Suy Niệm Chúa Nhật IV PHỤC SINH C
Hằng năm vào Chúa Nhật IV, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sỹ. Đây là dịp thuận tiện để chúng ta suy niệm về gương Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Đồng thời, chúng ta hãy xét lại bổn phận của chúng ta là đàn chiên đối với vị Mục Tử của mình và một cách nào đó chúng ta cũng là mục tử đối với những người khác.
1. Chúa Giêsu là mục tử nhân lành
Tại đất nước Do Thái, chủ chiên và đàn chiên luôn gắn bó mật thiết với nhau. Chủ chiên đi trước, đàn chiên theo sau. Đàn chiên bao giờ cũng nghe theo tiếng của chủ chiên. Chủ chiên biết từng con chiên: Chiên nào mạnh khoẻ, chiên nào đau yếu. Chiên càng đau yếu thì chủ chiên càng quan tâm chăm sóc. Hình ảnh người mục tử bỏ chín mươi chín con khác để đi tìm con chiên lạc nói lên điều đó (x. Lc 15, 4-7).
Bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự nhận mình là chủ chiên. Ngài biết rõ từng con chiên là mỗi người chúng ta “Ta biết chúng và chúng theo ta”. Cách biết của Ngài khác với cách biết bình thường của con người. Cách biết của Ngài giống như Thánh vịnh 139 diễn tả: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả” (Tv 139, 1-2). Ngài biết chúng ta như biết Na-tha-na-en trước khi ông đến trình diện với Ngài: “Ông Na-tha-na-en hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi" (Ga 1, 48). Ngài biết chúng ta, như Ngài biết người đàn bà bị bệnh loạn huyết 12 năm khi bà đụng vào gấu áo của Ngài (x. Mc 5, 24-35). Ngài biết chúng ta, như Ngài biết ông Giakêu khi ông đang ngồi trên cây sung (x. Lc 19, 1-10). Ngài biết cả những suy nghĩ của chúng ta dù chúng ta chưa nói ra, như Ngài biết những tư tưởng của các kinh sư (x. Mc 2, 1-12).
Ngài biết để tha thứ, biết để cứu chữa, biết để chỉ dạy và thậm chí Ngài biết để quở trách những khi cần. Thật vậy, Ngài đã tha thứ tội lỗi cho Giakêu, Mathêu. Ngài cứu chữa cho người đàn bà bị bệnh loạn huyết 12 năm. Ngài quở trách những người kinh sư để giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Ngài chỉ dạy cho ông Na-tha-na-en làm cách nào để được cứu rỗi. Ngài đã quan tâm con người cả phần hồn lẫn phần xác. Hình ảnh Con Chiên mà sách Khải Huyền đề cập đến, chính là hình ảnh của chính Ngài. Ngài chăn dắt và dẫn đưa chúng ta tới nguồn nước trường sinh (x. Kh 7,17). Ngài hứa ban cho chúng ta sự sống đời đời (x. Ga 10,28). Ngài chính là Vị Mục Tử Nhân Lành. Ngài biết chúng ta và Ngài quan tâm săn sóc chúng ta.
2. Chúng ta là đàn chiên của Chúa
Mỗi người chúng ta chính thức trở thành chiên của Chúa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Chiên của Chúa thì phải đi theo Chúa. Chiên của Chúa thì phải lắng nghe tiếng Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta”. Tiếng của Ngài ở đâu? Tiếng của Ngài được thể hiện qua: Kinh Thánh; huấn quyền của Giáo Hội; đời sống cầu nguyện; qua việc thực thi những điều mình đã thề hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội.
Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta phạm tội trọng, lỗi phạm lời thề hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta không tuân phục Đức Giáo Hoàng và các huấn lệnh của Giáo Hội. Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta ghen ghét đố kỵ với anh chị em mình, không muốn cho anh chị em mình nên tốt hơn. Đó là thái độ của những người Do thía mà chúng ta nghe sách Công Vụ Tông Đồ kể lại trong bài đọc I: khi có nhiều người theo và nghe lời giảng dạy của ông Baraba và ông Phaolô, thì những người Do thái ghen tức, họ phản đối và nhục mạ ông Phaolô. Thậm chí họ tìm cách ngược đại và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. Khi họ từ chối lời rao giảng của hai ông, thì hai ông đem Lời Chúa đến rao giảng cho dân ngoại. Thánh Phaolô nói: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất”.
Nếu chúng ta nghe tiếng Chúa thì thuộc về đàn chiên của Chúa, ngược lại chúng ta sẽ không còn là đàn chiên của Chúa nữa mà chính là kẻ thù của Chúa. Trong ngày phán xét chung, Chúa Giêsu là vị thẩm phán sẽ tách biệt loài người thành hai: Bên phải là chiên, bên trái là dê. Chiên là những người lành. Dê là những kẻ dữ (x Mt 25, 31-46). Ngay bây giờ chúng ta đang là chiên hay là dê ? Hy vọng chúng ta là những con chiên ngoan hiền của Chúa.
