Cha xứ người Congo đang phục vụ tại TGP München từ chức sau khi bị dọa giết đến 5 lần
Trong thánh lễ Chúa Nhật, 06.3.2016 tại làng Zorneding thuộc miền Nam Bayern, cha xứ gốc Congo cho biết sẽ từ chức vào đầu tháng 4 và sẽ đi đến nhiệm sở khác trong giáo phận vì tại địa phương này hai nhà chính trị thuộc đảng CSU (Xã hội Thiên Chúa giáo) đã công khai bày tỏ sự chống đối người ngoại quốc và nhắm vào cá nhân của cha Olivier với danh từ thoá mạ chủng tộc „Neger“ để chỉ dành cho người da đen.
Tổng Giáo Phận München und Freising lên án trong một tuyên bố báo chí "trật đường rầy phân biệt chủng tộc của một nhà chính trị địa phương". Sau đó sự chỉ trích lan rộng trên toàn nước Đức khiến cho ông Johann Haindl không còn đường thối lui nên đã phải từ chức trong nhiệm vụ phó chủ tịch hội đồng thành phố vào tháng 11.2015.
Tổng Giáo Phận München und Freising chấp nhận đơn từ chức của cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, ông Bernhard Kellner, người phát ngôn của TGP cho biết hôm thứ hai, 07.2.2016: "Chúng tôi lấy làm đáng tiếc và luôn ở bên cạnh cha."
Nguyên nhân xảy ra tại làng Zorneding
Trong tháng 10.2015, bà chủ tịch đảng CSU địa phương Sylvia Boher nhận định về bài tường thuật tị nạn trong làng Zorneding. Bà nói về người tị nạn là một "cuộc xâm lăng". Nội dung: „Bayern sẽ hầu như tràn ngập bởi những người tị nạn. Nó như là một cuộc xâm lăng. Những người di cư từ châu Phi Eritrea được gọi là người tị nạn nghĩa vụ quân sự.“
Sau đó Hội Đồng Giáo Xứ St. Martin đã phản đối và đòi đảng CSU địa phương phải tháo gỡ hình ảnh của hai tháp chuông nhà thờ là biểu tượng quan trọng của làng Zorneding ra khỏi tờ quảng cáo chính trị của họ.
Ít lâu sau, phó chủ tịch đảng CSU, ông Johann Haindl phản công trên báo điạ phương Ebersberger theo cách rất vô học: „Ông ta (ám chỉ Cha xứ) phải thận trọng, không thì ông Brem (cha xứ cũ của Zorneding) cho ngửi đít vào mặt, hỡi ông da đen của chúng tôi.“
Những lời phát biểu của các chính trị gia địa phương làm cho bầu khí đối với người dân làng Zorneding càng xấu đi. Khi sự việc xảy ra thì cha xứ Olivier có trả lời phỏng vấn với tờ báo lớn của Đức Süddeutsche Zeitung trong tháng 10.2015 là ngài không cảm thấy bị loại trừ trong làng Zorneding. Nhưng sau đó cha xứ Olivier nhận được nhiều lá thư viết và Email có nội dung mạ lị, bao gồm cả sự đe dọa đến tính mạng. Như trong một thư viết theo thời Đức quốc xã: „Mày bắt đầu được đưa đến Auschwitz“ (Trại tập trung giết người nhiều nhất nằm ở Balan), hoặc cha Olivier bị đe dọa bằng miệng rằng „sau thánh lễ tối hôm nay mày sẽ ngã xuống“… Trong đó có ba trường hợp cha Olivier đã ra khai báo với cơ quan an ninh.
Zorneding là một làng trong vùng Bayern nằm ở ven chân núi của rặng Alpen thuộc quận Ebersberg với độ cao 555 mét và có khoảng 9 ngàn dân cư.
Nhà thờ xứ Thánh Martin được xây dựng từ thế kỷ 17. Từ năm 2012 cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, 66 tuổi đến từ xứ Congo được TGP München und Freising bổ nhiệm cai quản giáo xứ, ngài có học vị tiến sĩ triết học, chịu chức linh mục năm 1979 và sau đó đã gia nhập giáo phận München từ năm 2009. Hiện tại cha đã nhập tịch là một công dân Đức.
Ngày đầu tuần thứ hai hôm nay, qua việc từ chức của cha xứ ở làng Zorneding đã làm cho giới truyền thông đăng tải mau chóng. Các trang mạng chính trị và mạng xã hội đã phẫn nộ về vụ việc tại Zorneding.
