UNESCO công nhận nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa là 'Di sản Thế giới'
Trong một buổi lễ được tổ chức tại Paris (Pháp quốc) vào tối thứ Ba ngày 2 tháng 2 năm 2016, khu vực mà xưa kia Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Jordan đã chính thức được UNESCO (Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) tuyên bố công nhận là một 'Di sản thế giới'.
Buổi lễ cũng có sự tham dự của một phái đoàn đến từ Vương quốc Hashemite Jordan, bao gồm Bộ trưởng Du lịch Nayef H Al-Fayez và Đức Tổng Giám Mục Maroun Lahham - ngài là Đại diện Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem đặc trách vùng Jordan.
Trong bài phát biểu tại buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Lahham cho rằng nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa "vẫn còn âm vang tiếng nói của Chúa Giêsu Kitô", trong một đất nước Jordan được coi là "bình yên và an toàn ngay giữa một vùng Trung Đông chìm trong biển lửa". Ngài nói thêm: "Phúc Âm đã viết về nơi này hai ngàn năm trước, sự mộ mến bình dân đã luôn khẳng định, nghiên cứu khảo cổ học đã chứng thực, bốn vị giáo hoàng đã đến thăm, và hôm nay cộng đồng quốc tế đã chính thức công nhận."
Đức Tổng Giám Mục Lahham kết luận: "Từ hôm nay, chúng ta có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng: Jordan cũng là Thánh Địa. Thánh Địa gồm chủ yếu là Jerusalem, Bethlehem và Nazareth nhưng không vì thế mà Jordan kém thánh thiện hơn”.
Tiền Hô
Trong một buổi lễ được tổ chức tại Paris (Pháp quốc) vào tối thứ Ba ngày 2 tháng 2 năm 2016, khu vực mà xưa kia Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Jordan đã chính thức được UNESCO (Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) tuyên bố công nhận là một 'Di sản thế giới'.
Buổi lễ cũng có sự tham dự của một phái đoàn đến từ Vương quốc Hashemite Jordan, bao gồm Bộ trưởng Du lịch Nayef H Al-Fayez và Đức Tổng Giám Mục Maroun Lahham - ngài là Đại diện Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem đặc trách vùng Jordan.
Trong bài phát biểu tại buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Lahham cho rằng nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa "vẫn còn âm vang tiếng nói của Chúa Giêsu Kitô", trong một đất nước Jordan được coi là "bình yên và an toàn ngay giữa một vùng Trung Đông chìm trong biển lửa". Ngài nói thêm: "Phúc Âm đã viết về nơi này hai ngàn năm trước, sự mộ mến bình dân đã luôn khẳng định, nghiên cứu khảo cổ học đã chứng thực, bốn vị giáo hoàng đã đến thăm, và hôm nay cộng đồng quốc tế đã chính thức công nhận."
Đức Tổng Giám Mục Lahham kết luận: "Từ hôm nay, chúng ta có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng: Jordan cũng là Thánh Địa. Thánh Địa gồm chủ yếu là Jerusalem, Bethlehem và Nazareth nhưng không vì thế mà Jordan kém thánh thiện hơn”.
Tiền Hô