Có tới 2000 lính Thuỷ quân lục chiến của Mỹ có thể được gửi từ vùng Vịnh tới Afghanistan, để tham gia vào lực lượng 12 ngàn lính của Mỹ đã có mặt tại đất nước này.
Mục đích của hành động này là tăng cường sức ép đối với các thành phần al-Qaeda và Taleban còn lại.
Về phần mình, Pakistan cũng tăng cường thêm quân tới các khu vực bộ tộc giáp với biên giới Afghanistan.
Quân đội Pakistan đã tham gia vào một chiến dịch trên qui mô lớn nhằm tấn công các dân quân al-Qaeda và những người thuộc các bộ tộc được cho là bảo vệ họ.
Tăng cường
Chỉ hai tuần trước, Bộ tư lệnh Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch phản công mới tại Afghanistan, với cái tên chiến dịch Bão Núi.
Giống như nhiều chiến dịch khác, nó là để tiêu diệt những thành phần al-Qaeda và Taleban còn sót lại.
Thế nhưng lần này có nhiều sự khác biệt lớn.
Trước hết, Pakistan mới triển khai lực lượng vũ trang mạnh tại các khu vực bộ tộc giáp ranh với biên giới Afghanistan, và có các trận chiến dữ dội với những dân quân nghi là của al-Qaeda tại đó.
Bộ trưởng Thông tin Pakistan cho biết thêm nhiều quân lính hiện đang được gửi đến tăng cường cho chiến dịch vẫn đang diễn ra tại khu vực này.
Chuyện này có thể là chỉ là để đảo lính, nhưng cũng có thể để chuẩn bị có nhiều hành động hơn nhằm chống lại các dân quân al-Qaeda và dân quân nước ngoài tại khu vực bộ tộc này.
Thêm vào đó, trước các chiến dịch này, Bộ Quốc phòng của Mỹ đã gửi tăng cường quân tới Afghanistan, bao gồm các lực lượng đặc nhiệm và nhiều hệ thống do thám bằng không quân.
Giờ đây, họ lại quyết định gửi tới 2000 lính thuỷ quân lục chiến, đang trên tàu từ vùng Vịnh tới Afghanistan.
Phát ngôn viên quân đội Mỹ tại Kabul nói: "Sứ mệnh mới của 2000 lính thuỷ quân lục chiến của đơn vị viễn chinh 22 là tham gia trong cuộc truy tìm các thành phần Taleban và al-Qaeda".
"Chúng tôi tìm kiếm những người lãnh đạo của Taleban tại cả vùng biên giới và cả ở tỉnh Urtigan, tại trung tâm nước này; và tìm kiếm al-Qaeda".
"Chúng tôi không rõ họ đã di chuyển đi đâu, thế nhưng cùng với lực lượng Pakistan, chúng tôi sẽ có các hành động phối hợp tại cả hai phía của biên giới".
Chiến lược và al-Qaeda
Như vậy, có phải một chiến dịch phản công mạnh giờ đây đang được mở ra hay không?
Câu trả lời là cả có và không. Đây đúng là một chiến dịch lớn, kết hợp với những nỗ lực của các lực lượng vũ trang Pakistan đang triển khai tại miền nam Waziristan.
Thế nhưng đây không phải là cú hích cuối cùng chống lực lượng al-Qaeda, và cũng không phải sứ mạng bắt sống cho bằng được Osama bin Laden.
Nó kết hợp với các chiến dịch vừa chống khủng bố, vừa để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới tại Afghanistan, nhằm giúp cho bầu cử tại đây.
Còn về chiến dịch của Pakistan, tuần trước, người ta cho là nhân vật thứ hai của mạng lưới al-Qaeda, Ayaman Al-Zawahiri, có thể nằm trong số những dân quân tại khu vực này.
Nếu ông ta có mặt tại đó thì rõ ràng, cuốn băng mà đài truyền hình Arab, Al-Jazeera, mới phát đi cho thấy ông ta giờ đây không còn ở đó nữa.
Trong cuộn băng này, ông ta cáo buộc Tổng thống Musharraf đã đưa ra chiến dịch quân sự tại khu vực các bộ tộc để chiều lòng Mỹ.
Ông ta kêu ông Musharraf là một kẻ phản bội, và thúc giục những người Hồi giáo phải lật đổ ông Musharraf cùng chính phủ của mình, coi đó là một nghĩa vụ Hồi giáo.