Chủ tịch làng Zorneding, ông Piet Mayr (CSU) bày tỏ sự hối tiếc, ông nói trong truyền hình Bayern Rundfunk: "Tôi thực sự xin lỗi với cha Olivier Ndjimbi-Tshiende". Ông Mayr tin rằng sự cố Zorneding không được đại diện cho dân làng, "điều này không phản ánh tâm trạng chung ở các nơi trên nước Đức."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Tổng Giáo Phận München und Freising lên án trong một tuyên bố báo chí "trật đường rầy phân biệt chủng tộc của một nhà chính trị địa phương". Sau đó sự chỉ trích lan rộng trên toàn nước Đức khiến cho ông Johann Haindl không còn đường thối lui nên đã phải từ chức trong nhiệm vụ phó chủ tịch hội đồng thành phố vào tháng 11.2015.
Tổng Giáo Phận München und Freising chấp nhận đơn từ chức của cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, ông Bernhard Kellner, người phát ngôn của TGP cho biết hôm thứ hai, 07.2.2016: "Chúng tôi lấy làm đáng tiếc và luôn ở bên cạnh cha."
Nguyên nhân xảy ra tại làng Zorneding
Trong tháng 10.2015, bà chủ tịch đảng CSU địa phương Sylvia Boher nhận định về bài tường thuật tị nạn trong làng Zorneding. Bà nói về người tị nạn là một "cuộc xâm lăng". Nội dung: „Bayern sẽ hầu như tràn ngập bởi những người tị nạn. Nó như là một cuộc xâm lăng. Những người di cư từ châu Phi Eritrea được gọi là người tị nạn nghĩa vụ quân sự.“
Sau đó Hội Đồng Giáo Xứ St. Martin đã phản đối và đòi đảng CSU địa phương phải tháo gỡ hình ảnh của hai tháp chuông nhà thờ là biểu tượng quan trọng của làng Zorneding ra khỏi tờ quảng cáo chính trị của họ.
Ít lâu sau, phó chủ tịch đảng CSU, ông Johann Haindl phản công trên báo điạ phương Ebersberger theo cách rất vô học: „Ông ta (ám chỉ Cha xứ) phải thận trọng, không thì ông Brem (cha xứ cũ của Zorneding) cho ngửi đít vào mặt, hỡi ông da đen của chúng tôi.“
Những lời phát biểu của các chính trị gia địa phương làm cho bầu khí đối với người dân làng Zorneding càng xấu đi. Khi sự việc xảy ra thì cha xứ Olivier có trả lời phỏng vấn với tờ báo lớn của Đức Süddeutsche Zeitung trong tháng 10.2015 là ngài không cảm thấy bị loại trừ trong làng Zorneding. Nhưng sau đó cha xứ Olivier nhận được nhiều lá thư viết và Email có nội dung mạ lị, bao gồm cả sự đe dọa đến tính mạng. Như trong một thư viết theo thời Đức quốc xã: „Mày bắt đầu được đưa đến Auschwitz“ (Trại tập trung giết người nhiều nhất nằm ở Balan), hoặc cha Olivier bị đe dọa bằng miệng rằng „sau thánh lễ tối hôm nay mày sẽ ngã xuống“… Trong đó có ba trường hợp cha Olivier đã ra khai báo với cơ quan an ninh.
Zorneding là một làng trong vùng Bayern nằm ở ven chân núi của rặng Alpen thuộc quận Ebersberg với độ cao 555 mét và có khoảng 9 ngàn dân cư.
Nhà thờ xứ Thánh Martin được xây dựng từ thế kỷ 17. Từ năm 2012 cha xứ Olivier Ndjimbi-Tshiende, 66 tuổi đến từ xứ Congo được TGP München und Freising bổ nhiệm cai quản giáo xứ, ngài có học vị tiến sĩ triết học, chịu chức linh mục năm 1979 và sau đó đã gia nhập giáo phận München từ năm 2009. Hiện tại cha đã nhập tịch là một công dân Đức.
Ngày đầu tuần thứ hai hôm nay, qua việc từ chức của cha xứ ở làng Zorneding đã làm cho giới truyền thông đăng tải mau chóng. Các trang mạng chính trị và mạng xã hội đã phẫn nộ về vụ việc tại Zorneding.
Chủ tịch làng Zorneding, ông Piet Mayr (CSU) bày tỏ sự hối tiếc, ông nói trong truyền hình Bayern Rundfunk: "Tôi thực sự xin lỗi với cha Olivier Ndjimbi-Tshiende". Ông Mayr tin rằng sự cố Zorneding không được đại diện cho dân làng, "điều này không phản ánh tâm trạng chung ở các nơi trên nước Đức."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn