Một Chuyến Đi Thăm Giáo Họ Khánh Sơn
Ngày 6.4.2016, tôi đi với các Nữ tu MTG Nha Trang lên thăm cộng đoàn mới tại Xã Sơn Trung, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa.
Xem Hình
Từ Quốc Lộ 1 đến Ba Ngòi – Cam Ranh, rẽ trái theo đường Tỉnh Lộ 9 đi thêm 40km lên đến Huyện Khánh Sơn. Đường đèo quanh co dài hơn 30 km như đèo Ngoạn mục. Dân cư thưa thớt, chỉ thấy núi thẳm rừng xanh, núi cao vực thẳm. Càng lên cao, gió lùa qua cửa thổi vào thêm lạnh buốt. Xe chạy chậm để ngắm cảnh đường đèo hoàng hôn. Hoang vu và bình an. Vắng lặng nhưng êm đềm qua những rừng cây, trải dài những vườn tược đưa mình lên cao trong gió lộng vi vu. Hoàng hôn nơi đại ngàn như lời kinh chiều dâng lên cao giữa khung trời bát ngát. Khung cảnh núi rừng nơi đây gần giống như vùng núi Đami thuộc Huyện Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận.
Khánh Sơn có 7 xã và 1 thị trấn, đây là huyện miền núi vùng cao, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, Đông Bắc giáp Diên Khánh, Đông giáp huyện Cam Ranh, Nam và Tây giáp tỉnh Ninh Thuận.Tổng diện tích tự nhiên là 337km2, tổng dân số là 20.930 người. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 94% tổng diện tích tự nhiên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thông, trồng chè và cà phê theo lối thâm canh thành vùng chuyên canh lớn. Văn hoá truyền thống đầy bản sắc dân tộc được thể hiện qua bộ "Đàn Đá Khánh Sơn" và "Văn hoá Cồng Chiêng" đặc trưng của vùng cao nguyên miền Trung. Khánh Sơn từng là căn cứ địa với những mặt trận ác liệt như: "Thung lũng tử thần", căn cứ Tô Hạp, sân bay Tà Nía.
Giáo Họ Khánh Sơn (Tô Hạp) có khoảng 700 giáo dân, gồm người Kinh và người Dân tộc Rắclây.Cả huyện miền núi cao này chỉ có một Nhà thờ tạm bằng khung sắt tiền chế. Dòng MTG Nha Trang xây dựng cơ sở mới, góp phần vào sứ vụ truyền giáo. Cha Giuse Lê Văn Sỹ, Tổng Đại Diện Giáo Phận Nha Trang đến làm phép nhà mới, xin Chúa chúc lành cho các Nữ tu và cộng đoàn giáo dân nơi đây. Quý linh mục, quý nữ tu cùng giáo dân đến hiệp thông tạ ơn và chia vui. Quý chính quyền Xã và Huyện cũng đến chúc mừng.
Sau đó chúng tôi đến thăm Nhà thờ. Nơi thờ phượng thật đơn sơ giữa núi rừng hùng vĩ như hình ảnh Giáo Hội giữa lòng trần thế. Quý cha phụ trách cho biết đôi nét lịch sử.
Từ năm 2003, Đức Cố Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho đã quan tâm đến Khánh sơn và cho mua một mãnh đất. Lúc ấy cha Giuse Lê Văn Sỹ, quản xứ Phú Nhơn (Đồng Lác) đã âm thầm lên thăm bà con giáo dân và thiết lập Giáo họ Khánh sơn.
Từ năm 2009, Đức Cha Giuse - Giám Mục Giáo Phận Nha Trang bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Văn Minh làm cha phó Giáo Xứ Phú Nhơn và phụ trách giáo họ Khánh Sơn. Mỗi tuần cha phó lên núi một ngày dâng thánh lễ vào sáng thứ bảy thay cho Chúa Nhật, giáo dân phải đứng giữa trời dự lễ.
Đến năm 2010, Giáo hạt Cam ranh đã quyên góp tài chánh để làm một khung sắt tiền chế, bên trên che bạt, giáo dân tham dự thánh lễ không còn sợ mưa sợ nắng nữa. Cha Quản xứ Phú phong Matthêu Hoàng Trường Sơn đảm nhận trách nhiệm chăm lo mục vụ cho bà con giáo dân.
Khoảng tháng 4 năm 2011, qua một cơn bão nhẹ nhưng Nhà thờ đã bị sập và ngay sau đó đã được cha xứ cho lợp tôn lại để bảo đảm an toàn cho đến nay.