3. Mỗi chúng ta là mục tử đối với những người khác
Chúa là mục tử của mỗi người chúng ta. Nhưng mỗi người chúng ta cũng là những mục tử của những người khác khi thông dự vào mục tử Giêsu: Đức Giáo Hoàng là mục tử của Giáo Hội; Đức Giám Mục chính toà là mục tử của các tín hữu trong Giáo Phận Ngài coi sóc; Cha xứ là mục tử của các tín hữu trong giáo xứ của mình; Thầy cô giáo lý viên là mục tử của học sinh; Cha mẹ mà mục tử của con cái…Hãy trở thành những mục tử nhân lành, mục tử như lòng Chúa mong muốn. Bậc làm cha làm mẹ hãy quan tâm nhiều hơn tới con cái. Tôi đọc được câu chuyện sau đây trên mạng internet. Nếu cha mẹ nào nghe được nội dung câu chuyện này, chắc chắn cũng phải nghĩ lại thái độ của mình để quan tâm con cái nhiều hơn. Câu chuyện với tựa đề: “Con ước được làm một chiếc điện thoại di động!” Chuyện kể rằng: Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ. Thấy mắt cô đang rơm rớm, anh vội quay sang vợ hỏi nhỏ: “Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?”
Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề “Điều ước của con”…”
“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?” – Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn.
“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.
Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên hỏi đầy ái ngại: “Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?”
“Anh nghe này…” – Người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn không ngừng rơi.
“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức cầm máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.
Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ: “Trò nào viết bài này vậy em?”
Ngước cặp mắt dâng đầy nước mắt lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào: “Con trai của chúng ta”.
Không cần phân tích, chúng ta cũng hiểu được bài học mà câu chuyện muốn dạy chúng ta. Hãy giảm bớt hoặc gạt bỏ những thứ bên lề như điện thoại, internet hay trò chơi trực tuyến…Để dành thời gian quan tâm, chăm sóc những người thuộc về chúng ta nhiều hơn. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sỹ. Chúng ta không những xin Chúa cho Giáo Hội ngày càng có nhiều bạn trẻ biết quảng đại dâng hiến đời mình trong ơn gọi linh mục và tu sỹ, mà còn phải cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, tu sỹ biết chu toàn bổn phận của mình và noi gương vị Mục Tử Giêsu để trở nên những mục tử nhân lành, những thừa sai của Lòng Thương Xót.
Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành. Vì chúng con, Chúa đã phải hy sinh mạng sống. Xin cho mỗi người chúng con trở nên những con chiên ngoan hiền của Chúa. Khi phải đóng vai mục tử, xin cho cũng con cũng bắt chước mục tử Giêsu để hy sinh, quan tâm và yêu thương những người khác như Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Hằng năm vào Chúa Nhật IV, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sỹ. Đây là dịp thuận tiện để chúng ta suy niệm về gương Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Đồng thời, chúng ta hãy xét lại bổn phận của chúng ta là đàn chiên đối với vị Mục Tử của mình và một cách nào đó chúng ta cũng là mục tử đối với những người khác.
1. Chúa Giêsu là mục tử nhân lành
Tại đất nước Do Thái, chủ chiên và đàn chiên luôn gắn bó mật thiết với nhau. Chủ chiên đi trước, đàn chiên theo sau. Đàn chiên bao giờ cũng nghe theo tiếng của chủ chiên. Chủ chiên biết từng con chiên: Chiên nào mạnh khoẻ, chiên nào đau yếu. Chiên càng đau yếu thì chủ chiên càng quan tâm chăm sóc. Hình ảnh người mục tử bỏ chín mươi chín con khác để đi tìm con chiên lạc nói lên điều đó (x. Lc 15, 4-7).
Bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự nhận mình là chủ chiên. Ngài biết rõ từng con chiên là mỗi người chúng ta “Ta biết chúng và chúng theo ta”. Cách biết của Ngài khác với cách biết bình thường của con người. Cách biết của Ngài giống như Thánh vịnh 139 diễn tả: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả” (Tv 139, 1-2). Ngài biết chúng ta như biết Na-tha-na-en trước khi ông đến trình diện với Ngài: “Ông Na-tha-na-en hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi" (Ga 1, 48). Ngài biết chúng ta, như Ngài biết người đàn bà bị bệnh loạn huyết 12 năm khi bà đụng vào gấu áo của Ngài (x. Mc 5, 24-35). Ngài biết chúng ta, như Ngài biết ông Giakêu khi ông đang ngồi trên cây sung (x. Lc 19, 1-10). Ngài biết cả những suy nghĩ của chúng ta dù chúng ta chưa nói ra, như Ngài biết những tư tưởng của các kinh sư (x. Mc 2, 1-12).
Ngài biết để tha thứ, biết để cứu chữa, biết để chỉ dạy và thậm chí Ngài biết để quở trách những khi cần. Thật vậy, Ngài đã tha thứ tội lỗi cho Giakêu, Mathêu. Ngài cứu chữa cho người đàn bà bị bệnh loạn huyết 12 năm. Ngài quở trách những người kinh sư để giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Ngài chỉ dạy cho ông Na-tha-na-en làm cách nào để được cứu rỗi. Ngài đã quan tâm con người cả phần hồn lẫn phần xác. Hình ảnh Con Chiên mà sách Khải Huyền đề cập đến, chính là hình ảnh của chính Ngài. Ngài chăn dắt và dẫn đưa chúng ta tới nguồn nước trường sinh (x. Kh 7,17). Ngài hứa ban cho chúng ta sự sống đời đời (x. Ga 10,28). Ngài chính là Vị Mục Tử Nhân Lành. Ngài biết chúng ta và Ngài quan tâm săn sóc chúng ta.
