toàn nơi chúng ta và cho chúng ta. Nhớ lại rằng Chúa đã không quên chúng ta nhưng nhớ tới chúng ta (Lc 1,72). Ngài đã yêu thương chúng ta, tuyển chọn chúng ta, mời gọi chúng ta và tha thứ cho chúng ta. Có các biến cố trong lịch sử tình yêu của chúng ta với Chúa cần được hồi sinh trong tâm trí từng người, nhưng cũng có ký ức của dân tộc. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này như sau:
Và ký ức của dân tộc anh chị em rất cổ xưa và quý báu. Trong tiếng nói của anh chị em vang lên tiếng nói của các thánh khôn ngoan trong quá khứ; trong các lời nói của anh chị em vang vọng tiếng của người đã chế ra mẫu tự của anh chị em để loan báo Lời Chúa; trong các thánh ca của anh chị em tan hoà các khóc than và niềm vui của lịch sử của anh chị em. Duyệt xét lại tất cả những điều đó chắc chắn anh chị em có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa: Ngài đã không bỏ anh chị em cô đơn. Ngài đã viếng thăm dân tộc của anh chị em, nhớ tới sự trung thành của tất cả những người đã làm chứng, cả với máu của mình, rằng tình yêu của Thiên Chúa giá trị hơn sự sống. Thật là hay đẹp khi nhớ lại với lòng biết ơn đức tin kitô đã trở thành hơi thở của dân tộc anh chị em và con tim ký ức của nó.
Nền tảng vững chắc thứ hai là đức tin. Nó cũng là niềm hy vọng cho tương lai của anh chị em, là ánh sáng trên con đường cuộc sống. Nhưng cũng luôn luôn có nguy cơ làm lu mờ đức tin vì cám dỗ giản lược nó thành một cái gì của quá khứ, quan trọng nhưng thuộc các thời đại khác, như một cuốn sách được gìn giữ trong viện bảo tàng. Thật ra, đức tin là sức mạnh, là vẻ đẹp và sự rộng mở đối với tất cả mọi người; nó nảy sinh và tái sinh từ cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu, từ kinh nghiệm về lòng thương xót của Ngài trao ban ánh sáng cho mọi trạng huống cuộc sống. Cần làm sống dậy mỗi ngày cuộc gặp gỡ này của chúng ta với Chúa, đọc và suy gẫm Lời Ngài trong thinh lặng để nhóm lên niềm vui trong con tim, một niềm vui lớn hơn sự buồn phiền, một niềm vui kháng cự lại khổ đau và biến thành an bình. Tất cả canh tân cuộc sống và khiến cho nó tự do và ngoan ngoãn đối với các ngạc nhiên, sẵn sàng với Chúa và với tha nhân. Chúa cũng có thể mời gọi chúng ta theo Ngài gần hơn, và dâng hiến cuộc sống cho Ngài và cho các anh chị em khác. Khi Ngài gọi anh chị em, đặc biệt là các người trẻ, đừng sợ hãi, nhưng hãy nói lên tiếng “có” để giãi sáng tình yêu và tiếp tục lịch sử rao truyền Tin Mừng, mà Giáo Hội và thế giới ngày nay cần đến.
Nền tảng thứ ba là tình yêu thương xót. Nó là đá tảng cho cuộc sống của người môn đệ Chúa Giêsu. Tình yêu cụ thể là tấm cạc có tên và địa chỉ của kitô hữu. Các kiểu giới thiệu khác có thể sai lạc và cả đến vô ích, vì mọi người sẽ nhận biết chúng ta khi chúng ta yêu thương nhau. Chúng ta được mời gọi trước hết xây dựng và tái thiết các con đường của sự hiệp thông, mà không mệt mỏi, xây dựng các cây cầu hiệp nhất và thắng vượt các hàng rào phân cách.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
Thiên Chúa ở trong con tim của kẻ yêu mến: Thiên Chúa ở nơi đâu người ta yêu thương, đặc biệt nơi đâu người ta lo lắng cho người yếu đuối và nghèo nàn với lòng can đảm và thương xót. Điều này cần thiết biết bao: cần có các kitô hữu không để cho mệt mỏi đánh ngã, và không nản chí trước các đối nghịch, nhưng sẵn sàng và cởi mở, sẵn sàng phục vụ. Cần có những người thiện chí trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn không phải chỉ bằng lời nói nhưng với cả việc làm. Cần có các xã hội công bằng hơn, trong đó mỗi người có thể có một cuộc sống xứng đáng hơn và nhất là một công việc làm được trả lương công bằng.
Đức Thánh Cha đã nhắc tới gương của thánh Gregorio thành Narek, là tiếng nói của dân nước Armenia, là người luôn đặt để trong sự đối thoại các bần cùng của con người với lòng thương xót của Thiên Chúa. Thánh nhân là tiếng nói ủi an, khích lệ, dịu hiền, từ bi, thương xót của Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Thuợng Phụ Catholicos Karekin II và Đức Tổng Giám Mục Minassian cũng như Đức Thưọng Phu Ghabroyan, các Giám Mục, linh mục và các giới chức chính quyền cũng như toàn thể tín hữu tham dự thánh lễ, dến từ nhiều miền, kể cả Cộng hoà Georgia. Ngài cũng cám ơn các người quảng đại trợ giúp dân nghèo, các nhân viên nhà thương Ashotsk, cộng đoàn Công Giáo địa phương, các nữ tu Armenia Vô nhiễm nguyên tội và các nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta.
Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã đi một vòng quảng trường để chào tín hữu, rồi đến thăm tu viện “Đức Bà Armenia”, cách đó 5 cây số. Mẹ bề trên tu viện các nữ tu Armenia Vô nhiễm nguyên tội đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại lối vào viện mồ côi “Đức Bà Armenia – Trung tâm giáo dục Boghossian”, trong đó có 60 trẻ em mồ côi. Trong tu viện cũng có “Trường huấn nghệ Diramayr”. Các học sinh đảm trách việc tiếp đón Đức Thánh Cha và phái đoàn Toà Thánh. Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa trong tu viện của các nữ tu.