Cần Giờ, Việt Nam -- Sáng ngày thứ Bẩy 27.03.2004 từ sáng tinh mơ, khắp nơi trong giáo phận SàiGòn hàng ngàn người đã lủ lượt cùng nhau đi về hướng Cần Giờ, qua phà Bình Khánh để cùng đi đến giáo điểm Truyền Giáo An Thới Đông, tham dự lễ đặt viên đá đầu tiên cho nhà nguyện An Thới Đông, một giáo điểm vùng sâu vùng xa, rất nghèo nàn và có những khó về nhiều mặt.
Nhà nguyện An Thới Đông là món quà của giáo dân giáo phận kính dâng lên Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nhân dịp mừng Thượng Thọ 70 tuổi của ngài ( 05.03.1934 - 05.03.2004 ).
Đúng 9 giờ sáng, khoảng 2.500 anh chị em giáo dân đến tham dự thánh lễ đã hân hoan đón tiếp Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Giáo Phận SàiGòn, cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita Minh, cha G.B Võ Văn Ánh Đại Diện Giám Mục, Đặc Trách Giáo Dân, cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, trên 50 linh mục, đại diện các đoàn thể, các giới trong toàn giáo phận.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành nằm biệt lập cách xa trung tâm SàiGòn khoảng 60 km, hẻo lánh nghèo đói và kém phát triển về nhiều mặt, trong đó có cả về sinh hoạt tôn giáo. Khởi đầu từ một nhóm nhỏ giáo dân từ các nơi về đây để lẩn trốn các cuộc bắt đạo từ năm 1860.
Tiếp theo sau, các giáo điểm Thạnh Thới và Đồng Hòa được thành lập do các linh mục Thừa Sai Balê đến đảm trách nhưng không thường xuyên. Qua một thời gian dài, đến năm 1945, do chiến tranh hai ngôi nhà thờ trên bị bom làm sụp đổ.
Khoảng năm 1971, để hồi sinh giáo điểm Toà Tổng Giám Mục SàiGòn qua Uỷ Ban Truyền Bá Phúc Âm đã giao cho Dòng Chúa Cứu Thế đảm trách giáo điểm nầy. Lần đầu tiên vào ngày 01.08.1993 linh mục Chân Tín đã rửa tội cho 2 giáo dân, đến ngày 02.06.1998 cha đã rửa tội cho 40 anh chị em dự tòng, đến năm 2000 Đức Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn đề về dâng lễ và rửa tội cho 124 dự tòng trên mảnh đất trống giữa vùng đồng khô nắng cháy nầy chỉ toàn là dừa nước và vẫn còn rất hoang sơ.
Từ khi nhận coi sóc giáo điểm của vùng Cần Giờ, các linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã đưa từ con số chưa đầy 100 giáo dân, nay con số đã lên đến hơn 1.000 giáo dân, các cha còn mở thêm Trường Khuyết Tật tại Cần Thạnh và An Thới Đông, ký túc xá cho học sinh nghèo không có phương tiện ăn học, các cơ sỏ dạy nghề, nhà dưỡng lão cho những cụ già neo đơn không nơi nương tựa.
Ngòai ra công tác mục vụ, các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế hiện diện ở đây còn mở xưởng sản xuất nước mắm, xưởng sửa chữa và đóng tàu thuyền đánh cá, ao nuôi tôm và bãi nuôi nghêu.
Dự kiến trong năm nay, nhà nguyện An Thới Đông sẽ được hoàn thành sớm (vào khoảng tháng 12) để có ý nghĩa mừng kính ngày Lễ Thượng Thọ của vị chủ chăn kính yêu của giáo phận. Nhà nguyện ở xã An Thới Đông nay đã có tên do chính Đức Hồng Y đã ghép từ tên của mình và cuả vị tiền nhiệm: Nhà Nguyện Gioan - Phaolô.
Xin được cầu chúc cho món quà rất nhiều ý nghiã nầy sớm thành hiện thực.
Nhà nguyện An Thới Đông là món quà của giáo dân giáo phận kính dâng lên Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nhân dịp mừng Thượng Thọ 70 tuổi của ngài ( 05.03.1934 - 05.03.2004 ).
Đúng 9 giờ sáng, khoảng 2.500 anh chị em giáo dân đến tham dự thánh lễ đã hân hoan đón tiếp Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Giáo Phận SàiGòn, cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita Minh, cha G.B Võ Văn Ánh Đại Diện Giám Mục, Đặc Trách Giáo Dân, cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, trên 50 linh mục, đại diện các đoàn thể, các giới trong toàn giáo phận.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành nằm biệt lập cách xa trung tâm SàiGòn khoảng 60 km, hẻo lánh nghèo đói và kém phát triển về nhiều mặt, trong đó có cả về sinh hoạt tôn giáo. Khởi đầu từ một nhóm nhỏ giáo dân từ các nơi về đây để lẩn trốn các cuộc bắt đạo từ năm 1860.
Tiếp theo sau, các giáo điểm Thạnh Thới và Đồng Hòa được thành lập do các linh mục Thừa Sai Balê đến đảm trách nhưng không thường xuyên. Qua một thời gian dài, đến năm 1945, do chiến tranh hai ngôi nhà thờ trên bị bom làm sụp đổ.
Khoảng năm 1971, để hồi sinh giáo điểm Toà Tổng Giám Mục SàiGòn qua Uỷ Ban Truyền Bá Phúc Âm đã giao cho Dòng Chúa Cứu Thế đảm trách giáo điểm nầy. Lần đầu tiên vào ngày 01.08.1993 linh mục Chân Tín đã rửa tội cho 2 giáo dân, đến ngày 02.06.1998 cha đã rửa tội cho 40 anh chị em dự tòng, đến năm 2000 Đức Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn đề về dâng lễ và rửa tội cho 124 dự tòng trên mảnh đất trống giữa vùng đồng khô nắng cháy nầy chỉ toàn là dừa nước và vẫn còn rất hoang sơ.
Từ khi nhận coi sóc giáo điểm của vùng Cần Giờ, các linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã đưa từ con số chưa đầy 100 giáo dân, nay con số đã lên đến hơn 1.000 giáo dân, các cha còn mở thêm Trường Khuyết Tật tại Cần Thạnh và An Thới Đông, ký túc xá cho học sinh nghèo không có phương tiện ăn học, các cơ sỏ dạy nghề, nhà dưỡng lão cho những cụ già neo đơn không nơi nương tựa.
Ngòai ra công tác mục vụ, các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế hiện diện ở đây còn mở xưởng sản xuất nước mắm, xưởng sửa chữa và đóng tàu thuyền đánh cá, ao nuôi tôm và bãi nuôi nghêu.
Dự kiến trong năm nay, nhà nguyện An Thới Đông sẽ được hoàn thành sớm (vào khoảng tháng 12) để có ý nghĩa mừng kính ngày Lễ Thượng Thọ của vị chủ chăn kính yêu của giáo phận. Nhà nguyện ở xã An Thới Đông nay đã có tên do chính Đức Hồng Y đã ghép từ tên của mình và cuả vị tiền nhiệm: Nhà Nguyện Gioan - Phaolô.
Xin được cầu chúc cho món quà rất nhiều ý nghiã nầy sớm thành hiện thực.