Đến tháng 6 năm 2011, Đức Cha Giuse bổ nhiệm cha JB Hoàng Kim Tiến thuộc Dòng Vinh Sơn làm cha Phó xứ Phú phong để giúp cha xứ lo mục vụ giáo họ miền cao. Sau 2 năm đi về, nay cha Tiến trực tiếp ở với giáo dân chăm lo mục vụ bao gồm cả huyện Khánh Sơn, với chiều dài khoảng 40km.
Dân chúng sống với nương rẫy, ở với rừng núi. Khí hậu nơi đây tuyệt vời như Đà lạt. Mây mù phủ kín, đồi núi chập chùng, tiết trời se lạnh. Đất đai màu mỡ, vườn cây xanh ngát. Thật hoang sơ hấp hẫn những ai thích khám phá.
Thời nào cũng thế, dân đi trước mở đường đem theo đức tin, Giáo Hội đến sau quy tụ lại, thăng tiến đức tin, thiết lập giáo xứ. Mục tử sống giữa đàn chiên tản mác, hoà nhịp cùng người nghèo, cùng làm việc, cùng chia sẻ những khó khăn vất vả của họ. Cử hành Thánh lễ, ban các bí tích giúp giáo dân giữ đạo, sống đức tin. Khánh sơn là điểm truyền giáo còn nhiều khó khăn. Với tài năng và lòng nhiệt thành của cha xứ MatthêuTrường Sơn, với lòng tận tụy của cha phó JB Kim Tiến, một ngày không xa, Khánh Sơn sẽ là giáo xứ có ngôi Thánh đường mới và những sinh hoạt mục vụ phong phú góp phần vào sứ vụ truyền giáo vùng núi cao.
Cộng đoàn Nữ tu đã được thiết lập để sống với dân, ở giữa dân, đem Tin mừng yêu thương, gieo trồng niềm hy vọng. Phục vụ miền núi cao là chấp nhận thiếu thốn trăm bề.
Rời Khánh sơn, chúng tôi mang theo bao thao thức truyền giáo.Một chuyến đi thăm xa xôi đã để lại bao tâm tư trong lòng người sống đời tận hiến cho Chúa. Cầu nguyện cho nhau và cùng nâng đỡ nhau trên hành trình phục vụ.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Ngày 6.4.2016, tôi đi với các Nữ tu MTG Nha Trang lên thăm cộng đoàn mới tại Xã Sơn Trung, Huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa.
Xem Hình
Từ Quốc Lộ 1 đến Ba Ngòi – Cam Ranh, rẽ trái theo đường Tỉnh Lộ 9 đi thêm 40km lên đến Huyện Khánh Sơn. Đường đèo quanh co dài hơn 30 km như đèo Ngoạn mục. Dân cư thưa thớt, chỉ thấy núi thẳm rừng xanh, núi cao vực thẳm. Càng lên cao, gió lùa qua cửa thổi vào thêm lạnh buốt. Xe chạy chậm để ngắm cảnh đường đèo hoàng hôn. Hoang vu và bình an. Vắng lặng nhưng êm đềm qua những rừng cây, trải dài những vườn tược đưa mình lên cao trong gió lộng vi vu. Hoàng hôn nơi đại ngàn như lời kinh chiều dâng lên cao giữa khung trời bát ngát. Khung cảnh núi rừng nơi đây gần giống như vùng núi Đami thuộc Huyện Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận.
Khánh Sơn có 7 xã và 1 thị trấn, đây là huyện miền núi vùng cao, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, Đông Bắc giáp Diên Khánh, Đông giáp huyện Cam Ranh, Nam và Tây giáp tỉnh Ninh Thuận.Tổng diện tích tự nhiên là 337km2, tổng dân số là 20.930 người. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 94% tổng diện tích tự nhiên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thông, trồng chè và cà phê theo lối thâm canh thành vùng chuyên canh lớn. Văn hoá truyền thống đầy bản sắc dân tộc được thể hiện qua bộ "Đàn Đá Khánh Sơn" và "Văn hoá Cồng Chiêng" đặc trưng của vùng cao nguyên miền Trung. Khánh Sơn từng là căn cứ địa với những mặt trận ác liệt như: "Thung lũng tử thần", căn cứ Tô Hạp, sân bay Tà Nía.
