Hơn 240 chiếc xe được dùng làm ngân hàng lưu động đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam trong cố gắng đem các dịch vụ ngân hàng đến những vùng nông thôn hẻo lánh.
Các chiếc xe này do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ, đã được bàn giao cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Phát Triển và Đầu Tư của Việt Nam để phân phối trên khắp nước.
Trong một thông cáo, ông Klaus Rohland, giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, nói rằng hệ thống ngân hàng của một nước là huyết mạch của một nước. Muốn đất nước vận hành đến cực điểm và bao gồm những người nghèo và thiếu phương tiện, các dịch vụ ngân hàng cơ bản phải đến được các thôn xóm làng mạc, đến với nông dân và các cơ sơ kinh doanh nhỏ tại những khu vực hẻo lánh xa xôi.
Hơn 80% trong dân số 80 triệu người Việt Nam sinh sống tại các vùng nông thôn.
Xe ngân hàng lưu động được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên quy mô lớn tại Việt Nam vào năm 2000 và 2001, là lúc 159 chiếc xe được cung cấp qua một dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ.
Kể từ khi đó, hàng tháng mỗi đơn vị đã đến trung bình 62 địa điểm, mở thêm khoảng 2000 tài khoản tiết kiệm trị giá 19 tỷ đồng và cho vay gần 15 tỷ đồng.
Ngân Hàng Thế Giới cho biết các hoạt động ngân hàng lưu động này đã giúp các hộ ở nông thôn, trong đó có các sắc dân thiểu số, duy trì và cải thiện mức sống của họ nhờ tiếp cận được nhiều hơn với các dịch vụ ngân hàng.
Vẫn theo ông Rohland, Ngân Hàng Thế Giới nhận thấy những cải tiến trong khu vực ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng tại các vùng nông thôn, là cấp thiết cho sự phát triển và khả năng giảm nghèo của Việt Nam. (VOA)
Các chiếc xe này do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ, đã được bàn giao cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Phát Triển và Đầu Tư của Việt Nam để phân phối trên khắp nước.
Trong một thông cáo, ông Klaus Rohland, giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, nói rằng hệ thống ngân hàng của một nước là huyết mạch của một nước. Muốn đất nước vận hành đến cực điểm và bao gồm những người nghèo và thiếu phương tiện, các dịch vụ ngân hàng cơ bản phải đến được các thôn xóm làng mạc, đến với nông dân và các cơ sơ kinh doanh nhỏ tại những khu vực hẻo lánh xa xôi.
Hơn 80% trong dân số 80 triệu người Việt Nam sinh sống tại các vùng nông thôn.
Xe ngân hàng lưu động được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên quy mô lớn tại Việt Nam vào năm 2000 và 2001, là lúc 159 chiếc xe được cung cấp qua một dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ.
Kể từ khi đó, hàng tháng mỗi đơn vị đã đến trung bình 62 địa điểm, mở thêm khoảng 2000 tài khoản tiết kiệm trị giá 19 tỷ đồng và cho vay gần 15 tỷ đồng.
Ngân Hàng Thế Giới cho biết các hoạt động ngân hàng lưu động này đã giúp các hộ ở nông thôn, trong đó có các sắc dân thiểu số, duy trì và cải thiện mức sống của họ nhờ tiếp cận được nhiều hơn với các dịch vụ ngân hàng.
Vẫn theo ông Rohland, Ngân Hàng Thế Giới nhận thấy những cải tiến trong khu vực ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng tại các vùng nông thôn, là cấp thiết cho sự phát triển và khả năng giảm nghèo của Việt Nam. (VOA)