Báo chí ở Campuchia loan tin rằng bộ Nội vụ nước này đã gởi văn thư nhắc nhở UNHCR sau khi trên 40 người Thượng trốn sang thẳng Phnom Penh trong tháng Ba.
Theo thông tấn xã AFP trích thuật lời phát ngôn nhân bộ Nội vụ Campuchia, Khieu Sopheak, thì những người Thượng đó đã tìm đến thẳng trụ sở của UNHCR ở Phnom Penh.
Phát ngôn nhân Sopheak được trích dẫn đã nói rằng UNHCR nên giải quyết vấn đề với phía Việt Nam.
Ông Lý Định Phát, một nhà báo ở Phnom Penh, cho biết trong mấy ngày qua giới báo chí không liên lạc được với văn phòng UNHCR để xác minh tin này.
Tuy nhiên ông Phát cũng chỉ ra rằng trong lá thư nhắc nhở bộ Nội vụ Campuchia không trưng ra bằng chứng nào cho việc nhân viên của UNHCR đưa người Thượng về thẳng Phnom Penh.
Trước đây Cao ủy Tị nạn đã bác bỏ những cáo giác tương tự của nhà chức trách Phnom Penh và nói là một nước đã ký vào Công ước quốc tế về tị nạn, Campuchia phải tôn trọng quyền được tạm trú của người xin tị nạn.
Lâu nay Phnom Penh vẫn cố gắng không muốn để chuyện người Thượng tị nạn làm sức mẻ quan hệ với nước láng giềng Việt Nam.
Có những lúc nhà chức trách Phnom Penh đã có biện pháp mạnh tay giựt lại người đang được UNHCR che chở và trục xuất họ.
Nhưng chính phủ Campuchia cũng đã từng phải nhượng bộ trước sức ép của nhiều phía trong vấn đề này.
Trên một ngàn người Thượng đã trốn sang Campuchia hồi tháng 2 năm 2001 sau khi xảy ra một loạt các vụ biểu tình bạo động ở một số nơi của vùng Tây nguyên.
Năm 2002 phần lớn những người Thượng tị nạn này được sang Hoa Kỳ định cư sau khi tạm trú trong hai trại tị nạn do UNHCR lập ra ở các tỉnh biên giới Mondolkiri và Ratanakiri.
Theo thỏa thuận với UNHCR, Hoa Kỳ và Việt Nam, nhà chức trách Campuchia đóng cửa các trại tị nạn tạm thời và tuyên bố kể từ nay người Thượng được coi là di dân bất hợp pháp và lập tức bị trục xuất.
Nhưng các nhà báo ở Phnom Penh cho biết trong hai năm qua liên tục thỉnh thoảng vẫn có những Thượng từ Việt Nam trốn sang xin tị nạn. (BBC)
Theo thông tấn xã AFP trích thuật lời phát ngôn nhân bộ Nội vụ Campuchia, Khieu Sopheak, thì những người Thượng đó đã tìm đến thẳng trụ sở của UNHCR ở Phnom Penh.
Phát ngôn nhân Sopheak được trích dẫn đã nói rằng UNHCR nên giải quyết vấn đề với phía Việt Nam.
Ông Lý Định Phát, một nhà báo ở Phnom Penh, cho biết trong mấy ngày qua giới báo chí không liên lạc được với văn phòng UNHCR để xác minh tin này.
Tuy nhiên ông Phát cũng chỉ ra rằng trong lá thư nhắc nhở bộ Nội vụ Campuchia không trưng ra bằng chứng nào cho việc nhân viên của UNHCR đưa người Thượng về thẳng Phnom Penh.
Trước đây Cao ủy Tị nạn đã bác bỏ những cáo giác tương tự của nhà chức trách Phnom Penh và nói là một nước đã ký vào Công ước quốc tế về tị nạn, Campuchia phải tôn trọng quyền được tạm trú của người xin tị nạn.
Lâu nay Phnom Penh vẫn cố gắng không muốn để chuyện người Thượng tị nạn làm sức mẻ quan hệ với nước láng giềng Việt Nam.
Có những lúc nhà chức trách Phnom Penh đã có biện pháp mạnh tay giựt lại người đang được UNHCR che chở và trục xuất họ.
Nhưng chính phủ Campuchia cũng đã từng phải nhượng bộ trước sức ép của nhiều phía trong vấn đề này.
Trên một ngàn người Thượng đã trốn sang Campuchia hồi tháng 2 năm 2001 sau khi xảy ra một loạt các vụ biểu tình bạo động ở một số nơi của vùng Tây nguyên.
Năm 2002 phần lớn những người Thượng tị nạn này được sang Hoa Kỳ định cư sau khi tạm trú trong hai trại tị nạn do UNHCR lập ra ở các tỉnh biên giới Mondolkiri và Ratanakiri.
Theo thỏa thuận với UNHCR, Hoa Kỳ và Việt Nam, nhà chức trách Campuchia đóng cửa các trại tị nạn tạm thời và tuyên bố kể từ nay người Thượng được coi là di dân bất hợp pháp và lập tức bị trục xuất.
Nhưng các nhà báo ở Phnom Penh cho biết trong hai năm qua liên tục thỉnh thoảng vẫn có những Thượng từ Việt Nam trốn sang xin tị nạn. (BBC)