Hoa Kỳ giờ đây đang tìm cách xác minh liệu cuốn băng đó có thật là giọng của al-Zawahiri hay không. (BBC)
Mục đích của hành động này là tăng cường sức ép đối với các thành phần al-Qaeda và Taleban còn lại.
Về phần mình, Pakistan cũng tăng cường thêm quân tới các khu vực bộ tộc giáp với biên giới Afghanistan.
Quân đội Pakistan đã tham gia vào một chiến dịch trên qui mô lớn nhằm tấn công các dân quân al-Qaeda và những người thuộc các bộ tộc được cho là bảo vệ họ.
Tăng cường
Chỉ hai tuần trước, Bộ tư lệnh Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch phản công mới tại Afghanistan, với cái tên chiến dịch Bão Núi.
Giống như nhiều chiến dịch khác, nó là để tiêu diệt những thành phần al-Qaeda và Taleban còn sót lại.
Thế nhưng lần này có nhiều sự khác biệt lớn.
Trước hết, Pakistan mới triển khai lực lượng vũ trang mạnh tại các khu vực bộ tộc giáp ranh với biên giới Afghanistan, và có các trận chiến dữ dội với những dân quân nghi là của al-Qaeda tại đó.
Bộ trưởng Thông tin Pakistan cho biết thêm nhiều quân lính hiện đang được gửi đến tăng cường cho chiến dịch vẫn đang diễn ra tại khu vực này.
Chuyện này có thể là chỉ là để đảo lính, nhưng cũng có thể để chuẩn bị có nhiều hành động hơn nhằm chống lại các dân quân al-Qaeda và dân quân nước ngoài tại khu vực bộ tộc này.
Thêm vào đó, trước các chiến dịch này, Bộ Quốc phòng của Mỹ đã gửi tăng cường quân tới Afghanistan, bao gồm các lực lượng đặc nhiệm và nhiều hệ thống do thám bằng không quân.
Giờ đây, họ lại quyết định gửi tới 2000 lính thuỷ quân lục chiến, đang trên tàu từ vùng Vịnh tới Afghanistan.
Phát ngôn viên quân đội Mỹ tại Kabul nói: "Sứ mệnh mới của 2000 lính thuỷ quân lục chiến của đơn vị viễn chinh 22 là tham gia trong cuộc truy tìm các thành phần Taleban và al-Qaeda".
"Chúng tôi tìm kiếm những người lãnh đạo của Taleban tại cả vùng biên giới và cả ở tỉnh Urtigan, tại trung tâm nước này; và tìm kiếm al-Qaeda".
"Chúng tôi không rõ họ đã di chuyển đi đâu, thế nhưng cùng với lực lượng Pakistan, chúng tôi sẽ có các hành động phối hợp tại cả hai phía của biên giới".
Chiến lược và al-Qaeda
Như vậy, có phải một chiến dịch phản công mạnh giờ đây đang được mở ra hay không?
Câu trả lời là cả có và không. Đây đúng là một chiến dịch lớn, kết hợp với những nỗ lực của các lực lượng vũ trang Pakistan đang triển khai tại miền nam Waziristan.
Thế nhưng đây không phải là cú hích cuối cùng chống lực lượng al-Qaeda, và cũng không phải sứ mạng bắt sống cho bằng được Osama bin Laden.
Nó kết hợp với các chiến dịch vừa chống khủng bố, vừa để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới tại Afghanistan, nhằm giúp cho bầu cử tại đây.
Còn về chiến dịch của Pakistan, tuần trước, người ta cho là nhân vật thứ hai của mạng lưới al-Qaeda, Ayaman Al-Zawahiri, có thể nằm trong số những dân quân tại khu vực này.
Nếu ông ta có mặt tại đó thì rõ ràng, cuốn băng mà đài truyền hình Arab, Al-Jazeera, mới phát đi cho thấy ông ta giờ đây không còn ở đó nữa.
Trong cuộn băng này, ông ta cáo buộc Tổng thống Musharraf đã đưa ra chiến dịch quân sự tại khu vực các bộ tộc để chiều lòng Mỹ.
Ông ta kêu ông Musharraf là một kẻ phản bội, và thúc giục những người Hồi giáo phải lật đổ ông Musharraf cùng chính phủ của mình, coi đó là một nghĩa vụ Hồi giáo.
Hoa Kỳ giờ đây đang tìm cách xác minh liệu cuốn băng đó có thật là giọng của al-Zawahiri hay không. (BBC)