Giáo Họ Khánh Sơn (Tô Hạp) có khoảng 700 giáo dân, gồm người Kinh và người Dân tộc Rắclây.Cả huyện miền núi cao này chỉ có một Nhà thờ tạm bằng khung sắt tiền chế. Dòng MTG Nha Trang xây dựng cơ sở mới, góp phần vào sứ vụ truyền giáo. Cha Giuse Lê Văn Sỹ, Tổng Đại Diện Giáo Phận Nha Trang đến làm phép nhà mới, xin Chúa chúc lành cho các Nữ tu và cộng đoàn giáo dân nơi đây. Quý linh mục, quý nữ tu cùng giáo dân đến hiệp thông tạ ơn và chia vui. Quý chính quyền Xã và Huyện cũng đến chúc mừng.
Sau đó chúng tôi đến thăm Nhà thờ. Nơi thờ phượng thật đơn sơ giữa núi rừng hùng vĩ như hình ảnh Giáo Hội giữa lòng trần thế. Quý cha phụ trách cho biết đôi nét lịch sử.
Từ năm 2003, Đức Cố Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho đã quan tâm đến Khánh sơn và cho mua một mãnh đất. Lúc ấy cha Giuse Lê Văn Sỹ, quản xứ Phú Nhơn (Đồng Lác) đã âm thầm lên thăm bà con giáo dân và thiết lập Giáo họ Khánh sơn.
Từ năm 2009, Đức Cha Giuse - Giám Mục Giáo Phận Nha Trang bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Văn Minh làm cha phó Giáo Xứ Phú Nhơn và phụ trách giáo họ Khánh Sơn. Mỗi tuần cha phó lên núi một ngày dâng thánh lễ vào sáng thứ bảy thay cho Chúa Nhật, giáo dân phải đứng giữa trời dự lễ.
Đến năm 2010, Giáo hạt Cam ranh đã quyên góp tài chánh để làm một khung sắt tiền chế, bên trên che bạt, giáo dân tham dự thánh lễ không còn sợ mưa sợ nắng nữa. Cha Quản xứ Phú phong Matthêu Hoàng Trường Sơn đảm nhận trách nhiệm chăm lo mục vụ cho bà con giáo dân.
Khoảng tháng 4 năm 2011, qua một cơn bão nhẹ nhưng Nhà thờ đã bị sập và ngay sau đó đã được cha xứ cho lợp tôn lại để bảo đảm an toàn cho đến nay.
Đến tháng 6 năm 2011, Đức Cha Giuse bổ nhiệm cha JB Hoàng Kim Tiến thuộc Dòng Vinh Sơn làm cha Phó xứ Phú phong để giúp cha xứ lo mục vụ giáo họ miền cao. Sau 2 năm đi về, nay cha Tiến trực tiếp ở với giáo dân chăm lo mục vụ bao gồm cả huyện Khánh Sơn, với chiều dài khoảng 40km.
Dân chúng sống với nương rẫy, ở với rừng núi. Khí hậu nơi đây tuyệt vời như Đà lạt. Mây mù phủ kín, đồi núi chập chùng, tiết trời se lạnh. Đất đai màu mỡ, vườn cây xanh ngát. Thật hoang sơ hấp hẫn những ai thích khám phá.
Thời nào cũng thế, dân đi trước mở đường đem theo đức tin, Giáo Hội đến sau quy tụ lại, thăng tiến đức tin, thiết lập giáo xứ. Mục tử sống giữa đàn chiên tản mác, hoà nhịp cùng người nghèo, cùng làm việc, cùng chia sẻ những khó khăn vất vả của họ. Cử hành Thánh lễ, ban các bí tích giúp giáo dân giữ đạo, sống đức tin. Khánh sơn là điểm truyền giáo còn nhiều khó khăn. Với tài năng và lòng nhiệt thành của cha xứ MatthêuTrường Sơn, với lòng tận tụy của cha phó JB Kim Tiến, một ngày không xa, Khánh Sơn sẽ là giáo xứ có ngôi Thánh đường mới và những sinh hoạt mục vụ phong phú góp phần vào sứ vụ truyền giáo vùng núi cao.
Cộng đoàn Nữ tu đã được thiết lập để sống với dân, ở giữa dân, đem Tin mừng yêu thương, gieo trồng niềm hy vọng. Phục vụ miền núi cao là chấp nhận thiếu thốn trăm bề.
Rời Khánh sơn, chúng tôi mang theo bao thao thức truyền giáo.Một chuyến đi thăm xa xôi đã để lại bao tâm tư trong lòng người sống đời tận hiến cho Chúa. Cầu nguyện cho nhau và cùng nâng đỡ nhau trên hành trình phục vụ.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An