(Vatican News) Trong Thánh Lễ sáng nay, thứ Năm ngày 17 tháng Năm tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH Phanxicô đã nói về sự hiệp nhất trong bài giảng của ngài. Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 23:6-11) và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:20-26) chứng minh về hai loại hiệp nhất. Một loại hiệp nhất mà ĐGH gọi là hiệp nhất đích thực, và loại kia là hiệp nhất giả tạo.
Hiệp nhất giả tạo gây chia rẽ.
ĐGH Phanxicô cho thấy sự hiệp nhất giả tạo ràng buộc những người cùng buộc tội Thánh Phao-lô với nhau. Đó là sự hiệp nhất giả tạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu hiệp lại với nhau để lên án Thánh Phao-lô. Nhưng khi Thánh Phao-lô biện bạch rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ cõi chết” thì ngài đã vạch trần “viên đá chia rẽ” họ.
Trrường hợp này cũng như bài đáp ca Chúa Nhật, một cá nhân đã biến đám đông thành một đám hỗn loạn không tên. ĐGH gọi việc này là một
sự bóc lột con người và cũng là sự coi thường con người bởi vì nó biến những con người thành một đám đông hỗn loạn không tên. Đây là một hoàn cảnh thường được lập lại nhiều lần. Hãy suy tư về điều này. Trong bài đáp ca Chúa Nhật, mọi người đều tung hô Chúa rằng: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến Thứ Sáu, cũng lại nhóm người ấy đã gào lên “Đóng đinh nó” Cái gì đã xảy ra ở đây vậy? Họ bị tẩy não rồi và họ đã thay đổi mọi thứ rồi. Họ đã trở thành một đám đông hỗn loạn để phá hủy.
ĐGH nói rằng đây là một động lực nằm dưới bất cứ việc lên án, vu khống hay phỉ báng nào. Ngay cả ở cấp giáo xứ. Ngài nói rằng:
Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng một người… Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án. Lúc đầu họ lên án tinh thần, rồi họ tỏ ra bằng hành động; rồi họ kết thúc bằng việc lên án lẫn nhau bởi vì họ cũng bị chia rẽ. Như thế thì thói nhiều chuyện, thói ăn nói huyên thuyên, là một hành vi giết người bởi vì nó phá hủy con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.
Hiệp nhất đích thực.
ĐGH Phanxicô kết luận rằng chúng ta hãy nghĩ về sự cao cả của ơn gọi mà chúng ta được mời gọi: để nên một với Chúa Giê-su và Thiên Chúa Cha. Đó là cùng đích của chúng ta:
Anh chị em hãy hiệp nhất với nhau để luôn cùng nhau tìm cách thăng tiến trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo, sự hiệp nhất trống rỗng, nó chỉ nhằm tiến tới và lên án người khác và nó thúc đẩy lợi ích không phải của chúng ta, nhưng là lợi ích của thủ lãnh thế gian này là sự hủy diệt. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.
Giuse Thẩm Nguyễn
Hiệp nhất giả tạo gây chia rẽ.
ĐGH Phanxicô cho thấy sự hiệp nhất giả tạo ràng buộc những người cùng buộc tội Thánh Phao-lô với nhau. Đó là sự hiệp nhất giả tạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu hiệp lại với nhau để lên án Thánh Phao-lô. Nhưng khi Thánh Phao-lô biện bạch rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ cõi chết” thì ngài đã vạch trần “viên đá chia rẽ” họ.
Trrường hợp này cũng như bài đáp ca Chúa Nhật, một cá nhân đã biến đám đông thành một đám hỗn loạn không tên. ĐGH gọi việc này là một
sự bóc lột con người và cũng là sự coi thường con người bởi vì nó biến những con người thành một đám đông hỗn loạn không tên. Đây là một hoàn cảnh thường được lập lại nhiều lần. Hãy suy tư về điều này. Trong bài đáp ca Chúa Nhật, mọi người đều tung hô Chúa rằng: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến Thứ Sáu, cũng lại nhóm người ấy đã gào lên “Đóng đinh nó” Cái gì đã xảy ra ở đây vậy? Họ bị tẩy não rồi và họ đã thay đổi mọi thứ rồi. Họ đã trở thành một đám đông hỗn loạn để phá hủy.
ĐGH nói rằng đây là một động lực nằm dưới bất cứ việc lên án, vu khống hay phỉ báng nào. Ngay cả ở cấp giáo xứ. Ngài nói rằng:
Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng một người… Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án. Lúc đầu họ lên án tinh thần, rồi họ tỏ ra bằng hành động; rồi họ kết thúc bằng việc lên án lẫn nhau bởi vì họ cũng bị chia rẽ. Như thế thì thói nhiều chuyện, thói ăn nói huyên thuyên, là một hành vi giết người bởi vì nó phá hủy con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.
Hiệp nhất đích thực.
ĐGH Phanxicô kết luận rằng chúng ta hãy nghĩ về sự cao cả của ơn gọi mà chúng ta được mời gọi: để nên một với Chúa Giê-su và Thiên Chúa Cha. Đó là cùng đích của chúng ta:
Anh chị em hãy hiệp nhất với nhau để luôn cùng nhau tìm cách thăng tiến trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo, sự hiệp nhất trống rỗng, nó chỉ nhằm tiến tới và lên án người khác và nó thúc đẩy lợi ích không phải của chúng ta, nhưng là lợi ích của thủ lãnh thế gian này là sự hủy diệt. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.
Giuse Thẩm Nguyễn