2. Chúng ta là đàn chiên của Chúa
Mỗi người chúng ta chính thức trở thành chiên của Chúa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Chiên của Chúa thì phải đi theo Chúa. Chiên của Chúa thì phải lắng nghe tiếng Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta”. Tiếng của Ngài ở đâu? Tiếng của Ngài được thể hiện qua: Kinh Thánh; huấn quyền của Giáo Hội; đời sống cầu nguyện; qua việc thực thi những điều mình đã thề hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội.
Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta phạm tội trọng, lỗi phạm lời thề hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta không tuân phục Đức Giáo Hoàng và các huấn lệnh của Giáo Hội. Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta ghen ghét đố kỵ với anh chị em mình, không muốn cho anh chị em mình nên tốt hơn. Đó là thái độ của những người Do thía mà chúng ta nghe sách Công Vụ Tông Đồ kể lại trong bài đọc I: khi có nhiều người theo và nghe lời giảng dạy của ông Baraba và ông Phaolô, thì những người Do thái ghen tức, họ phản đối và nhục mạ ông Phaolô. Thậm chí họ tìm cách ngược đại và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. Khi họ từ chối lời rao giảng của hai ông, thì hai ông đem Lời Chúa đến rao giảng cho dân ngoại. Thánh Phaolô nói: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất”.
Nếu chúng ta nghe tiếng Chúa thì thuộc về đàn chiên của Chúa, ngược lại chúng ta sẽ không còn là đàn chiên của Chúa nữa mà chính là kẻ thù của Chúa. Trong ngày phán xét chung, Chúa Giêsu là vị thẩm phán sẽ tách biệt loài người thành hai: Bên phải là chiên, bên trái là dê. Chiên là những người lành. Dê là những kẻ dữ (x Mt 25, 31-46). Ngay bây giờ chúng ta đang là chiên hay là dê ? Hy vọng chúng ta là những con chiên ngoan hiền của Chúa.
3. Mỗi chúng ta là mục tử đối với những người khác
Chúa là mục tử của mỗi người chúng ta. Nhưng mỗi người chúng ta cũng là những mục tử của những người khác khi thông dự vào mục tử Giêsu: Đức Giáo Hoàng là mục tử của Giáo Hội; Đức Giám Mục chính toà là mục tử của các tín hữu trong Giáo Phận Ngài coi sóc; Cha xứ là mục tử của các tín hữu trong giáo xứ của mình; Thầy cô giáo lý viên là mục tử của học sinh; Cha mẹ mà mục tử của con cái…Hãy trở thành những mục tử nhân lành, mục tử như lòng Chúa mong muốn. Bậc làm cha làm mẹ hãy quan tâm nhiều hơn tới con cái. Tôi đọc được câu chuyện sau đây trên mạng internet. Nếu cha mẹ nào nghe được nội dung câu chuyện này, chắc chắn cũng phải nghĩ lại thái độ của mình để quan tâm con cái nhiều hơn. Câu chuyện với tựa đề: “Con ước được làm một chiếc điện thoại di động!” Chuyện kể rằng: Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ. Thấy mắt cô đang rơm rớm, anh vội quay sang vợ hỏi nhỏ: “Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?”
Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề “Điều ước của con”…”
“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?” – Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn.
“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.
Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên hỏi đầy ái ngại: “Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?”
“Anh nghe này…” – Người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn không ngừng rơi.
“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức cầm máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.
Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ: “Trò nào viết bài này vậy em?”
Ngước cặp mắt dâng đầy nước mắt lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào: “Con trai của chúng ta”.
Không cần phân tích, chúng ta cũng hiểu được bài học mà câu chuyện muốn dạy chúng ta. Hãy giảm bớt hoặc gạt bỏ những thứ bên lề như điện thoại, internet hay trò chơi trực tuyến…Để dành thời gian quan tâm, chăm sóc những người thuộc về chúng ta nhiều hơn. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sỹ. Chúng ta không những xin Chúa cho Giáo Hội ngày càng có nhiều bạn trẻ biết quảng đại dâng hiến đời mình trong ơn gọi linh mục và tu sỹ, mà còn phải cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, tu sỹ biết chu toàn bổn phận của mình và noi gương vị Mục Tử Giêsu để trở nên những mục tử nhân lành, những thừa sai của Lòng Thương Xót.
Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành. Vì chúng con, Chúa đã phải hy sinh mạng sống. Xin cho mỗi người chúng con trở nên những con chiên ngoan hiền của Chúa. Khi phải đóng vai mục tử, xin cho cũng con cũng bắt chước mục tử Giêsu để hy sinh, quan tâm và yêu thương những người khác như Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành